Giáo án lớp 11 sách Cánh diều - Tất cả các môn Kế hoạch bài dạy lớp 11 năm 2023 - 2024 (12 môn)

Giáo án lớp 11 sách Cánh diều bao gồm 12 môn mang đến các bài soạn hay, chi tiết giúp thầy cô tham khảo nhanh chóng soạn giáo án cho riêng mình.

Kế hoạch bài dạy lớp 11 Cánh diều được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài học theo chương trình sách giáo khoa. Trọn bộ giáo án lớp 11 Cánh diều giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giáo án lớp 11 Cánh diều năm 2023 - 2024 mời quý thầy cô cùng tham khảo tại đây.

Giáo án môn Ngữ văn 11

BÀI MỞ ĐẦU

(Nội dung và cấu trúc sách)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- HS hiểu được những nội dung chính của sách Ngữ văn 11.

- Biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.

b. Năng lực đặc thù

- Học sinh nắm được các yêu cầu về đọc các kiểu văn bản sẽ được học trong sách Ngữ văn 11.

- Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.

- Học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe về một vấn đề nào đó trong xã hội cũng như trong văn học.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS hứng thú với môn học Ngữ văn và có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?: Em hãy kể tên những văn bản đã được học và thể loại tương ứng với tác phẩm đó trong chương trình học lớp 10.

- HS trả lời, GV chốt lại kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài Mở đầu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và cách học sách Ngữ văn 11

a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về nội dung cuốn sách qua tìm hiểu về hình thức, bố cục và các nội dung lớn trong sách. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ Văn.

b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 5 phút:

+ Có những thể loại văn học nào được hướng dẫn đọc hiểu ở sách Ngữ văn11? Liệt kê tên các văn bản được học trong chương trình theo các thể loại vào bảng sau:

Thể loại

Các văn bản tìm hiểu

+ Thể loại nào mới so với sách Ngữ văn 10? Em cần chú ý điều gì khi đọc hiểu các văn bản văn học?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- GV yêu cầu HS nộp sản phẩm.

Bước 4: Nhận xét

- GV nhận xét sản phẩm, chốt kiến thức.

NV2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc mục II. Thực hành tiếng Việt (trang 7/SGK) và trả lời câu hỏi:

+ Nội dung tiếng Việt bao gồm những nội dung gì? Những nội dung tiếng Việt đó thường được biên soạn theo yêu cầu như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trả lời câu hỏi.

- GV kiểm tra sản phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận định sản phẩm, nhận xét và chuẩn hóa kiến thức.

I. Học đọc

- Văn bản truyện: Tiễn dặn người yêu (truyện thơ dân tộc Thái), Bích Câu kì ngộ (Vũ Quốc Trân), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Những người khốn khổ (Vich-to Huy-gô),…

- Văn bản thơ: Sóng (Xuân Quỳnh), Tôi yêu em (Pu-skin), Hôm qua tát nước đầu đình (ca dao), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiều),…

- Văn bản kí: Thương nhớ mùa xuân (Vũ Bằng), Vào chùa gặp lại (Minh Chuyên), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường),…

- Kịch bản văn học: Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Uy-li-am Sếch-xpia), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), Trương Chi (Nguyễn Đình Thi).

- Thơ văn Nguyễn Du: Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề Nguyền, Đọc Tiểu Thanh kí.

- Văn bản nghị luận:

+ Nghị luận xã hội: Tôi có một giấc mơ (Mác –tin Lu-thơ Kinh), Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động (Nguyễn Thị Bình).

+ Nghị luận văn học: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh)

- Văn bản thông tin: Phải coi luật pháp như khi trời để thở (Lê Quang Dũng), Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái (Hàm Châu), Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ (Phạm Văn Tình), Sông nước trong tiếng miền Nam (Trần Thị Ngọc Lang).

→ -Các thể loại truyện thơ dân gian, kí và kịch bản văn học là những thể loại mới so với sách Ngữ văn 10.

- Những chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học:

+ Truyện: việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại. Vì vậy, cần đọc trực tiếp văn bản, nhận biết đặc điểm và cách đọc của thể loại.

+ Thơ: cần vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ, vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ như: đặc điểm của thơ có yếu tố tượng trưng, nhận biết, và phân tích được tác dụng của các yếu tố này trong việc biểu đạt nội dung.

+ Kí: cần nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại trong đó. Ngoài ra, cần nhận biết và thấy được sự kết hợp giữa sự thực và tưởng tượng, hư cấu và phi hư cấu,…

+ Kịch bản văn học: cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này, nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy.

+ Thơ văn Nguyễn Du: chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán, vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để hiểu sâu tác phẩm của ông.

+ Văn bản nghị luận: chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và các tác giả nêu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo,..

+ Văn bản thông tin: chú ý nhận biết cách triển khai thông tin, tác dụg của các yếu tố hình thức, bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin; đề tài, cách đặt nhan đề, thái độ, quan điểm người viết.

II. Thực hành tiếng Việt

- Nội dung: kiến thức lí thuyết và bài tập rèn luyện trong mỗi bài.

+ Kiến thức lí thuyết: nêu khái niệm, ví dụ về đơn vị hoặc hiện tượng cần quan tâm trong tiếng Việt.

+ Các bài tập rèn luyện:

· Nhận biết các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã học ở phần kiến thức lí thuyết.

· Phân tích, lí giải đặc điểm hoặc vai trò, tác dụng của các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học.

· Vận dụng kiến thức về các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản, sửa một số lỗi ngữ pháp thường gặp.

III. Học viết

1. Quy trình và kĩ năng viết

- Các kĩ năng viết cần rèn luyện:

+ Mở bài (theo lối phản đề, nêu câu hỏi, so sánh), kết bài theo các cách khác nhau và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận.

+ Câu văn suy luận lô gích và câu văn có hình ảnh trong bài văn nghị luận.

+ Người viết và người đọc giả định, cách xưng hô trong bài viết.

+ Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp và đoạn văn phối hợp.

