Soạn bài Hội đua ghe ngo (trang 51) Bài 14: Anh em một nhà - Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều Tập 2
Soạn bài Hội đua ghe ngo sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập về câu hỏi Để làm gì?, nghe viết Hội đua ghe ngo, phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã, trao đổi Em đọc sách báo trang 51, 52, 53, 54 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 3: Hội đua ghe ngo - Bài 14: Anh em một nhà của chủ đề Đất nước để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn bài Hội đua ghe ngo sách Cánh diều
Soạn bài phần Đọc: Hội đua ghe ngo
Đọc hiểu
Câu 1: Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp nào?
Trả lời:
Hội đua ghe ngo diễn ra vào dịp lễ hội Cúng Trăng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm.
Câu 2: Những chiếc ghe ngo có gì đặc biệt?
Trả lời:
Những chiếc ghe ngo được làm từ gỗ cây sao, dài từ 10 mét trở lên, chứa được từ 20 đến 40 tay chèo. Ghe được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên dòng sông. Mũi và đuôi ghe cong vút, tạo hình rắn thần. Thân ghe vẽ hoa văn và sơn màu sặc sỡ.
Câu 3: Vì sao trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn?
Trả lời:
Ghe được cất giữ ở chùa, mỗi năm chỉ được hạ thủy một lần vào dịp hội nên trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn để quen nhịp.
Câu 4: Cuộc đua ghe ngo diễn ra sôi động như thế nào?
Trả lời:
Cuộc đua ghe ngo diễn ra rất sôi động. Những mái chèo đưa nhanh thoăn thoắt, đều tăm tắp, đẩy chiếc ghe lướt nhanh trên sông. Tiếng trống hội, tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả một vùng sông nước.
Luyện tập
Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong mỗi câu dưới đây:
a) Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Cúng Trăng để tỏ lòng biết ơn đối với Thần Mặt Trăng.
b) Ghe ngo được chà nhẵn bóng để lướt nhanh trên dòng sông.
Trả lời:
a) Đồng bào Khmer tổ chức lễ hội Cúng Trăng để làm gì?
b) Ghe ngo được chà nhẵn bóng để làm gì?
Câu 2: Sử dụng một câu hỏi Để làm gì?, hỏi đáp với bạn theo nội dung các câu sau:
a) Một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để chỉ huy các tay đua.
b) Một người đứng giữa ghe để giữ nhịp cho các tay đua chèo thật đều.
c) Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn cho quen.
Trả lời:
a) Người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi ghe để làm gì?
b) Cần một người đứng giữa ghe để làm gì?
c) Trước ngày hội, các tay đua phải tập chèo theo nhịp trên cạn để làm gì?
Soạn bài phần Viết: Nghe - Viết Hội đua ghe ngo
Câu 1: Nghe – viết: Hội đua ghe ngo (từ “Vào cuộc đua” đến hết)
Trả lời:
Vào cuộc đua, mỗi ghe có một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi chỉ huy và một người đứng giữa ghe giữ nhịp. Theo hiệu lệnh, những mái chèo đưa nhanh thoăn thoắt, đều tăm tắp, đẩy chiếc ghe lướt nhanh trên sông. Tiếng trống hội, tiếng hò reo cổ vũ vang dội cả một vùng sông nước.
Câu 2: Chọn chữ và dấu thanh phù hợp:
a) Chữ r, d hay gi?
Đây con sông xuôi _òng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn _ừa _ó đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
Đây con sông như _òng sữa mẹ
Nước về xanh _uộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
HOÀI VŨ
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Dòng suối nho trôi nhanh,
Chơ niềm vui đi mai
Cây nêu vừa dựng lại
Duyên dáng khoe sắc màu.
Sân rộng, còn vút cao,
Tiếng cười vang khắp ban
Đu quay tròn, loáng thoáng
Các em mừng, vây tay.
NGUYỄN LONG
Trả lời:
a) Chữ r, d hay gi?
Đây con sông xuôi dòng nước chảy
Bốn mùa soi từng mảnh mây trời
Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy
Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi.
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
HOÀI VŨ
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Dòng suối nhỏ trôi nhanh,
Chờ niềm vui đi mãi
Cây nêu vừa dựng lại
Duyên dáng khoe sắc màu.
Sân rộng, còn vút cao,
Tiếng cười vang khắp bản
Đu quay tròn, loáng thoáng
Các em mừng, vẫy tay.
NGUYỄN LONG
Câu 3: Giúp chú kiến tha bánh về đúng chỗ:
a) r, d hay gi?
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Trả lời:
a) r, d hay gi?
- để dành
- giành lấy
- rành mạch
- tham gia
- giày da
- đi ra
b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
- vui vẻ
- học vẽ
- cơn bão
- dạy bảo
- nóng nảy
- lúc nãy
Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
Câu 1: b) Dấu hỏi hay dấu ngã?
Mẫu:
Bảo tàng Dân tộc học
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm ở một quận phía tây Thủ đô Hà Nội. Tòa nhà chính của bảo tàng giống như một chiếc trống đồng khổng lổ.
Bảo tàng là nơi trưng bày những hiện vật và hình ảnh tiêu biểu về 54 dân tộc anh em trên đất nước ta. Đến đây, có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày: con dao, chiếc gùi, ống sáo, cây đàn,... Đây là căn nhà sàn của người Thái thấp thoáng những cô gái ngồi bên khung dệt thổ cẩm. Kia là mô hình nhà rộng bên những bộ cồng chiêng, giáo mác cổ kính,...
Ngồi trong bảo tàng, có thể xem những cuốn phim về lễ hội Ka-tê của người Chăm, cảnh chơi xuân của người Mông hay hội cồng chiêng của người Mường,... Khách tham quan còn được hướng dẫn làm bánh, làm đèn Trung thu, lội suối bắt cá,...
Đi khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Theo HƯƠNG THỦY
Trả lời:
Em tìm đọc các bài văn, bài thơ về các dân tộc Việt Nam như: Ê-đê, Chu Ru, Mường, Tày, Chăm,...
Câu 2: Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.
Gợi ý:
- Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó? Vì sao?
- Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?
Trả lời:
Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.