KHTN Lớp 6 Bài 37: Thực hành: Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 133
Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 37: Thực hành quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên giúp các em học sinh lớp 6 viết báo cáo thực hành trang 133, 134 trong SGK Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 37 Chương VII: Đa dạng thế giới sống. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải KHTN 6 Bài 37: Thực hành Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
Báo cáo thực hành Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
I. Chuẩn bị
1. Địa điểm
Địa điểm đa dạng về môi trường sống, có độ đa dạng sinh học cao và đảm bảo an toàn: vườn cây, vườn thực nghiệm, công viên, vườn thú,…
2. Dụng cụ
- Ống nhòm, kính lúp, máy ảnh.
- Vở, bút ghi chép.
- Tài liệu nhận diện nhanh các động vật ngoài thiên nhiên.
3. Yêu cầu
- Tuân thủ các quy định an toàn và hướng dẫn của giáo viên. Nghiêm túc hoàn thành bài thu hoạch.
- Ghi chép lại các thông tin quan sát được.
II. Cách tiến hành
- Bước 1: Quan sát động vật ở các khu vực khác nhau.
Tiến hành quan sát, chụp ảnh, ghi chép tên các loài động vật và môi trường sống.
- Bước 2: Quan sát màu sắc, hình dạng, đặc điểm đặc trưng của các loài động vật bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.
- Bước 3: Quan sát sự di chuyển của các loài động vật
- Cách thức di chuyển: đi, chạy, bơi, nhảy,…
- Cơ quan di chuyển: chân, cánh, vây,…
III. Thu hoạch
Câu 1: Hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau:
STT | Tên động vật quan sát được | Môi trường sống | Đặc điểm |
1 | Tôm | Dưới nước | Chân phân đốt |
2 | ? | ? | ? |
3 | ? | ? | ? |
4 | ? | ? | ? |
.... | ? | ? | ? |
Trả lời:
STT | Tên động vật quan sát được | Môi trường sống | Đặc điểm |
1 | Tôm | Dưới nước | Chân phân đốt, khớp động với nhau |
2 | Mèo | Trên cạn | Có lông mao bao phủ, có vú, đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ |
3 | Chim bồ câu | Trên cạn | Có lông vũ bao phủ, chi trước biến thành cánh, đẻ trứng |
4 | Ếch đồng | Nơi ẩm ướt | Da ẩm ướt, hô hấp bằng da và phổi |
5 | Cá chép | Dưới nước | Có các đôi vây, hô bấp bằng mang |
Câu 2: Trả lời câu hỏi:
a) Trong khu vực quan sát, nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được.
b) Nêu tên các loài động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được.
c) Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu sắc của môi trường hoặc có hình dạng giống với động vật nào đó trong môi trường (hình 37.2). Hãy kể tên các động vật giống với những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, đặc điểm này có lợi gì cho động vật?
Trả lời:
a)
- Nhóm động vật gặp nhiều nhất: côn trùng
- Nhóm động vật gặp ít nhất: ruột khoang
- Nhận xét các động vật quan sát được:
Tên động vật | Hình dạng | Kích thước | Cơ quan di chuyển | Cách di chuyển |
Chim bồ câu | Thân hình thoi | Khoảng 500g | Cánh, chân | Bay và đi bộ |
Châu chấu | Thân hình trụ | Khoảng 3 – 5g | Cánh, chân | Bay, bò, nhảy |
Sâu | Thân hình trụ | Khoảng 1 – 2g | Cơ thể | Bò |
b) Vai trò của các loại động vật đã quan sát:
- Có ích: Chim bắt sâu hại cây
- Có hại: Sâu và châu chấu ăn lá cây
c) Tên các động vật có tính ngụy trang và đặc điểm của chúng:
Tên động vật | Đặc điểm |
Sâu bướm | Thân có màu xanh giống màu lá |
Bọ que | Cơ thể màu nâu nhạt, mảnh và dài giống cành cây |
Châu chấu | Thân có màu xanh giống màu lá |
Những đặc điểm kể trên giúp động vật có thể ngụy trang, tránh khỏi nguy hiểm từ các vật săn mồi.
Câu 3: Chia sẻ những hình ảnh về động vật mà em đã chụp được trong quá trình quan sát hoặc vẽ lại một loài mà em đã quan sát được.
Trả lời:
Giải SBT KHTN 6 Bài 37: Thực hành Quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên
Bài 37.1: Em quan sát sinh vật ở địa điểm nào?
Lời giải:
☑ Vườn thực nghiệm trong trường
☐ Thảo cầm viên
☐ Vườn cây
☐ Vườn quốc gia
Địa điểm khác: ....................
Bài 37.2: Lựa chọn dụng cụ phù hợp khi quan sát các đối tượng sau:
a) Quan sát các loài ở xa.
b) Quan sát hình dạng, cấu tạo của các loài kích thước nhỏ (kiến, muỗi).
Lời giải:
a) Sử dụng ống nhòm.
b) Sử dụng kính lúp.
Bài 37.3: Cho tập hợp các sinh vật sau: vịt cỏ, chim bồ câu, châu chấu, báo, hươu, cá rô, giun đất, dơi, bướm. Hãy nêu hình thức di chuyển của các loài trên. Có thể bổ sung các loài khác em quan sát được cùng hình thức di chuyển của chúng.
Lời giải:
Loài | Hình thức di chuyển |
Vịt cỏ | Đi, chạy, bơi |
Chim bồ câu | Đi, bay |
Châu chấu | Bay, nhảy, bò |
Báo | Đi, chạy |
Hươu | Đi, chạy |
Cá rô | Bơi |
Giun đất | Bò |
Dơi | Bay |
Bướm | Bay |
Bài 37.4: Em hãy nhận xét về độ đa dạng động vật tại nơi em quan sát.
Lời giải:
Nơi em quan sát có độ đang dạng khá phong phú, có nhiều đại diện của các ngành động vật như: chân khớp, chim, cá, lưỡng cư, động vật có vú, bò sát,…