KHTN 9 Bài 16: Dãy hoạt động hóa học Giải KHTN 9 Cánh diều trang 83, 84, 85
Giải bài tập KHTN 9 Bài 16: Dãy hoạt động hóa học giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều trang 83, 84, 85.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Bài 16 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 16 Chủ đề 6: Kim loại - Phần 2: Chất và sự biến đổi của chất cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN Lớp 9 Bài 16: Dãy hoạt động hóa học
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 16 - Câu hỏi thảo luận
Câu 1
Kim loại magnesium có phản ứng được với dung dịch muối copper (II) nitrate không? Giải thích.
Trả lời:
Kim loại magnesium có phản ứng được với dung dịch muối copper(II) nitrate. Do magnesium (Mg) hoạt động hoá học mạnh hơn đồng (copper, Cu) nên đẩy được Cu ra khỏi muối.
Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu
Câu 2
Calcium phản ứng với nước, vàng không phản ứng với nước. Vậy kim loại nào có mức độ hoạt động hoá học mạnh hơn?
Trả lời:
Calcium phản ứng với nước, vàng không phản ứng với nước. Vậy kim loại calcium hoạt động mạnh hơn kim loại vàng.
Giải Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều Bài 16 - Luyện tập
Luyện tập 1
Các phản ứng dưới đây có xảy ra không? Nếu có hãy hoàn thành phương trình hoá học của phản ứng đó.
a) Fe + HCl →
b) Cu + HCl →
Trả lời:
Chỉ có phản ứng (a) xảy ra.
Phương trình hoá học:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Luyện tập 2
Mức độ phản ứng của kim loại với dung dịch H2SO4 loãng tương tự như với dung dịch HCl.
a) Trong hai kim loại Mg và Cu, kim loại nào phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Trả lời:
a) Trong hai kim loại Mg và Cu, chỉ có kim loại Mg phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng.
b) Phương trình hoá học:
Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2
Luyện tập 3
Từ các thí nghiệm 1, 2 và 3, hãy sắp xếp các kim loại Mg, Fe, Cu, Ag, Na thành dãy theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học.
Trả lời:
Thí nghiệm 1 cho thấy: Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.
Thí nghiệm 2 cho thấy mức độ hoạt động của các kim loại giảm dần theo thứ tự: Mg, Fe, Cu.
Thí nghiệm 3 cho thấy: Na hoạt động hoá học mạnh hơn Mg.
Vậy sắp xếp các kim loại theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hoá học là: Na, Mg, Fe, Cu, Ag.
Luyện tập 4
Dựa vào dãy hoạt động hóa học, hoàn thành các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất dưới đây (nếu có):
a) Zn và dung dịch HCl.
b) Zn và dung dịch MgSO4.
c) Zn và dung dịch CuSO4.
d) Zn và dung dịch FeCl2.
Trả lời:
a) Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2;
b) Zn + MgSO4 → không phản ứng;
c) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu;
d) Zn + FeCl2 → ZnCl2 + Fe.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
-
Dẫn chứng về Cho và nhận - Ví dụ về Cho và Nhận trong cuộc sống
-
Soạn bài Bức tranh của em gái tôi - Cánh Diều 6
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố
-
Bài thu hoạch tập huấn tổ chức dạy học trực tuyến cho giáo viên THCS
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 trường Tiểu học An Thạnh năm học 2016 - 2017
-
Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về sự cao thượng (5 Mẫu)
-
Viết thư điện tử cho giáo viên để nộp bài tập về nhà
-
Cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025 - Tất cả các môn
Mới nhất trong tuần
-
Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
50.000+ -
Bộ đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học lớp 9 cấp tỉnh (Có đáp án)
100.000+ 2 -
Phân biệt nguyên phân và giảm phân
50.000+ -
Phân biệt thường biến và đột biến
50.000+ -
KHTN 9 Bài 40: Di truyền học người
1.000+ -
KHTN 9 Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
1.000+ -
KHTN 9 Bài 38: Quy luật di truyền của Mendel
1.000+ -
KHTN 9 Bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể
1.000+ -
KHTN 9 Bài 36: Nguyên phân và giảm phân
1.000+ -
KHTN 9 Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể
5.000+