+ Các yếu tố hình thức của truyện và tác dụng của chúng.

+ Các yếu tố hình thức của thơ và tác dụng của chúng.

+ Cách trích dẫn trong bài viết.

+ Cách biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận.

+ Cách phân tích dẫn chứng và thao tác lập luận bác bỏ.

2. Các kiểu văn bản và yêu cầu viết

- Nghị luận:

+ Viết được văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.

+ Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng); nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

- Thuyết minh:

+ Viết được bài thuyết minh tổng hợp có lồng ghéo một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

+ Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dung các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo,…

IV. Học nói và nghe

- Nói:

+ Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí, kết cấu bài có ba phần rõ ràng; nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng.

+ Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa).

+ Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng kết hợp đa phương tiện để việc trình bày được rõ ràng, sinh động và hấp dẫn.

- Nghe:

+ Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói.

+ Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình.

+ Biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ.

- Nói nghe tương tác: Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa.

BÀI THƠ SÓNG

I. MỤC TIÊU

1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết, vận dụng những hiểu biết về thơ trữ tình (giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ,…) và đặc điểm của thơ để đọc hiểu các bài thơ.

- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sóng.

- Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của thơ.

3. Về phẩm chất

- Giúp HS nhận thức được vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy

- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi

- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời:

- HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học: Một cuộc đời đa đoan, một trái tim đa cảm là một Xuân Quỳnh luôn coi tình yêu là cứu cánh nhưng cũng luôn day dứt về giới hạn của tình yêu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung

a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ bảy chữ và văn bản Sóng.

c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm và đọc văn bản.

- GV đưa ra nhiệm vụ:

+ Nêu những thông tin quan trọng về nhà thơ mà em biết qua việc tìm hiểu từ các nguồn tài liệu.

+ Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng.

- GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, gọi HS trả lời và các HS khác bổ sung ý kiến cho bạn.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, chốt lại kiến thức.

- GV bổ sung: Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.

NV3:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV gọi HS đọc bài thơ diễn cảm.

- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời:

+ Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

+ Bài thơ có thể phân thành bố cục mấy phần?

+ Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm

- HS trình bày sản phẩm thảo luận.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

=> Ghi lên bảng.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả (1942 – 1988)

- Quê: La Khê, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội).

- Xuất thân từ 1 gia đình công chức, mẹ mất sớm, ở với bà nội.

- Từng là diễn viên múa Đoàn văn công trung ước, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III.

- Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (29/4/1988).

- Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ, cũng là gương mặt nhà thơ nữ đáng chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

- Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn.

+ vừa hồn nhiên.

+ vừa chân thành, đằm thắm.

+ luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.

2. Tác phẩm

- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).

- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

3. Đọc văn bản

- Thể thơ: thơ năm chữ.

- Bố cục:

+ Phần 1 (khổ 1,2): những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu.

+ Phần 2 (khổ 3,4): nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa.

+ Phần 3 (khổ 5,6,7): nghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thủy của người con gái.

+ Phần 4 (2 khổ cuối): nghĩ về sóng và khát vọng tình yêu.

- Nhận xét:

+ Âm điệu trong bài thơ là âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi vừa dữ dội vừa nhẹ nhàng.

+ Các câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội/và dịu êm - Ồn ào/và lặng lẽ); 3/1/1 (Em nghĩ về/anh,/em); 3/2 (Em nghĩ về/ biển lớn – Từ nơi nào/sóng lên)

+ Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau nối thừa tiếp câu trước tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng đầy dạt dào: dữ dội và dịu êm - ồn ào và lặng lẽ, con sóng dưới lòng sâu – con sóng trên mặt nước, dẫu xuôi về phương bắc – dẫu ngược về phương nam.

...............

Giáo án Sinh học 11

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:

1. Về năng lực

1.1. Năng lực Sinh học

- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.

- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.

- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.

- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).

- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.

- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.

1.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng; mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp độ tế bào và cấp cơ thể, các dấu hiệu đặc trưng và vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật.

2. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.

- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.

Phiếu học tập số 1

2. Học sinh

- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)

a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.

b) Nội dung:

- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:

+ Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?

c) Sản phẩm:

- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ đâu và được hấp thụ, chuyển hóa như thế nào?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, định hướng.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS.

- GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay.

- Các câu trả lời của HS:

* Gợi ý:

Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng ánh sáng được các sinh vật quang tự dưỡng hấp thụ và chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong sinh giới

a) Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.

- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Lấy được ví dụ minh họa.

- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.

- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).

b) Nội dung:

- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:

1. Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng là gì? Cho ví dụ.

2. Cho biết vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần thiết bị dạy học và học liệu).

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS.

1. Sinh vật tự dưỡng là là các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ. Ví dụ: thực vật, tảo, vi khuẩn lam,..

- Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật chỉ có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sắn. Ví dụ: Trâu, bò, hổ, mèo, thỏ,…

2. Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới: Các sinh vật tự dưỡng có khả năng tổng hợp chất hữu cơ (đặc trưng là C6H12O6) từ các chất vô cơ. Các hợp chất hữu cơ được chính các sinh vật tự dưỡng sử dụng cho các hoạt động sống, đồng thời cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật khác.

→ Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò là sinh vật sản xuất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật trong sinh giới.

- Đáp án phiếu học tập số 1.

Giáo án Vật lí 11

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.
  • Dùng đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm hoặc hình vẽ cho trước), nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
  • Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
  • Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Nhận thức vật lí
  • Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí:
  • Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động
  • Mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
  • Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK: dao động cơ; dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có)

2. Đối với học sinh:

  • Sách giáo khoa
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có được khái niệm ban đầu về dao động cơ.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình về chuyển động trong cuộc sống, thảo luận, mô tả về dao động.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra, mô tả về dao động cơ .

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Hằng ngày, chúng ta thấy rất nhiều chuyển động, trong đó, có những vật chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng. Chuyển động của người chơi đu là một ví dụ như vậy (Hình 1.1).

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về những chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng cuộc sống.

