Soạn bài Ôn tập cuối năm (trang 116) Bài 19 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2

Soạn bài Ôn tập cuối năm sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi từ Tiết 1 đến Tiết 7 trang 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 19: Ôn tập cuối năm để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:

Ôn tập cuối năm -  Tiết 1

Câu 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng: Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, đoạn thơ khoảng 75 – 80 tiếng hoặc đọc thuộc lòng một đoạn thơ (bài thơ) đã học.

Trả lời:

Em đọc bài thơ, đoạn văn đã chọn.

Câu 2: Tìm từ có nghĩa giống mỗi từ dưới đây. Đặt câu với một từ em tìm được.

a) đất nước

b) yêu dấu

c) chăm chỉ

Trả lời:

a) đất nước: tổ quốc, non sông.

Tổ quốc Việt Nam cong cong hình chữ S.

b) yêu dấu: yêu mến, yêu thương, quý mến, thân mến.

Ai trong chúng ta đều dành một tình yêu thương đặc biệt dành cho đất nước.

c) chăm chỉ: cần cù, cần mẫn.

Chú kiến cần mẫn tha mồi về tổ.

Ôn tập cuối năm - Tiết 2

Câu 1: Đọc và làm bài tập:

Tết Bun-pi-may

Bun-pi-may là Tết năm mới của người Lào. Đến Lào vào dịp Tết, bạn sẽ được té nước cầu may. Người Lào cho rằng nước gột rửa hết mọi ưu phiền, bệnh tật và đem đến một năm mới mạnh khỏe, an lành và hạnh phúc. Vì vậy, trong những ngày Tết, ai được té nước nhiều sẽ gặp nhiều may mắn.

Ngoài tục lệ té nước, người Lào còn có tục lệ buộc chỉ cổ tay. Người ta buộc những sợi chỉ màu lên cổ tay khách và chúc người được buộc chỉ mạnh khỏe, hạnh phúc.

Dù là buộc chỉ cổ tay hay té nước, người Lào không cầu phúc cho mình mà chỉ cầu cho người khác. Bởi theo họ, khi làm điều tốt lành cho người khác thì điều tốt lành ấy cũng sẽ đến với mình.

Theo tạp chí Thời Đại

Câu 2: Đọc hiểu:

1) Tết năm mới của người Lào được gọi là gì?

2) Vì sao người dân Lào có tục lệ té nước cho nhau vào đầu năm mới?

3) Người dân Lào buộc chỉ cổ tay cho khách để làm gì?

4) Các tục lệ té nước, buộc chỉ cổ tay thể hiện đức tính gì của người dân Lào? Chọn ý đúng:

a) Nhân hậu

b) Cần cù

c) Dũng cảm

5) Chọn dấu câu thích hợp vào ô trống: dấu chấm hay dấu phẩy?

Tết Bun-pi-may diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hằng năm, khi bầu trời xanh cao, các dòng sông lớn dồi dào nước tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc_ người dân đón Tết trong ba ngày_ ngày đầu, người ta quét dọn nhà cửa_ chuẩn bị nước thơm và hoa. Ngày thứ hai là giao thời giữa năm cũ và năm mới_ hội bắt đầu vào ngày cuối với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi.

Theo tạp chí Thời Đại

Trả lời:

1) Tết năm mới của người Lào được gọi là Bun-pi-may.

2) Người dân Lào có tục lệ té nước cho nhau vào đầu năm mới để cầu may. Người Lào cho rằng nước gột rửa hết mọi ưu phiền, bệnh tật và đem đến một năm mới mạnh khỏe, an lành và hạnh phúc.

3) Người dân Lào buộc buộc những sợi chỉ màu lên cổ tay khách và chúc người được buộc chỉ mạnh khỏe, hạnh phúc.

4) a) Nhân hậu

5) Tết Bun-pi-may diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch hằng năm, khi bầu trời xanh cao, các dòng sông lớn dồi dào nước tượng trưng cho một năm mới nhiều lộc. Người dân đón Tết trong ba ngày. Ngày đầu, người ta quét dọn nhà cửa, chuẩn bị nước thơm và hoa. Ngày thứ hai là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Hội bắt đầu vào ngày cuối với nhiều hoạt động tưng bừng khắp nơi.

