Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 2 sách Cánh diều Phân phối chương trình môn Âm nhạc lớp 2 năm 2022 - 2023
Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc 2 sách Cánh diều giúp các thầy cô tham khảo để xây dựng kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc cho 35 tuần của năm học 2022 - 2023 phù hợp với trường mình.
Với kế hoạch dạy học này, thầy cô dễ dàng phân bổ số tiết, lên kế hoạch soạn giáo án môn Âm nhạc 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm kế hoạch dạy học lớp 2 các môn của bộ sách Cánh diều. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Kế hoạch dạy học môn Âm nhạc lớp 2 sách Cánh diều
Tuần, tháng | Chương trình và sách giáo khoa | Nội dung điều chỉnh, bổ sung | Nội dung điều chỉnh, bổ sung (nếu có) |
Ghi chú | ||
Chủ đề/ mạch ND | Tên bài học | Tiết học/thời lượng | ||||
Tuần: 1 Tháng: 9 |
- Chủ đề 1: Quê hương | - Hát: Ngày mùa vui - Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát Ngày mùa vui | - Biết thêm một làn điệu dân ca của đồng bào Thái (Tây Bắc) được đặt lời mới có tiêu đề là bài Ngày mùa vui - Bước đầu hát đúng giai điệu bài Ngày mùa vui. Nêu được tên bài hát và tên tác giả. - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản hoặc trò chơi. | |||
Tuần: 2 Tháng: 9 | - Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui - Nghe nhạc: Đi học | - Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. - Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định. Gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát. - Biết lắng nghe cảm nhận bài hát và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát: Đi học. - Nêu được tên bài hát khi nghe nhạc. Hát lại câu em thích. | ||||
Tuần: 3 Tháng: 9 | - Đọc nhạc - Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ: Sáo trúc | - Đọc được các mẫu âm với nhịp điệu vừa phải với kí hiệu bàn tay. - Biết đọc nhạc và vận dụng gõ đệm theo nhịp. - Nêu được tên của nhạc cụ được học. - Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn. | ||||
Tuần: 4 Tháng: 9 | - Nhạc cụ - Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao - thấp theo sơ đồ | - Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. - Ứng dụng vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát Ngày mùa vui - Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp theo sơ đồ. | ||||
Tuần: 5 Tháng: 10 | - Chủ đề 2: Biết ơn thầy cô giáo | - Hát: Em thương thầy mến cô - Vận dụng - Sáng tạo: Vận động theo tiếng trống | - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Em thương thầy mến cô. - Hình thành cho các em một số kĩ năng hát (lấy hơi, rõ lời, đồng đều) - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo hình nhịp theo tiếng trống. - Yêu thích môn âm nhạc. Kể được tên các bài hát về thày cô mà em biết. | |||
Tuần:6 Tháng: 10 | - Ôn tập bài hát: Em thương thầy mến cô - Nghe nhạc: Lời cô | - Hát với giọng hát tự nhiên, tư thế phù hợp. - Hát rõ lời và thuộc lời; duy trì được tốc độ ổn định. - Biết lắng nghe, cảm nhận và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát: Lời cô. - Nêu được tên bài hát khi nghe nhạc. Hát lại được câu em thích. | ||||
Tuần: 7 Tháng: 10 | - Đọc nhạc - Vận dụng - Sáng tạo: Phân biệt âm thanh cao - thấp | - Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. - Đọc đúng cao độ trường độ bài nhạc theo kí hiệu bàn tay. - Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm. - Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp. | ||||
Tuần: 8 Tháng: 10 | - Nhạc cụ - Vận dụng - Sáng tạo: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ | - Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. - Ứng dụng vỗ tay đệm cho bài hát: Em thương thày mến cô. - Vận động theo tiếng trống, phân biệt được âm thanh cao – thấp. - Thể hiện được nhịp điệu bằng ngôn ngữ. | ||||
Tuần: 9 Tháng: 11 |
- Chủ đề 3: Đoàn kết | - Hát: Lớp chúng ta đoàn kết | - Nêu được tên bài hát và tác giả - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Lớp chúng ta đoàn kết. - Biết hát gõ đệm theo phách và vận động nhẹ nhàng. - Biết chăm ngoan nghe lời ông bà cha mẹ, thầy cô. | |||
Tuần: 10 Tháng: 11 | - Ôn tập bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết - Thường thức âm nhạc - Câu chuyện âm nhạc: Thần đồng âm nhạc | - Biết hát kết hợp với gõ đệm, hát kết hợp với vận động cơ thể. - Cảm nhận và thể hiện được bài hát với tính chất vui tươi, trong sáng với tốc độ hơi nhanh ở nhịp 2/4. - Nêu được tên các nhân vật yêu thích. - Kể được câu chuyện ngắn theo hình ảnh minh họa. - Bước đầu biết minh họa cho một số tình tiết của câu chuyện bằng âm thanh hoặc động tác theo hướng dẫn của giáo viên. | ||||
Tuần: 11 Tháng: 11 | - Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay với âm thanh to - nhỏ khác nhau - Nghe nhạc: Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ | - Biết lắng nghe, cảm nhận và vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát. - Nêu được tên bài, tên tác giả bài hát khi nghe nhạc. Cảm nhận tính chất vui tươi và biết vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài hát. | ||||
Tuần:12 Tháng: 11 | - Nhạc cụ - Vận dụng – Sáng tạo: Vận động theo tiếng đàn | - Biết biểu diễn với nhạc cụ gõ song loan để đệm theo tiết tấu và bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết. - Yêu thích các cụ dân tộc. - Vận dụng theo tiếng đàn và vỗ tay với âm thanh to – nhỏ khác nhau. | ||||
Tuần:13 Tháng: 12 | - Chủ đề 4: Mùa xuân | - Hát: Mùa xuân tươi xanh | - Bước đầu hát đúng giai điệu, lời ca bài hát: Mùa xuân tươi xanh. - Biết bài hát là của nhạc sĩ nào sáng tác - Hát được giai điệu và lời ca của bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. - Cảm nhận được tính chất vui tươi của bài hát. | |||
Tuần:14 Tháng: 12 | - Ôn tập bài hát: Mùa xuân tươi xanh - Vận dụng - Sáng tạo- Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát: Mùa xuân tươi xanh | - Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Mùa xuân tươi xanh. - Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách và vận dụng bộ gõ cơ thể. - Biết phối hợp nhịp nhàng khi thể hiện bài hát ở các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. - Vỗ tay theo cặp đệm cho bài hát: Mùa xuân tươi xanh. | ||||
Tuần:15 Tháng: 12 | - Đọc nhạc - Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ | - Nhớ tên các nốt trong bài đọc nhạc, đọc được cao độ và trường độ bài đọc nhạc với kí hiệu bàn tay. - Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm. - Mô phỏng được động tác chơi các nhạc cụ. | ||||
Tuần:16 Tháng: 12 | - Nhạc cụ - Vận dụng - Sáng tạo: Tìm những từ ẩn trong ô chữ | - Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. - Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà. - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. - Biết tìm những từ ẩn trong ô chữ | ||||
Tuần:17 Tháng: 1 | - Ôn tập: Nghe nhạc; Đọc nhạc; Hát: Ngày mùa vui, Em thương thầy mến cô | - Nhớ nội dung, tác giả 3 bài nghe nhạc - Nhớ lại 2 bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài. Thể hiện bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi… - Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát. - Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ. - Đọc bài đọc nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay/ vận động cơ thể theo ý thích - Biết lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. | ||||
Tuần:18 Tháng: 1 | - Ôn tập: Thường thức âm nhạc; Nhạc cụ; Hát: Lớp chúng ta đoàn kết, Mùa xuân tươi xanh | - Nhớ được tên nhạc cụ, tên nhân vật trong câu chuyện đã học. - Nhớ lại 2 bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài. - Thể hiện đúng bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi… - Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát. - Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ. - Biết Lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. | ||||
Tuần:19 Tháng: 1 |
- Chủ đề 5: Đồng dao | - Hát: Bắc kim thang | - HS biết bài hát Bắc kim thang – Dân ca Nam Bộ. - Biết vị trí vùng Nam Bộ trên bản đồ - Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát Bắc kim thang. - Hình thành cho các em một số kĩ năng hát (lấy hơi, rõ lời, đồng đều) - Biết hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo hình tiết tấu. - Giáo dục học sinh biết yêu các bài hát dân ca. - Yêu thích môn âm nhạc. | |||
Tuần: 20 Tháng: 1 | - Ôn tập bài hát: Bắc kim thang - Nghe nhạc: Cái bống | - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. - Cảm nhận được tình cảm của bài hát. - Biết lắng nghe, thể hiện cảm xúc được theo nội dung lời ca và tính chất thiết tha, nhịp nhàng của bài hát Cái bống. - Nêu được tên bài hát khi nghe nhạc. Hát lại được câu em thích. | ||||
Tuần: 21 Tháng: 2 | - Ôn tập bài hát: Bắc kim thang - Vận dụng - Sáng tạo: Phân biệt âm thanh dài - ngắn | - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động chơi trò chơi. - HS hát với giọng tự nhiên, tư thế phù hợp, hát đúng cao độ, trường độ, và rõ lời ca của bài hát. - Nghe cảm nhận, phân biệt và nhắc lại được câu hát với độ dài - ngắn khác nhau. | ||||
Tuần: 22 Tháng: 2 | - Nhạc cụ - Vận dụng - Sáng tạo: Nói theo tiết tấu riêng của mình | - Thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định - Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hài hoà. - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. - Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách. - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. | ||||
Tuần: 23 Tháng: 2 |
- Chủ đề 6: Em yêu âm nhạc | - Hát: Múa vui | - Bước đầu hát đúng giai điệu bài Múa vui. Nêu được tên bài hát và tên tác giả. - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản . | |||
Tuần: 24 Tháng: 3 | - Ôn tập bài hát: Múa vui - Thường thức âm nhạc - Tìm hiểu nhạc cụ: Đàn phím điện tử | - Thuộc lời bài hát - Biết thêm được 1 nhạc cụ là Đàn phím điện tử (biết về hình dáng, âm sắc của đàn). - Chú ý nghe và biểu hiện cảm xúc khi nghe tiếng đàn qua bài Múa vui . | ||||
Tuần: 25 Tháng: 3 | - Nghe nhạc: Cây cầu Luân-đôn - Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng động tác chơi các nhạc cụ | - Biết lắng nghe và thể hiện vận động cơ thể theo tính chất vui tươi, sinh động của tác phẩm Cây cầu Luân – đôn kết hợp chơi trò chơi; bước đầu biết cảm nhận tính chất âm nhạc và tưởng tượng ra hình ảnh Cây cầu Luân - đôn thông qua giai điệu và tiết tấu của tác phẩm. - Làm được động tác chơi các nhạc cụ | ||||
Tuần: 26 Tháng: 3 | - Đọc nhạc - Vận dụng - Sáng tạo: Thể hiện nhịp điệu bằng ngôn ngữ | - Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ các mẫu âm. - Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm. - Thể hiện được nhịp điệu bằng ngôn ngữ. - Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ. | ||||
Tuần: 27 Tháng: 3 |
- Chủ đề 7: Tình bạn | - Hát: Tình bạn - Vận dụng - Sáng tạo: Vận động theo tiếng đàn | - Bước đầu hát đúng giai điệu bài Tình bạn. Nêu được tên bài hát và tên tác giả. - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản . | |||
Tuần: 28 Tháng: 4 | - Ôn tập bài hát: Tình bạn - Nghe nhạc: Hái hoa bên rừng | - Thuộc lời bài hát, thể hiện được sắc thái bài hát. - Hát kết hợp nhạc cụ, bộ gõ cơ thể - Biết lắng nghe biết tưởng tượng khi nghe nhạc và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài: Hái hoa bên rừng. | ||||
Tuần: 29 Tháng: 4 | - Ôn tập bài hát: Tình bạn - Vận dụng - Sáng tạo: Vỗ tay với các nhịp độ khác nhau | - Biết hát một mình và hát cùng người khác, thể hiện đúng giai điệu và lời ca, diễn tả được sắc thái và tình cảm của bài hát. - Biết chia sẻ hiểu biết về âm nhạc với người khác; biết biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp. | ||||
Tuần: 30 Tháng: 4 | - Nhạc cụ - Vận dụng - Sáng tạo: Hát theo cách riêng của mình | - Biết chơi nhạc cụ một mình và cùng người khác, thể hiện đúng tiết tấu và giai điệu. - Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế, đúng cách. - Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. | ||||
Tuần: 31 Tháng: 4 |
- Chủ đề 8: Loài vật em yêu | - Hát: Chú ếch con - Vận dụng - Sáng tạo: Phân biệt âm thanh to - nhỏ | - Bước đầu hát đúng giai điệu bài Chú ếch con. Nêu được tên bài hát và tên tác giả. - Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca. - Biết hát kết hợp gõ đệm, vận động đơn giản. - Phân biệt âm thanh to - nhỏ khi hát | |||
Tuần: 32 Tháng: 5 | - Ôn tập bài hát: Chú ếch con - Đọc nhạc - Vận dụng - Sáng tạo: Mô phỏng âm thanh cao - thấp theo sơ đồ | - Hát đúng giai điệu, biểu diễn tự nhiên bài Chú ếch con. - Đọc nhạc đúng tên nốt, đúng cao độ và trường độ các mẫu âm. - Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm. - Cảm nhận và phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài – ngắn, to – nhỏ. | ||||
Tuần: 33 Tháng: 5 | - Nhạc cụ - Thường thức âm nhạc - Câu chuyện âm nhạc: Bài hát về chú voi con - Vận dụng - Sáng tạo: Tìm những từ ẩn trong ô chữ | - Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng cách. - Bước đầu thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định. - Biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. | ||||
Tuần: 34 Tháng: 5 | - Ôn tập: Nghe nhạc; Đọc nhạc; Hát: Bắc kim thang, Múa vui | - Nhớ nội dung, tác giả 3 bài nghe nhạc - Nhớ lại 2 bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài. Thể hiện đúng bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi… - Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát. - Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ. - Đọc bài đọc nhạc kết hợp thực hiện kí hiệu bàn tay/ vận động cơ thể theo ý thích - Biết lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. | ||||
Tuần: 35 Tháng: 5 | - Ôn tập: Thường thức âm nhạc; Nhạc cụ; Hát: Tình bạn, Chú ếch con | - Nhớ được tên nhạc cụ, tên con vật trong câu chuyện đã học. - Nhớ lại 2 bài hát đã học của tác giả nào, nội dung, sắc thái từng bài. - Thể hiện đúng bài hát đã học với hình thức nhóm, cặp đôi… - Biết thể hiện cảm xúc/ vận động cơ thể/ gõ đệm khi nghe bài hát. - Thể hiện đúng hình tiết tấu đã học với nhạc cụ gõ. - Biết Lắng nghe ý kiến, chia sẻ và hợp tác cùng các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. |