- GV chiếu video/ hình ảnh về dao động cho HS quan sát

+ dây đàn ghita rung động

+ Pít – tông chuyển động lên xuống

- GV giới thiệu với HS: Chuyển động của những vật này được gọi là dao động cơ học

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận:

+ Mô tả dao động như thế nào?

+ Dao động cơ có những đặc điểm chung gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Dao động điều hòa

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về dao động

a. Mục tiêu:

- HS làm thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.

b. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm và thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa.

c. Sản phẩm học tập: Rút ra được những đặc điểm của dao động điều hòa

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thí nghiệm tạo dao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc nhóm lần lượt theo các bước trong phần thí nghiệm mục I.1 SGK – tr6

à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm

- GV yêu cầu đại diện các nhóm mô tả chuyển động của quả cầu trong thí nghiệm

- GV nhận xét, chiếu sơ đồ biểu diễn chuyển động của quả cầu nhỏ và giải thích cho HS về chuyển động của quả cầu trong thí nghiệm

- GV kết luận với HS về khái niệm dao động

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK – tr8:

+ Dùng một lò xo, một quả cầu nhỏ bằng kim loại, sợi dây và giá thí nghiệm, thảo luận với bạn xây dựng phương án và thực hiện phương án tạo ra dao động của quả cầu treo ở đầu lò xo.

+ Nêu những ví dụ về dao động mà em quan sát được trong thực tế.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tạo ra dao động và mô tả lại dao động

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm mô tả dao động tự do của quả cầu

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về dao động tự do

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu với HS khi nào vật thực hiện được một dao động: Khi đi từ vị trí 1 qua vị trí cân bằng O đến vị trí 2 rồi quan ngược lại đi qua O về vị trí cũ 1.

- GV nhấn mạnh với HS: Nếu không có lực cản thì chuyển động của quả cầu có thể tự tiếp diễn, dao động của quả cầu là dao động tự do

- GV chiếu Hình 1.4; 1.5 về một số dao động tự do cho HS quan sát

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3 (SGK – tr9) Với một cái thước mỏng đàn hồi, hãy đề xuất phương án tạo ra dao động tự do của thước và mô tả cách làm.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập trong SGK – tr9

- GV đặt câu hỏi: Trong thực tế luôn có sự xuất hiện của lực cản, vậy lực cản ảnh hưởng như thế nào đến dao động tự do của một vật?

à Lực cản làm cho năng lượng dao động của vật bị giảm dần và chuyển hóa thành nhiệt năng à Các dao động sẽ bị tắt dần.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về biên độ, chu kì, tần số của dao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình ảnh để tìm hiểu về thí nghiệm chuyển động của xe kĩ thuật số.

- GV thông báo với HS khái niệm về li độ

+ Li độ là độ dịch chuyển của xe so với vị trí cân bằng

+ Li độ cho biết độ lệch và chiều lệch của xe so với vị trí cân bằng.

- GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.7 trả lời câu hỏi 4 (SGK – tr10): Từ đồ thị Hình 1.7, mô tả sự thay đổi li độ của xe theo thời gian.

- GV chiếu cho HS quan sát Hình 1.8, dựa vào đồ thị nêu định nghĩa về biên độ, chu kì và tần số của dao động

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 5 (SGK – tr 10): Tìm mối liên hệ giữa chu kì T và tần số f của dao động.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi phần hoạt động (SGK – tr11)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi GV yêu cầu

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. DAO ĐỘNG

1. Thí nghiệm tạo dao động

* Thí nghiệm hình 1.2

* Kết luận

Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng gọi là dao động.

CH1 (SGK – tr8)

Phương án thí nghiệm tạo ra dao động của quả cầu treo ở một đầu lò xo

- Treo một vật nhỏ nặng vào đầu tự do của một lò xo nhẹ

- Khi quả cầu đứng yên tại vị trí can bằng, kéo quả cầu lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho quả cầu chuyển động

- Mô tả chuyển động của quả cầu.

CH2 (SGK – tr8)

Ví dụ về dao động trong thực tế: chuyển động đung đưa của chiếc lá, chuyển động của mặt nước gợn sóng, chuyển động của xích đu hoặc bập bênh,...

2. Dao động tự do

* CH3 (SGK – tr9)

Phương án thí nghiệm tạo ra dao động tự do của thước:

- Cố định một đầu thước trên mặt gỗ, 1 đầu thả tự do. Khi đó thước đứng yên tại vị trí cân bằng

- Nâng đầu tự do của thước lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay

- Mô tả chuyển động của thước

* LT (SGK – tr9)

Đáp án: C

3. Biên độ, chu kì, tần số của dao động

- Li độ là độ dịch chuyển của xe so với vị trí cân bằng

- Li độ cho biết độ lệch và chiều lệch của xe so với vị trí cân bằng.

- Biên độ của dao động là độ lớn cực đại của độ dịch chuyển của vật dao động so với vị trí cân bằng, kí hiệu là A.

- Chu kì của dao động là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động, kí hiệu là T.

- Đơn vị của chu kì là giây.

- Tần số của dao động là số dao động vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là f.

- Đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz).

* CH4 (SGK – tr10)

+ Sau khoảng thời gian t/2 li độ của vật đạt giá trí cực đại;

+ sau khoảng thời gian t, li độ của vật quay trở về vị trí cân bằng.

* CH5 (SGK – tr11)

Mối liên hệ giữa chu kì T và tần số f của dao động: f = 1/T

* Hoạt động (SGK – tr11)

Chu kì đập của tim: 7. 0,12 = 0,84

Hoạt động 2. Tìm hiểu về dao động điều hòa

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được đồ thị dao động điều hòa có dạng hình sin.

- Dùng đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm hoặc hình vẽ cho trước), nêu được định nghĩa: tần số góc, độ lệch pha.

- Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà..

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh về đồ thị biểu diễn dao động của xe kĩ thuật số; thảo luận trả lời các câu hỏi khám phá.

c. Sản phẩm học tập: HS rút ra kiến thức về đồ thị của dao động điều hòa; khái niệm về tần số góc, độ lệch pha; xác định được : độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Định nghĩa

- GV chiếu lại cho HS quan sát hình ảnh đồ thị mô tả dao động của xe kĩ thuật số và giới thiệu về phương trình của dao động điều hòa

+ Trong điều kiện không có lực cản, đồ thi mô tả dao động của xe kĩ thuật số có dạng hình sin.

+ Li độ của vật, tính từ gốc tọa độ (hình 1.11) liên hệ với thời gian theo phương trình:

Trong đó, A, là các hằng số.

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong SGK và nội dung GV vừa trình bày, trả lời câu hỏi 6 (SGK – tr12) Thế nào là dao động điều hòa?

- GV nhấn mạnh với HS: Dao động điều hòa cũng có các đại lượng biên độ A, chu kì T, tần số f như đã được định nghĩa ở phần trước.

* Tần số góc

- GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung phần II.2, trả lời câu hỏi 7 (SGK – tr12) Tần số góc và tần số của dao động điều hòa có liên hệ như thế nào?

* Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa

- GV giới thiệu với HS về vận tốc và gia tốc của dao động điều hòa; mối liên hệ giữa gia tốc và li độ của vật dao động điều hòa.

- GV chiếu hình ảnh các đồ thị biểu diễn li độ, vận tốc và gia tốc của xe kĩ thuật số theo thời gian cho HS quan sát

- GV yêu cầu HS dựa vào đồ thị, trả lời câu hỏi 8 trong SGK – tr13: Dựa vào đồ thị Hình 1.12, xác định các đại lượng sau:

a) tần số góc của dao động

b) Biên độ của dao động

c) Vận tốc cực đại của vật dao động

d) Gia gốc cực đại của vật dao động

* Pha của dao động

- GV chiếu hình 1.13 trong SGK, yêu cầu HS xác định số dao động vật đã thực hiện được ở các vị trí:

+ Từ vị trí 1 đến vị trí 2

+ Từ vị trí 1 đến vị trí 3

+ Từ vị trí 1 đến vị trí 4

+ Từ vị trí 1 đến vị trí 5

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK cho biết thế nào là pha của dao động.

- GV chú ý với HS

+ Pha của dao động giúp xác định vị trí của vật tại thời điểm đang xét

+ Tại thời điểm t = 0, pha của dao động là . Do đó được gọi là pha ban đầu của dao động.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 9 (SGK – tr15): Xác định pha của dao động tại vị trí 3 và vị trí 4

* Dao động cùng pha

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.14, đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi phần LT4: Mô tả trạng thái của hai vật dao động ở thời điểm t1 và t2 trong đồ thị hình 1.14

- Sau khi HS đưa ra nhận xét, GV giới thiệu với HS về thế nào là dao động cùng pha

* Dao động ngược pha

- GV chiếu hình 1.15. Minh họa hai dao động lệch pha cho HS quan sát.

- GV lấy ví dụ cụ thể để mô tả về dao động lệch pha cho HS dễ hình dung, từ đó giới thiệu đồ thị li độ - thời gian của hai dao động lệch pha

+ Ví dụ: nếu cả hai quả cầu đều dao động với chu kì là 2,4 s và quả cầu 2 đạt độ dịch chuyển tối đa về một phía muộn hơn 0,6 s so với quả cầu 1, thì nó sẽ luôn đi sau quả cầu 1 là 0,6/2,4 tương đương 1/4 chu kì. Do đó, hai dao động này luôn lệch pha nhau một phần tư chu kì.

+ Đồ thị li độ - thời gian của hai dao động lệch pha nhau ¼ chu kì

- GV yêu cầu HS dựa vào ví dụ và độ thị dao động lệch pha, rút ra khái niệm về độ lệch pha

- GV chiếu Hình 1.17. Đồ thị li độ - thời gian của hai dao động có cùng chu kì, yêu cầu HS xác định độ lệch pha của hai dao động được biểu diễn trong đồ thị

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát thí hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

II. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

1. Định nghĩa

* CH6 (SGK – tr12)

Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm cosin (hoặc sin) theo thời gian

· x là li độ dao động, có đơn vị đo độ dài (cm, m,…)

· A là biên độ dao động, có đơn vị đo độ dài (cm, m, …)

· là pha của dao động, có đơn vị là rad

· là pha ban đầu của dao động, có đơn vị là rad

2. Tần số góc

- Đại lượng được gọi là tần số góc của dao động và có đơn vị là rad/s

* CH7 (SGK – tr12)

Tần số góc của dao động điều hoà liên hệ với chu kì T hoặc với tần số f bằng các hệ thức:

3. Vận tốc và gia tốc trong dao động điều hòa

- Vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hoà biến thiên tuần hoàn theo quy luật dạng sin với cùng chu kì T của li độ:

- Mối liên hệ giữa giao tốc a và li độ x của vật dao động điều hòa là:

- Ở vị trí biên:

- Ở vị trí cân bằng:

* CH8 (SGK – tr12)

- Phương trình li độ của xe tương ứng với đồ thị Hình 1.12a có dạng:

- Phương trình vận tốc của xe tương ứng với đồ thị Hình 1.12b có dạng:

- Phương trình gia tốc của xe tương ứng với đồ thị Hình 1.12c có dạng:

a) Tần số góc của dao động:

b) Biên độ của dao động

c) Vận tốc cực đại của vật dao động

d) gia tốc cực dại của vật dao động

4. Pha của dao động và độ lệch pha

* Pha của dao động

· Pha của dao động tại một thời điểm được tính bằng số phần đã thực hiện của một chu kì, kể từ khi bắt đầu chu kì đó.

· là pha của dao động, có đơn vị là rad

· là pha ban đầu của dao động, có đơn vị rad

* CH9 (SGK – tr15)

- Pha của dao động tại vị trí 3:

- Pha của dao động tại vị trí 4:

* Dao động cùng pha

* LT4 (SGK – tr16)

- Tại thời điểm t1 hai vật đều đang ở vị trí cân bằng và di chuyển theo chiều dương của trục tọa độ

- Tại thời điểm t2, hai vật đều đang ở vị trí biên dương

* Kết luận

Dao động cùng pha là dao động mà tại mỗi thời điểm, hai vật dao động đều có trạng thái giống nhau.

* Dao động ngược pha

- Độ lệch pha của dao động luôn ứng với một phần của chu kì, được tính bằng:

- Trong thực tế, độ lệch pha của dao động được đo bằng đơn vị radina,

VD: xác định độ lệch pha của hai dao động được biểu diễn trong đồ thị Hình 1.17

· Chu kì dao động

· Độ lệch thời gian của hai dao động khi cùng trạng thái

· Độ lệch pha

· Kí hiệu độ lệch pha là , ta có

· Đổi sang đơn vị độ và radian:

· Một dao động tương ứng với

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.

b. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi phần vận dụng và một số câu hỏi trắc nghiệm, HS suy nghĩ trả lời

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi phần luyện tập 1, 2, 3, 4

LT1 (SGK – tr9)

Nếu bỏ qua lực cản, chuyển động nào sau đây là dao động tự do?

A. Một con muỗi đang đập cánh

B. Tòa nhà rung chuyển trong trận động đất

C. Mặt trống rung động say khi gõ

D. Bông hoa rung rinh trong gió nhẹ

LT2 (SGK – tr11)

Xác định biên độ, chu kì và tần số của dao động có đồ thị li độ - thời gian được biểu diễn ở Hình 1.9

Hình 1.9. Đồ thị li độ - thời gian của một dao động

LT3 (SGK – tr15)

Một vật dao động điều hòa với phương trình li độ:

Xác định pha của dao động tại thời điểm 1/30s

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

LT1 (SGK – tr9)

Đáp án C

LT2 (SGK – tr11)

A = 10 cm

T = 120 ms

LT3 (SGK – tr15)

Pha của dao động tại thời điểm 1/30s

Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập vận dụng liên quan

b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời

c. Sản phẩm học tập: HS vận dụng kiến thức về dao động điều hòa để trả lời câu hỏi trắc nghiệm GV đưa ra

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10 cm. Biên độ dao động của chất điểm là

A. 5 cm.
B.-5 cm.
C. 10 cm
D.-10 cm.

Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà trong 10 dao động toàn phần đi được quãng đường dài 120 cm. Quỹ đạo của dao động có chiều dài là

A. 6 cm.
B. 12 cm.
C. 3 cm.
D. 9 cm.

Câu 3: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình (cm). Li độ của vật khi pha dao động bằng ( là:

A. 5cm
B. -5cm
C. 2.5cm
D. -2,5cm

Câu 4: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình li độ theo thời gian là: (cm)

Tại thời điểm t = 1s thì li độ của vật bằng:

A. 2,5cm
B. 4cm
C. 5cm
D. 3 cm

Câu 5: Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình li độ theo thời gian là: (cm)

Li độ của vật khi dao động bằng là:

A. 3cm
B. -3cm
C. 4,24cm
D. -4,24cm

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

1 - A

2 – A

3 - B

4 - D

5 - A

Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

*Hướng dẫn về nhà

  • Xem lại kiến thức đã học ở bài 1.
  • Hoàn thành các bài tập vào vở.
  • Xem trước nội dung Bài 2. Một số dao động điều hòa thường gặp

Giáo án Toán 11 Cánh diều

BÀI 1: GÓC LƯỢNG GIÁC - GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC LƯỢNG GIÁC

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Nhận biết được các khái niệm cơ bản về góc lượng giác.

- Nhận biết khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác.

- Mô tả bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau π.

2. Năng lực

 • Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.

- Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác.

- Giao tiếp toán học.

- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc đó.

3. Phẩm chất

- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.

- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV

SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.

2. Đối với HS

SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

- Tạo tình huống để HS tiếp cận đến bài học.

- HS được tạo tâm thế cho bài học.

b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về nội dung bài học.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Trên mặt chiếc đồng hồ, kim giây đang ở vị trí ban đầu chỉ vào số 3 (Hình 1). Kim giây quay ba vòng và một phần tư 1 vòng (tức là 314 vòng) đến vị trí cuối chỉ vào số 6. Khi quay như thế, kim giây đã quét một góc với tia đầu chỉ vào số 3, tia cuối chỉ vào số 6.

- GV nêu câu hỏi: Góc đó gợi nên khái niệm gì trong toán học? Những góc như thế có tính chất gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề trên, chúng ta cùng tìm hiểu nhé”.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm góc lượng giác, số đo của góc lượng giác, hệ thức Chasles

a) Mục tiêu:

- Nhận biết được khái niệm góc lượng giác, xác định được số đo của góc lượng giác và tính chất. Phân biệt giữa góc lượng giác và góc hình học.

- Nhận biết được các đơn vị đo góc và mối quan hệ giữa chúng.

- Nhận biết hệ thức Chasles.

b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1, 2, 3, 4, 5, Luyện tập 1, 2, 3, 4, 5, đọc hiểu các Ví dụ.

c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, nhận biết khái niệm góc lượng giác và xác định được số đo của góc lượng giác, thiết lập được mối quan hệ giữa độ và rađian.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại khái niệm góc hình học và số đo của chúng

- GV cho HS thực hiện HĐ1.

- GV cho HS đọc hiểu SGK, giới thiệu về đơn vị đo radian.

- GV đặt các câu hỏi gợi mở về mối quan hệ giữa độ và radian, từ đó thiết lập công thức chuyển đổi giữa chúng.

+ CH1: Độ dài của nửa đường tròn lượng giác bằng bao nhiêu?

+ CH2: Nử đường tròn có số đo bằng bao nhiêu (số đo góc và rađian)?

+ CH3: Rút ra công thức đổi đơn vị đo từ rađian sang độ và ngược lại.

- Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó hình thành kiến thức.

- GV nhắc nhở HS về chú ý.

I. Góc lượng giác

1. Góc hình học và số đo của chúng

HĐ1: 

Góc (còn được gọi là góc hình học) là hình gồm hai tia chung gốc. Mỗi góc có một số đo, đơn vị đo góc (hình học) là độ. Số đo của một góc (hình học) không vượt quá 180°. Chẳng hạn: Góc xOy gồm hai tia Ox và Oy chung gốc O có số đo là 60° (hình vẽ).

………………………………………….

………………………………………….

Giáo án môn Tin học 11

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2. KHÁM PHÁ THẾ GIỚI THIẾT BỊ SỐ THÔNG MINH

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc hiểu được một số điểm chính trong tài liệu hướng dẫn về thiết bị số thông dụng và thực hiện được một số chỉ dẫn trong tài liệu đó.
  • Đọc hiểu và giải thích được một vài thông số cơ bản của các thiết bị số thông dụng.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ: Biết lựa chọn các nguồn tài liệu học tập phù hợp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và tìm hiểu được các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề trong bài học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực tin học:

  • Hình thành, phát triển năng lực giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
  • Hiểu và tính toán thành thạo được một vài thông số kĩ thuật của các thiết bị số thông minh thông dụng.

3. Phẩm chất:

  • Hình thành ý thức trách nhiệm, tính cẩn thận khi làm việc nhóm, phẩm chất làm việc chăm chỉ, chuyên cần để hoàn thành một nhiệm vụ.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, Giáo án;
  • Máy tính và máy chiếu;
  • Tài liệu hướng dẫn sử dụng máy tính (tivi, điện thoại,...) (nếu có).

2. Đối với học sinh: SGK, SBT, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế vui vẻ, hứng khởi cho HS trước khi vào bài học mới; kích thích sự tò mò cho người học.

b. Nội dung: GV cho HS liên hệ thực tế đến việc sử dụng các thiết bị số của bản thân để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Em đã sử dụng các thiết bị số của mình như thế nào? Theo em, sử dụng như thế đã đúng cách chưa?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời dựa trên trải nghiệm sử dụng các thiết bị số của bản thân.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Khi mua một sản phẩm thiết bị số thông minh mới, luôn có kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng và ghi các thông số cơ bản. Đã bao giờ các em đọc và tìm hiểu những chỉ dẫn, thông số trong các tài liệu đó có nghĩa là gì chưa? Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này - Bài 2. Khám phá thế giới thiết bị số thông minh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sử dụng đúng cách các thiết bị số

a. Mục tiêu: HS biết và nắm được cách sử dụng an toàn và đúng cách các thiết bị số.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm hiểu Hoạt động 1 SGK trang 10, đọc thông tin mục 1, thảo luận nhóm và xây dựng kiến thức mới.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu và thực hiện được các bước sử dụng thiết bị số đúng cách, an toàn như trong tài liệu hướng dẫn.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành Hoạt động 1 SGK trang 10:

Quan sát Hình 1, em hãy:

+ Phân biệt mục đích của thông điệp CẢNH BÁO và THẬN TRỌNG.

+ Thực hiện theo các bước của hướng dẫn.

- Từ đó, GV yêu cầu HS nêu ý nghĩa của tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi để thực hiện Hoạt động 1 SGK trang 10.

- HS tìm hiểu ý nghĩa của tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả Hoạt động 1.

- HS xung phong phát biểu ý nghĩa của tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Sử dụng đúng cách các thiết bị số

- Hoạt động 1:

+ Thông điệp CẢNH BÁO: nhằm báo trước cho biết việc nguy cấp có thể xảy ra nếu cố tình thực hiện hoặc không thực hiện hoạt động nào đó. (Ở tờ hướng dẫn cảnh báo rằng, nếu cố gắng làm sạch máy tính khi máy đang bật thì có thể dẫn đến điện giật hoặc hư hỏng cho các linh kiện).

+ Thông điệp THẬN TRỌNG: nhắc nhở người dùng cần hết sức cẩn thận trong hành động để tránh sai sót (gây hư hỏng cho các cấu phần bên trong).

- Ý nghĩa: Tờ hướng dẫn sử dụng thiết bị số giúp ta sử dụng an toàn và đúng cách, thường có nội dung gồm các mục: hướng dẫn an toàn, lắp đặt/ thiết đặt, vận hành, bảo trì, xử lí sự cố, thông tin hỗ trợ khách hàng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thông số kĩ thuật của các thiết bị số

a. Mục tiêu: HS đọc hiểu và giải thích được một vài thông số cơ bản của các thiết bị số thông dụng

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thực hiện Hoạt động 2 SGK trang 11 và đọc hiểu thông tin mục 2 SGK.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được một vài thông số kĩ thuật cơ bản của thiết bị số.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Hoạt động 2 SGK trang 11:

Quan sát các thiết bị trong Hình 2, em thấy chúng có các bộ phận nào giống nhau?

Hình 2. Một số thiết bị số thông dụng

- GV yêu cầu HS đọc SGK và chỉ ra các thông số kĩ thuật quan trọng về xử lí dữ liệu số của các thiết bị số điển hình.

- GV giới thiệu một vài thông số kĩ thuật khác nhau tùy vào chức năng của thiết bị:

Máy tính

Điện thoại

Tivi

Tốc độ CPU

2 GHz - 5 GHz

1,8 GHz - 2,8 GHz

1,5 GHz - 1,9 GHz

Dung lượng RAM

1 GB - 64 GB

1 GB -

18 GB

1 GB -

2,5 GB

Dung lượng lưu trữ

Hàng TB

Hàng trăm TB

Hàng GB

- GV yêu cầu HS tìm hiểu các thông số kĩ thuật quan trọng về hình ảnh kĩ thuật số:

+ GV chiếu Hình 3 và đặt câu hỏi: Em hiểu ý nghĩa con số 32'' trên màn hình như thế nào?

+ Độ phân giải điểm ảnh được thể hiện như thế nào?

+ Hình ảnh có độ phân giải cao có đặc điểm gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, trả lời Hoạt động 2 SGK.

- HS lắng nghe yêu cầu của GV và trả lời câu hỏi.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó chuyển sang hoạt động luyện tập.

2. Thông số kĩ thuật của thiết bị số

- Hoạt động 2: Các thiết bị số trong Hình 2 đều có bộ phận giống nhau là màn hình.

- Các thông số kĩ thuật quan trọng về xử lí dữ liệu số: tốc độ CPU, dung lượng RAM, dung lượng lưu trữ.

- Các thông số kĩ thuật quan trọng về hình ảnh kĩ thuật số:

+ Kích thước màn hình:

· 32'' (32 inch) thể hiện độ dài đường chéo của màn hình (1 inch ≈ 2,54 cm).

+ Độ phân giải ảnh:

· Độ phân giải điểm ảnh thể hiện bằng cặp hai số đếm điểm ảnh theo chiều ngang và theo chiều cao. Tích hai số này là số điểm ảnh của hình ảnh.

· Độ phân giải càng cao, hình ảnh càng rõ nét.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, hoàn thành trò chơi trắc nghiệm và bài tập phần Luyện tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thảo luận.

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tính số đo chiều dài, chiều rộng của màn hình máy tính bằng đơn vị cm

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi trắc nghiệm cho HS:

Câu 1: Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số thường có các mục nào sau đây?

  1. Hướng dẫn an toàn (Safety)
  2. Xử lí sự cố (Troubleshooting)
  3. Lắp đặt (Setup)
  4. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Mục "Vận hành" (Operation) trong tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị số có ý nghĩa gì?

  1. Hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc kĩ thuật,... nhằm đảm bảo sự hoạt động bình thường của thiết bị.
  2. Hướng dẫn sử dụng các tính năng của thiết bị.
  3. Hướng dẫn chẩn đoán và xử lí sơ bộ các lỗi thường gặp của thiết bị.
  4. Tất cả đáp án trên.

Câu 3: Thông số kĩ thuật quan trọng về hình ảnh kĩ thuật số là:

  1. Tốc độ CPU
  2. Độ dài đường chéo màn hình
  3. Dung lượng RAM
  4. Dung lượng lưu trữ

Câu 4: Biết một màn hình có kích thước chiều dài và chiều rộng là 33.1 cm × 20.7 cm, hỏi màn hình đó có kích thước bao nhiêu inch?

  1. 15.4 inch
  2. 15 inch
  3. 16.2 inch
  4. 16 inch

Câu 5: 12 megapixel có bao nhiêu điểm ảnh?

  1. 12 điểm ảnh 
  2. 12 nghìn điểm ảnh
  3. 12 triệu điểm ảnh
  4. 12 tỉ điểm ảnh

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, hoàn thành các bài tập: Em hãy tính số đo bằng centimet theo chiều dài và chiều rộng của màn hình máy tính có kích thước 24'', 27'', 32'' tương ứng với tỉ lệ 16:9 và 21: 9.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi trắc nghiệm.

- HS thảo luận nhóm đôi, giải quyết bài toán.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi trắc nghiệm.

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm lên bảng trình bày kết quả bài luyện tập

- HS khác quan sát, nhận xét, sửa bài (nếu có).

Kết quả :

Đáp án trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

D

B

B

A

C

Luyện tập: Với màn hình có kích thước 24'' với tỉ lệ 16 : 9, ta có:

Độ dài đường chéo 24'' = 60.96 cm.

Gọi chiều dài của màn hình là 16x (cm) thì chiều rộng của màn hình là 9x (cm).

Áp dụng định lí Py-ta-go, ta có: (16x)2 + (9x)2 = 60.962 Þ x ≈ 3.3 (cm)

Þ Kích thước màn hình là: 52.8 cm × 29.7 cm

Thực hiện tương tự, ta tính được các kích thước như sau:

Kích thước

Tỉ lệ 16:9

Tỉ lệ 21:9

Chiều dài

Chiều rộng

Chiều dài

Chiều rộng

24''

52.8 cm

29.7 cm

56.7 cm

24.3 cm

27''

59.2 cm

33.3 cm

63 cm

27 cm

32''

70.4 cm

39.6 cm

75.6 cm

32.4 cm

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để tìm hiểu các thông số kĩ thuật cơ bản của thiết bị số thông minh.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm bài tập phần Vận dụng SGK trang 12.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được cấu hình của một điện thoại thông minh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Tìm hiểu cấu hình của một điện thoại thông minh. Em hãy cho biết kích thước màn hình, tốc độ CPU, dung lượng RAM, dung lượng lưu trữ, độ phân giải camera của điện thoại đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Gợi ý : Tìm hiểu cấu hình của điện thoại Iphone 14 Promax:

Tiêu chuẩn

Thông số

Kích thước màn hình

6.7 inch

Độ phân giải

1290 × 2796 pixels

Tốc độ CPU

3.46 GHz

RAM

6 GB

ROM

128 GB, 256 GB, 512 GB và 1 TB

Camera trước

12 MP

Camera sau

3 camera gồm camera chính 48MP, camera góc siêu rộng 12MP và camera tele 12MP

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Hoàn thành phần Câu hỏi và bài tập tự kiểm tra SGK trang 12.
  • Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Khái quát về hệ điều hành.

Giáo án Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG - CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

BÀI 1. CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm cạnh tranh.
  • Giải thích được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.
  • Phân tích được vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế.
  • Phê phán những biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để làm rõ nguyên nhân, vai trò của cạnh tranh. Đồng thời biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày các thông tin, ý tưởng trong thảo luận, đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyệ, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến vấn đề cạnh tranh trong kinh tế.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; phân tích, đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện cạnh tranh; đồng tình, ủng hộ những hành vi cạnh tranh lành mạnh; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
  • Năng lực phát triển bản thân: Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu, khả năng, điều kiện của bản thân trong quan hệ cạnh tranh.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được kiến thức về cạnh tranh, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cạnh tranh; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng kinh tế về cạnh tranh; vận dụng được kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí các hiện tượng trong đời sống xã hội liên quan đến cạnh tranh.

3. Phẩm chất:

  • Trung thực và có trách nhiệm trong các mối quan hệ cạnh tranh.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học ở nhà trường vào thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, ví dụ thực tế,... về cạnh tranh;
  • Đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SGK và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS dựa vào kiến thức và hiểu biết cá nhân để đưa ra câu trả lời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc to nội dung phần Mở đầu trong SGK, tr.6: Trên thị trường, một loại sản phẩm có thể do nhiều chủ thể cùng sản xuất. Sản phẩm cùng loại có mẫu mã khác nhau, đến với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức và có thể khác biệt về giá bán.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu ví dụ về một hàng hóa được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất và cho biết sự khác biệt giữa các sản phẩm đó.

+ Theo em, vì sao các chủ thể sản xuất luôn tạo ra sự khác biệt như vậy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, suy nghĩ câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi: Mặt hàng quần áo có thể được cung cấp bởi nhiều chủ thể sản xuất nhưng có sự khác biệt về chất lượng, màu sắc, giá cả,… Các chủ thể sản xuất tạo ra sự khác biệt như vậy là để tăng giá trị cho sản phẩm.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất, kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường nên phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Hiểu rõ về cạnh tranh giúp chúng ta tham gia các hoạt động kinh tế tích cực, lành mạnh, góp phần xây dựng kinh tế xã hội văn minh, giàu đẹp. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 1. Cạnh tranh trong kinh tế thị trường.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm cạnh tranh

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm cạnh tranh.

b. Nội dung: Đọc trường hợp mục 1 - SGK tr.6, thảo luận nhóm đôi và tìm hiểu khái niệm cạnh tranh.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về khái niệm cạnh tranh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:

a. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động gì để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình.

b. Theo em, những hoạt động đó có phải là cạnh tranh không? Vì sao?

- Từ đó, GV yêu cầu HS: Hãy nêu khái niệm về cạnh tranh.

- GV có thể lấy thêm một số ví dụ về những sự cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay.

+ Cạnh tranh giữa Apple và Samsung.

+ Cạnh tranh giữa các thương hiệu đồ ăn nhanh: KFC, Lotteria, McDonald’s,…

- GV có thể cho HS xem thêm clip về cuộc chiến giữa hai đối thủ hàng đầu trong ngành công nghiệp nước giải khát là CocaCola và Pepsi:

https://youtu.be/Del3_UGkBz8(0:05 - 2:24)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm đôi, đọc trường hợp SGK tr.6 và trả lời câu hỏi.

- HS theo dõi video.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

- HS đưa ra khái niệm về cạnh tranh.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết, chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Khái niệm cạnh tranh

- Câu a: Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước giải khát Việt Nam đã thực hiện những hoạt động sau để tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình:

+ Tìm hiểu văn hóa, khẩu vị người Việt Nam để quảng bá sản phẩm.

+ Quảng cáo phù hợp với văn hóa, truyền thống của Việt Nam.

+ Tạo hương vị đặc trưng, hình ảnh sản phẩm độc đáo,…

- Câu b: Hoạt động đó là cạnh tranh vì:

Các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát luôn tranh đua nhau trong việc lựa chọn và phát triển sản phẩm để nhằm giảm chi phí sản xuất, tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm và thu lại lợi nhuận cao.

- Khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm giành điều kiện thuận lợi trong sản xuất, mua bán, tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ để có thể thu về lợi ích kinh tế cao nhất.

Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

a. Mục tiêu: HS biết được nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS nghiên cứu 2 trường hợp trong SGK để trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp làm 4 nhóm (2 nhóm thực hiện một nhiệm vụ học tập).

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu trường hợp trong SGK trang 7 và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1, 3: Trường hợp 1.

+ Nhóm 2, 4: Trường hợp 2.

Câu hỏi:

a. Em hãy cho biết những chủ thể sản xuất kinh doanh nào được nhắc đến trong các trường hợp trên. Các chủ thể đó có sự khác biệt gì với nhau?

b. Vì sao các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng? Những yếu tố nào giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các trường hợp trong mục 2 SGK.

- Các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi số 1, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV tiếp tục mời đại diện 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi số 2. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh

- Câu a:

+ Trường hợp 1:

· Các chủ thể sản xuất được nhắc đến: hộ gia đình chế biến nông sản thủ công theo phương pháp truyền thống, chủ trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến với công nghệ hiện đại.

· Các chủ thể đó có sự khác biệt về sản phẩm, chất lượng, mẫu mã, giá cả,…

+ Trường hợp 2:

· Các chủ thể sản xuất được nhắc đến: doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam.

· Các chủ thể đó có sự khác biệt về nguồn vốn, công nghệ, mức độ chuyên nghiệp, nhu cầu đáp ứng.

- Câu b:

+ Các chủ thể đó luôn phải nỗ lực chinh phục người tiêu dùng vì để thu hút người tiêu dùng với những sản phẩm do mình tạo ra, từ đó có thể thu về lợi nhuận tốt.

+ Những yếu tố giúp sản phẩm thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng:

· Chất lượng

· Mẫu mã

· Giá cả

· ……

- Kết luận nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh:

+ Các chủ thể kinh tế có sự khác biệt về hình thức sở hữu nguồn lực.

+ Các chủ thể kinh tế tồn tại độc lập với nhau.

+ Các chủ thể kinh tế đều hành động trước hết vì lợi ích của mình.

à Các chủ thể sản xuất luôn phải giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận cao nhất cho mình.

+ Người tiêu dùng cũng luôn ganh đua với nhau để mua được hàng hóa rẻ hơn với chất lượng tốt hơn.

+ Người sản xuất và người tiêu dùng cũng thường xuyên cạnh tranh với nhau để đạt được lợi ích nhiều nhất cho mình từ hoạt động trao đổi trên thị trường.

..............

Tải file tài liệu để xem thêm trọn bộ giáo án lớp 11 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm