Giáo án Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 2
Giáo án Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức bao gồm các bài giảng, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 2 KNTT theo chương trình mới.
KHBD Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học theo SGK. Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm giáo án Toán, Đạo đức, Tự nhiên xã hội, Giáo dục thể chất. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để soạn giáo án Tiếng Việt 2 KNTT.
Lưu ý: Bộ giáo án còn thiếu tuần 11 - 18.
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức
Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2
Tập đọc: Tôi là học sinh lớp 2
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS:
* Kiến thức, kĩ năng
1. a. Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu
biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp.
b. Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.
2. Biết viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và cỡ nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường.
3. Nhận biết được các sự việc trong tranh minh hoạ về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ; nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi. Hiểu và nắm được nội dung chính của bài.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Laptop; máy chiếu; clip, slide tranh minh họa, ...
Cách đọc - hiểu thể loại truyện tự sự. Chú ý cách đọc lời người kể chuyện theo ngôi thứ nhất và cách chuyển đổi giọng đọc lời nhân vật theo lời dẫn trực tiếp.
Sưu tầm tranh ảnh về các hoạt động của trẻ em trong kì nghỉ hè để HS tham khảo trong phần Nói và nghe.
Mẫu chữ viết hoa A.
2. Học sinh: SHS, vở Tập viết 2 tập 1, bảng con, ...
III. Các hoạt động dạy và học:
TIẾT 1: LUYỆN ĐỌC
TG | ND các hoạt động dạy học | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
3
2
8
10
5
4
2
| 1. Khởi động
* Giới thiệu bài
2. Đọc văn bản a. Đọc mẫu
b. Chia đoạn
c. Đọc đoạn
d. Đọc toàn văn bản
* Củng cố
| - GV chiếu đoạn phim có hình ảnh lớp những ngày đầu đi học trên nền nhạc bài “Ngày đầu tiên đi học”. + Cảm xúc của em ngày đầu đi học thế nào? - GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, thấy được hình ảnh ngôi trường, cảnh HS nô đùa, cảnh phụ huynh dắt tay con đến trường. - GV dẫn dắt: Năm nay các em đã lên lớp 2, là anh chị của các em học sinh lớp 1. Quang cảnh ngày khai trường, ngày đầu đến lớp đã trở nên quen thuộc với các em, không còn bỡ ngỡ như năm ngoái nữa. Đây là bài học trong chủ điểm Em lớn lên từng ngày mở đầu môn Tiếng Việt học kì 1, lớp 2 sẽ giúp các em hiểu: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là mỗi ngày em học được bao điều mới lạ để em lớn khôn. - GV dẫn dắt vào bài đọc bằng cách cho HS trả lời một số câu hỏi gợi ý: + Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? (đồ dùng học tập, trang phục,...) + Em chuẩn bị một mình hay có ai giúp em? + Em cảm thấy như thế nào khi chuẩn bị cho ngày khai giảng? - GV mời 2 - 3 HS nói về những việc mình đã chuẩn bị cho ngày khai giảng. - GV nhận xét, chuyển ý giới thiệu bài. GV giới thiệu về bài đọc: Các em ạ, có một câu chuyện kể về một bạn học sinh lớp 2 rất háo hức đón ngày khai trường. Chúng ta cùng nghe bạn kể lại nhé! - GV ghi đề bài: Tôi là học sinh lớp 2. - GV đọc mẫu toàn VB, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. - GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép. - GV HD HS chia đoạn. + Bài này được chia làm mấy đoạn? - GV cùng HS thống nhất. - GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV. - GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc? - GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. - GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó. - GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc. - GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS. - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn. - GV lắng nghe và sửa sai cho HS. - GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ. - GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS. - Em hãy nói câu có chứa từ ngữ háo hức. - GV HD luyện đọc theo nhóm. - GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ. - GV tổ chức cho HS đọc thi đua. - GV hướng dẫn HS nhập vai mình là nhân vật Nam, thể hiện giọng vui vẻ hào hứng. - Gọi HS đọc toàn VB. - GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có). + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. | - HS xem và hát theo. + HS trả lời theo cảm nhận của mình. - HS quan sát tranh minh hoạ. - HS thảo luận nhóm 2. + Em đã cùng mẹ mua ba lô mới, đồng phục mới… + Em được mẹ chuẩn bị cho. + Em có cảm giác rất hồi hộp, phấn khởi,... + Em thấy vui và háo hức… - Đại diện các nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS lắng nghe. - HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài. - HS lắng nghe. - Đọc lời của nhân vật với giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng. - HS chia đoạn theo ý hiểu. - Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách. - Bài được chia làm 3 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu đến “sớm nhất lớp”. + Đoạn 2: Từ “Tôi háo hức”… đến “cùng các bạn”. + Đoạn 3: phần còn lại. - HS thảo luận, cử đại diện. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm. +VD: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy. - HS luyện đọc từ ngữ khó.vừa tìm (CN, nhóm, ĐT). - HS luyện đọc câu dài. VD: Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười/ ở trong sân. + Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. - 3 – 4 HS đọc câu. - HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn. - HS đọc nối tiếp đoạn (lượt 2-3). - HS cùng GV nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe, tự chỉnh sửa cho đúng. - HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh. + loáng (một cái): rất nhanh + níu: nắm lấy và kéo lại + lớn bổng: lớn nhanh và vượt hẳn lên + tủm tỉm: kiểu cười không mở miệng, chỉ cử động môi một cách kín đáo + háo hức: vui sướng nghĩ đến và nóng lòng chờ đợi một điều hay, vui sắp tới + ríu rít: từ diễn tả cảnh trẻ em tụ tập cười nói rộn ràng như bầy chim; + rụt rè: tỏ ra e dè, không mạnh dạn làm gì đó VD: Em háo hức mong chờ ngày khai trường. - Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp). - HS góp ý cho nhau. - HS đọc thi đua giữa các nhóm - 2HS nhập vai và đọc theo lời nhân vật. - 1-2HS đọc toàn bài. - HS nhận xét và đánh giá. - HS nêu nội dung đã học. - HS nêu cảm nhận sau tiết học. - HS lắng nghe. |
TIẾT 2: TÌM HIỂU BÀI | |||
3
4
10
12
3
| * Ôn tập và khởi động
3. Trả lời câu hỏi
4. Luyện đọc lại
5. Luyện tập theo văn bản đọc
* Củng cố | -Học sinh vận động tại chỗ - GV cho HS đọc lại toàn bài. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi theo hình thức hoạt động nhóm. + GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong nhóm để nêu câu trả lời. - GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài. Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng: a. vùng dậy b. muốn đến sớm nhất lớp c. chuẩn bị rất nhanh d. thấy mình lớn bổng lên - GV và HS nhận xét. - GV và HS thống nhất đáp án. - GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng. - Nếu HS trả lời câu hỏi nhanh, GV có thể mở rộng câu hỏi: + Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng? - GV chốt ý, chuyển câu hỏi 2. Câu 2. Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao? - GV tổ chức HS làm việc cả lớp. - GV và HS thống nhất đáp án. - GV và HS nhận xét. Câu 3. Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2? - GV nêu câu hỏi, HS tìm câu trả lời + GV và HS nhận xét thống nhất đáp án. - GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ bản thân: + Các em thấy mình có gì khác so với khi các em vào lớp 1? + Các em thấy mình có gì khác so với các em lớp 1? - GV cùng HS nhận xét đánh giá thi đua. - GV cho HS đọc diễn cảm cả bài. - GV lắng nghe và sửa chữa cho HS (nếu có). - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4. Câu 1. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường? a. ngạc nhiên b. háo hức c. rụt rè - GV và HS thống nhất đáp án đúng (đáp án c). Câu 2. Thực hiện các yêu cầu sau: a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường. - Tổ chức làm việc cả lớp: + GV mời 1 - 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường. + GV và cả lớp góp ý. - GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm. + GV động viên HS đưa ra các cách nói lời chào tạm biệt khác nhau. + GV khuyến khích HS mở rộng thêm các tình huống khác nhau để nói lời tạm biệt mẹ. b. Nói lời chào thầy, cô giáo khi đến lớp. - GV tổ chức làm việc cả lớp: + GV mời 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS. - GV và cả lớp góp ý. + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. | * HS hát tập thể bài Đi học - 1-2HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2. - HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài. - 2 HS đọc lại đoạn 1. - HS làm việc nhóm 4. 1HS đọc to từng câu hỏi, các bạn cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi. + Đáp án: a, b, c - Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý. - Cả nhóm thống nhất lựa chọn các đáp án. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. (Một nhóm nêu câu hỏi, một nhóm trả lời và đổi lại). - Nhóm khác nhận xét, đánh giá.
- HS nêu theo cảm xúc thật của mình.
- 1 HS đọc câu hỏi 2. - HS xác định yêu cầu bài. - HS làm việc chung cả lớp. - 1 HS đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm đoạn 2. - Một số (2 - 3 HS trả lời câu hỏi). + Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy. - HS nhận xét, góp ý cho bạn - 1HS đọc câu hỏi 2. - HS xác định yêu cầu bài. - HS làm việc chung cả lớp. - 2 - 3 HS trả lời câu hỏi. + Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên. - HS nhận xét, góp ý cho bạn.
- Gợi ý: Điểm khác biệt có thể là về tính cách của bản thân (tự tin, nhanh nhẹn hơn), học tập (đã biết đọc, biết viết/ đọc viết trôi chảy), quan hệ bạn bè (nhiều bạn bè hơn, biết tất cả các bạn trong lớp, có bạn thân trong lớp,...), tình cảm với thầy cô (yêu quý các thầy cô), tình cảm với trường lớp (biết tất cả các khu vực trong trường, nhớ vị trí các lớp học,... - HS liên hệ bản thân. - HS nhận xét, góp ý cho bạn. - HS lắng nghe. - 1-2 HS đọc lại cả bài. - Cả lớp đọc thầm theo. - HS làm việc theo nhóm 4. - Từng HS nêu đáp án và lí do lựa chọn đáp án của mình. - Đại diện nhóm nêu kết quả. - HS nhận xét và bổ sung ý kiến. - 1 - 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường. VD: Con chào mẹ, con đi học đấy ạ. - HS làm việc theo cặp đôi. + Từng em đóng vai con để nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường. VD: Con chào mẹ ạ, con đi học chiều con về mẹ nhé... VD: Chào tạm biệt mẹ đi công tác (Con chào mẹ ạ, mẹ sớm về với con mẹ nhé), chào tạm biệt mẹ để về quê với ông bà (Con chào mẹ, con sẽ gọi điện cho mẹ hằng ngày nhé),...) - HS nhận xét và bổ sung ý kiến. - 2 HS đóng vai. 1 đóng vai thầy/ cô giáo, 1 đóng vai HS. - HS nói lời chào với thầy, cô giáo khi đến lớp. VD: Em chào thầy/cô ạ. - HS nhận xét và bổ sung ý kiến. - HS nêu nội dung đã học. - HS nêu cảm nhận sau tiết học. - HS lắng nghe. |
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2
Tập viết: Chữ hoa A
I. MỤC TIÊU
- Biết viết chữ hoa A (cỡ vừa và nhỏ); viết câu ứng dụng Ánh nắng tràn ngập sân trường. Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- Ôn bảng chữ cái
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Mẫu chữ A ( cỡ vừa). Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ, câu ứng dụng trên dòng kẻ( cỡ vừa và nhỏ).
2. Học sinh: Vở tập viết, bảng con.
III. Các hoạt động dạy và học:
TG | ND các hoạt động dạy học | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
3
12
12
4
| * Khởi động
1. Viết a. Viết chữ hoa
b. Viết ứng dụng
2. Củng cố, dặn dò
| * GV giới thiệu vào bài: Ở lớp 1 các con được làm quen với chữ A viết hoa. Trong tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con viết thật đúng, dẹp chữ A viết hoa cỡ nhỡ và chữ nhỏ. - GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa A và hướng dẫn HS cách viết. + GV cho HS quan sát chữ viết mẫu trên bảng lớp (hoặc cho HS quan sát cách viết chữ viết hoa A trên màn hình, nếu có), phân tích cấu tạo của chữ A viết hoa. + GV giới thiệu cách viết trên chữ mẫu. + GV viết mẫu. Sau đó cho HS quan sát video tập viết chữ A hoa (nếu có). - GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. - Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi viết - GV cho HS viết bài trong vở. Quan sát giúp đỡ HS gặp khó khăn. - GV cùng HS nhận xét bài viết. - GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SHS - GV hướng dẫn HS: + Trong câu ứng dụng chữ nào viết hoa? + Vì sao phải viết hoa chữ đó? + Nêu cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường. (nếu HS không trả lời được, GV sẽ nêu) + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng bao nhiêu?. + Những chữ cái nào cao 2,5 li ? Những chữ cái nào cao 2 li? Con chữ t cao bao nhiêu? + Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ cái. + Dấu chấm cuối câu đặt ở đâu? - GV quan sát giúp đỡ HS viết bài. - GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên khen ngợi các em. - GV trưng bày một số bài viết đẹp. + Hôm nay, em đã học những nội dung gì? - GV tóm tắt nội dung chính. + Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không? - GV tiếp nhận ý kiến. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. | - Hs hát tập thể. - HS lắng nghe, chuẩn bị VTV2/T1. - HS quan sát chữ viết mẫu: + Quan sát chữ viết hoa A: độ cao, độ rộng, các nét và quy trình viết chữ viết hoa A. • Độ cao: 5 li; độ rộng: 5,5 li. • Chữ viết hoa A gồm 3 nét: nét 1 gần giống nét móc ngược trái nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét 2 là nét móc ngược phải và nét 3 là nét lượn ngang. - HS quan sát và lắng nghe. - HS quan sát GV viết mẫu. Nét 1: đặt bút ở đường kẻ ngang 3 và đường kẻ dọc 2, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dùng bút ở giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 5. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải đến điểm giao đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5,5 thì dừng lại. Viết nét lượn ngang: Từ điểm kết thúc nét 2, lia bút lên đến phía trên đường kẻ ngang 3 và viết nét lượn ngang thân chữ. - HS tập viết chữ viết hoa A (trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn. - HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau. - HS nêu lại tư thế ngồi viết. - HS viết chữ viết hoa A (chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ) vào vở Tập viết 2 tập một. - HS lắng nghe, sửa chữa. - HS đọc câu ứng dụng: Ánh nắng tràn ngập sân trường. - HS quan sát GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp (hoặc quan sát cách viết mẫu trên màn hình, nếu có). +Viết chữ viết hoa A đầu câu. + Cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường: Nét 1 của chữ n tiếp liền với điểm kết thúc nét 3 của chữ viết hoa A. + Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng trong câu bằng khoảng cách viết chữ cái o. + Độ cao của các chữ cái: chữ cái hoa A, h, g cao 2,5 li (chữ g cao 1,5 li dưới đường kẻ ngang); chữ p cao 2 li (1 li dưới đường kẻ ngang); chữ t cao 1, 5 li; các chữ còn lại cao 1 li. + Cách đặt dấu thanh ở các chữ cái: dấu sắc đặt trên chữ hoa A (Ánh) và chữ ă (nắng), dấu huyền đặt trên chữ cái a (tràn) và giữa ơ (trường), dấu nặng đặt dưới chữ cái â (ngập). + Vị trí đặt dấu chấm cuối câu: ngay sau chữ cái g trong tiếng trường. - Học sinh viết vào vở Tập viết 2 tập một. - HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp hoặc nhóm. - HS quan sát, cảm nhận. - HS nêu nội dung đã học. - HS nêu cảm nhận sau tiết học. - HS lắng nghe. |
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tiếng việt
Bài 1: Tôi là học sinh lớp 2
Kể chuyện: Những ngày hè của em
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ.
- Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.
- Viết 2 - 3 câu về những ngày hè của em
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Các tranh minh hoạ trong SGK,
2. Học sinh: Giấy, bút. Làm việc theo nhóm
III. Các hoạt động dạy và học:
TG | ND các hoạt động dạy học | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
3 13
15
4 | * Khởi động 6. Nói và nghe
7. Vận dụng
8. Củng cố, dặn dò
| GV hướng dẫn HS làm việc chung cả lớp: + Quan sát tranh. + Nêu nội dung các bức tranh: Tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong tranh có những ai? Mọi người đang làm gì? + GV gọi một số (3 – 4) HS trả lời. + GV hỏi: Theo em, các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong thời gian nào? - GV giao nhiệm vụ: Các em vừa trải qua kì nghỉ hè sau 9 tháng học tập ở nhà trường. Các em hãy kể về kì nghỉ hè vừa qua của mình theo các câu hỏi gợi ý trong SHS, chỉ nên chọn kể về những gì đáng nhớ nhất. - GV và cả lớp nhận xét, góp ý. - GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước: + Bước 1:. Nhớ lại những ngày sắp kết thúc kì nghỉ hè, nhớ lại suy nghĩ, cảm xúc của mình trong những ngày đầu trở lại trường đi học. + Bước 2: Làm việc nhóm. + Bước 3: Một số HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, góp ý. - GV hướng dẫn HS cách thực hiện hoạt động vận dụng. - Viết 2 – 3 cầu về kì nghỉ hè - GV lưu ý: HS có thể vẽ tranh minh hoạ về ngày hè của mình (nếu thích). - GV cùng HS nhận xét, góp ý. - GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. - GV tóm tắt lại những nội dung chính. Sau bài học Tôi là học sinh lớp 2, các em đã: - Đọc - hiểu bài Tôi là học sinh lớp 2. - Viết đúng chữ viết hoa A và câu ứng dụng. - Nói được điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em. - GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. - GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS. | * Lớp hát tập thể
a. Kể về điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em. - HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh. + Tranh 1 vẽ cảnh cả nhà về thăm quê, mọi người có lẽ vừa xuống xe ô tô đi về phía cầu bắc qua con kênh nhỏ; Tranh 2 vẽ cảnh bãi biển, mọi người tắm biển, xây lâu đài cát, thả diều,... Tranh 3 vẽ các bạn trai chơi đá bóng. - 3 – 4 HS trả lời. - HS trả lời: Các bức tranh muốn nói về các sự việc diễn ra trong kì nghỉ hè. - HS làm việc theo nhóm/ cặp: + Từng HS nói theo gợi ý trong SHS. + Mỗi bạn có thể kể trong 1 phút, tập trung vào điều đáng nhớ nhất. + Cả nhóm hỏi thêm để biết được rõ hơn về hoạt động trong kì nghỉ hè của từng bạn. + Nhóm nhận xét, góp ý. + Đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến trước lớp. + Lớp nhận xét, bổ sung. b. Em cảm thấy thế nào khi trở lại trường sau kì nghỉ hè? - HS làm việc cá nhân. - Sau đó HS trao đổi trong nhóm 4. + Từng em phát biểu ý kiến, cần mạnh dạn nói lên suy nghĩ, cảm xúc thật của mình. + Các bạn trong nhóm nhận xét những điểm giống hoặc khác nhau trong suy nghĩ, cảm xúc của các bạn trong nhóm. - Một số HS trình bày trước lớp. + Kể về điều nhớ nhất trong kì nghỉ hè. + Chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc khi tạm biệt kì nghỉ hè để trở lại trường lớp. - HS viết 2-3 câu về những ngày hè của em. (có thể viết về: một hoạt động em thích nhất; một nơi em đã từng đến, một người em đã từng gặp trong kì nghỉ hè; cảm xúc, suy nghĩ của em về kì nghỉ hè,...). - HS đọc bài viết của mình trước lớp. - Lớp nhận xét, góp ý. - HS nhắc lại những nội dung đã học. - HS lắng nghe. - HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Vì sao? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?). |
Điều chỉnh sau tiết dạy (nếu có):
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
....
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Tiếng Việt 2 (Cả năm)