Theo tạp chí Thời Đại

Ôn tập cuối năm - Tiết 3

1. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

2. Viết đoạn văn kể về một hoạt động em đã được tham gia hoặc chứng kiến (hoạt động học tập hoặc lao động, thể thao, nghệ thuật,...).

Trả lời:

Sáng nay, em đã được đến xem buổi biểu diễn văn nghệ chào xuân của trường. Sân khấu được trang trí rất đẹp với những mô hình hoa đào, hoa mai, bánh chưng, câu đối đỏ. Không chỉ thầy cô, học sinh trong trường mà cả người dân xung quanh đó đều đến xem cùng. Những tiết mục cây nhà lá vườn do các bạn và thầy cô biểu diễn rất hay và sôi động. Em ở dưới sân xem mà cứ vỗ tay mãi thôi.

Ôn tập cuối năm - Tiết 4

Câu 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

Câu 2: Nghe – viết

Rừng xuân

Trời xuân chỉ hơi lạnh, vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh với nhiều sắc độ khác nhau. Nhưng giữa đám lá xanh vẫn rớt lại những đốm là già đỏ như hồng ngọc. Ở phía xa, những chùm hoa chói chang như những ngọn lửa thắp sáng một vùng.

Theo NGÔ QUÂN MIỆN

Ôn tập cuối năm - Tiết 5

Câu 1: Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng.

Câu 2: Nghe và nói lại thông tin sau:

MÚA SẠP

Theo sách Tiếng Anh 3 (Celebrate 3)

a) Bài viết kể về điệu múa ở nước nào?

b) Người ta sử dụng hai cây sào tre trong điệu múa sạp như thế nào?

c) Người múa phải nhảy giữa hai cây sào tre như thế nào?

d) Theo truyền thuyết, điệu múa này bắt nguồn từ đâu?

e) Kể tên một số điệu múa ở nước ta mà em biết.

Trả lời:

Em lắng nghe cô giáo đọc thông tin và chủ động hoàn thành bài tập.

Câu 3: Chọn dấu câu phù hợp với ô trống:

Đường vô xứ Nghệ

_Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ_

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Giữa khung cảnh vẫn _non xanh nước biếc_ như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng mơn mởn, những chiếc cầu sắt duyên dáng, những mái trường tươi roi rói,...

Theo HOÀI THANH – THANH TỊNH

Trả lời:

Đường vô xứ Nghệ

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Câu hát của người xưa cứ ngân nga trong tâm trí chúng tôi trên con đường về quê Bác. Giữa khung cảnh vẫn “non xanh nước biếc” như xưa, chúng tôi mải mê nhìn những cánh đồng mơn mởn, những chiếc cầu sắt duyên dáng, những mái trường tươi roi rói,...

Theo HOÀI THANH – THANH TỊNH

Ôn tập cuối năm - Tiết 6

Câu 1: Đọc và làm bài tập:

Cửa sổ

Cửa sổ là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời bão mưa

Cửa sổ còn biết làm thơ
Tiếng chim cùng ánh nắng ùa vào em
Tắt đèn, cửa mở ban đêm
Trời cao thành bức tranh riêng treo tường
Cho em màu sắc, hương thơm
Nhận về nắng gió bất thường ngày đêm.

Cửa là đôi cánh đầu tiên
Mở ra đất nước, thiên nhiên, con người.

PHAN THỊ THANH NHÀN

Cửa sổ

Câu 2: Đọc hiểu:

1) Điền vào bảng sau những từ ngữ thích hợp thể hiện 2 hình ảnh so sánh ở 4 dòng thơ đầu:

 Điền vào bảng

2) Chọn câu trả lời đúng:

a) Vì sao tác giả bài thơ viết: “Cửa sổ còn biết làm thơ”?

  • Vì cửa sổ biết nhìn ra trời rộng, sông dài.
  • Vì cửa sổ biết che chắn bão mưa cho người.
  • Vì qua cửa sổ, em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

b) Em hiểu “bức tranh riêng treo tường” ở dòng thơ 8 là gì?

  • Là bức tranh vẽ bầu trời đêm treo trên tường.
  • Là bầu trời đêm hiện ra trong khung cửa sổ.
  • Là ánh nắng sớm ùa vào, đẹp như tranh.

c) Em hiểu hai dòng thơ cuối khổ thơ 1 như thế nào?

  • Mỗi dòng thơ đúc kết một ý đã được nói ở những dòng thơ trước đó.
  • Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ đã đưa thiên nhiên tươi đẹp đến với em.
  • Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ luôn che chắn nắng gió, bão mưa cho người.

3) Dựa theo gợi ý từ 2 dòng thơ cuối bài, hãy viết tiếp 1 trong 2 câu sau:

a) Hai cánh cửa sổ là đôi mắt...

b) Hai cánh cửa sổ là đôi cánh...

Trả lời:

1) Điền như sau:

Sự vật 1Từ so sánhSự vật 2
Cửa sổmắt của nhà
Cửa sổbạn của người

2) a) Vì qua cửa sổ, em cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

b) Là bầu trời đêm hiện ra trong khung cửa sổ.

c) Cả hai dòng thơ đều khen cửa sổ luôn che chắn nắng gió, bão mưa cho người.

3) a) Hai cánh cửa sổ là đôi mắt để em có thể nhìn thấy thiên nhiên tươi đẹp.

b) Hai cánh cửa sổ là đôi cánh đưa em đến với những cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước, con người.

Ôn tập cuối năm - Tiết 7

Chọn 1 trong 2 đề sau:

1. Viết đoạn văn tả chiếc cửa sổ nhà em.

2. Viết đoạn văn kể về một sinh hoạt trong gia đình em (bữa cơm gia đình hoặc nghe ông bà kể chuyện, chăm sóc cây xanh, lau dọn nhà cửa,...).

Trả lời:

1. Phòng em có một khung cửa sổ. Cửa sổ có hình chữ nhật, được sơn màu trắng tinh khôi. Mỗi ngày khi ngủ dậy, việc đầu tiên em làm là xuống giường và mở cửa sổ. Bên ngoài cửa sổ có cây hoa phượng vỹ rất đẹp. Chim chóc thường xuyên bay đến đậu trên cây, thi nhau ca hát. Vì thế em rất thích mở cửa sổ để có thể ngắm nhìn cây phượng vỹ. Từ cửa sổ nhìn ra ngoài, nó trông như một bức tranh mùa hè rực rỡ. Em rất thích chiếc cửa sổ của phòng em.

2. Bữa cơm tối của gia đình em là bữa cơm đông vui nhất. Mẹ đi làm đã về. Bố ở nhà làm vườn cũng đã xong. Ba chị em cũng đã đi học về.

Chị em lo nấu nướng. Em chuẩn bị mâm bát. Đũa ăn cơm tuy chỉ là đũa tre, nhưng hôm nào chị cũng nhắc em phải lau thật sạch, thật cẩn thận từng đôi, không được làm qua loa. Mâm, bát đũa đã đặt lên bàn. Một nồi cơm đầy, cơm gạo quê giống lúa mới dẻo thơm, toả khói. Chị em bày đĩa rau xào lên mâm, một đĩa rau thật to và đẹp mắt. Trên mâm còn có một đĩa cá kho và một bát canh rau ngót. Đĩa cà muối mặn thì không bữa nào vắng mặt trên chiếc mâm nhôm. Năm bát cơm đầy toả khói nghi ngút. Bố em bảo: “Ăn chắc, mặc bền. Cơm phải xới thật đầy!”. Bố và mẹ nói đủ thứ chuyện trong bữa ăn. Ăn xong, em đứng dậy mang ấm nước vối ra. Bữa cơm thường của nhà em như thế đó. Bình dị, ấm cúng và vui.

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm