Giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều (Cả năm) Giáo án Văn 11 năm 2023 - 2024
Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều được biên soạn kỹ lưỡng, cách trình bày khoa học các bài trong năm học giúp thầy cô sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian trong quá trình soạn giáo án lớp 11 của mình. Kế hoạch bài dạy Ngữ văn lớp 11 giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều giáo án khác tại chuyên mục giáo án lớp 11.
Giáo án Văn 11 Cánh diều năm 2023 - 2024
BÀI MỞ ĐẦU
(Nội dung và cấu trúc sách)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- HS hiểu được những nội dung chính của sách Ngữ văn 11.
- Biết được cấu trúc của sách và các bài học trong sách.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo.
b. Năng lực đặc thù
- Học sinh nắm được các yêu cầu về đọc các kiểu văn bản sẽ được học trong sách Ngữ văn 11.
- Học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản về Tiếng Việt và cách sử dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.
- Học sinh được rèn luyện kĩ năng viết, nói và nghe về một vấn đề nào đó trong xã hội cũng như trong văn học.
3. Về phẩm chất
- Giúp HS hứng thú với môn học Ngữ văn và có trách nhiệm với việc học tập của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn?: Em hãy kể tên những văn bản đã được học và thể loại tương ứng với tác phẩm đó trong chương trình học lớp 10.
- HS trả lời, GV chốt lại kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài Mở đầu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung và cách học sách Ngữ văn 11
a. Mục tiêu: HS có cái nhìn bao quát chung về nội dung cuốn sách qua tìm hiểu về hình thức, bố cục và các nội dung lớn trong sách. Để từ đó học sinh biết phương pháp học môn Ngữ Văn.
b. Nội dung: Làm việc cá nhân, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập đã có phương án trả lời.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 4, hoàn thành PHT số 1 trong thời gian 5 phút: + Có những thể loại văn học nào được hướng dẫn đọc hiểu ở sách Ngữ văn11? Liệt kê tên các văn bản được học trong chương trình theo các thể loại vào bảng sau:
+ Thể loại nào mới so với sách Ngữ văn 10? Em cần chú ý điều gì khi đọc hiểu các văn bản văn học? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - GV yêu cầu HS nộp sản phẩm. Bước 4: Nhận xét - GV nhận xét sản phẩm, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc mục II. Thực hành tiếng Việt (trang 7/SGK) và trả lời câu hỏi: + Nội dung tiếng Việt bao gồm những nội dung gì? Những nội dung tiếng Việt đó thường được biên soạn theo yêu cầu như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trả lời câu hỏi. - GV kiểm tra sản phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận định sản phẩm, nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. | I. Học đọc - Văn bản truyện: Tiễn dặn người yêu (truyện thơ dân tộc Thái), Bích Câu kì ngộ (Vũ Quốc Trân), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chí Phèo (Nam Cao), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Những người khốn khổ (Vich-to Huy-gô),… - Văn bản thơ: Sóng (Xuân Quỳnh), Tôi yêu em (Pu-skin), Hôm qua tát nước đầu đình (ca dao), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), Sông Đáy (Nguyễn Quang Thiều),… - Văn bản kí: Thương nhớ mùa xuân (Vũ Bằng), Vào chùa gặp lại (Minh Chuyên), Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường),… - Kịch bản văn học: Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Uy-li-am Sếch-xpia), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), Trương Chi (Nguyễn Đình Thi). - Thơ văn Nguyễn Du: Trao duyên, Anh hùng tiếng đã gọi rằng, Thề Nguyền, Đọc Tiểu Thanh kí. - Văn bản nghị luận: + Nghị luận xã hội: Tôi có một giấc mơ (Mác –tin Lu-thơ Kinh), Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động (Nguyễn Thị Bình). + Nghị luận văn học: Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh), Lại đọc “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân (Nguyễn Đăng Mạnh) - Văn bản thông tin: Phải coi luật pháp như khi trời để thở (Lê Quang Dũng), Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái (Hàm Châu), Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ (Phạm Văn Tình), Sông nước trong tiếng miền Nam (Trần Thị Ngọc Lang). → -Các thể loại truyện thơ dân gian, kí và kịch bản văn học là những thể loại mới so với sách Ngữ văn 10. - Những chú ý khi đọc hiểu các văn bản văn học: + Truyện: việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm phải gắn với đặc trưng thể loại. Vì vậy, cần đọc trực tiếp văn bản, nhận biết đặc điểm và cách đọc của thể loại. + Thơ: cần vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ, vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ như: đặc điểm của thơ có yếu tố tượng trưng, nhận biết, và phân tích được tác dụng của các yếu tố này trong việc biểu đạt nội dung. + Kí: cần nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại trong đó. Ngoài ra, cần nhận biết và thấy được sự kết hợp giữa sự thực và tưởng tượng, hư cấu và phi hư cấu,… + Kịch bản văn học: cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này, nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy. + Thơ văn Nguyễn Du: chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán, vận dụng những hiểu biết về Nguyễn Du để hiểu sâu tác phẩm của ông. + Văn bản nghị luận: chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và các tác giả nêu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo,.. + Văn bản thông tin: chú ý nhận biết cách triển khai thông tin, tác dụg của các yếu tố hình thức, bố cục, mạch lạc của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin; đề tài, cách đặt nhan đề, thái độ, quan điểm người viết. II. Thực hành tiếng Việt - Nội dung: kiến thức lí thuyết và bài tập rèn luyện trong mỗi bài. + Kiến thức lí thuyết: nêu khái niệm, ví dụ về đơn vị hoặc hiện tượng cần quan tâm trong tiếng Việt. + Các bài tập rèn luyện: · Nhận biết các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã học ở phần kiến thức lí thuyết. · Phân tích, lí giải đặc điểm hoặc vai trò, tác dụng của các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học. · Vận dụng kiến thức về các đơn vị, hiện tượng tiếng Việt đã được học vào việc đọc hiểu và tạo lập văn bản, sửa một số lỗi ngữ pháp thường gặp. III. Học viết 1. Quy trình và kĩ năng viết - Các kĩ năng viết cần rèn luyện: + Mở bài (theo lối phản đề, nêu câu hỏi, so sánh), kết bài theo các cách khác nhau và câu chuyển đoạn trong văn bản nghị luận. + Câu văn suy luận lô gích và câu văn có hình ảnh trong bài văn nghị luận. + Người viết và người đọc giả định, cách xưng hô trong bài viết. + Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp và đoạn văn phối hợp. + Các yếu tố hình thức của truyện và tác dụng của chúng. + Các yếu tố hình thức của thơ và tác dụng của chúng. + Cách trích dẫn trong bài viết. + Cách biểu cảm và sử dụng các từ lập luận trong văn bản nghị luận. + Cách phân tích dẫn chứng và thao tác lập luận bác bỏ. 2. Các kiểu văn bản và yêu cầu viết - Nghị luận: + Viết được văn bản nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; cấu trúc chặt chẽ, có mở đầu và kết thúc gây ấn tượng, sử dụng các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. + Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (hoặc một bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng); nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm. - Thuyết minh: + Viết được bài thuyết minh tổng hợp có lồng ghéo một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. + Viết được báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dung các thao tác cơ bản của việc nghiên cứu, biết trích dẫn, cước chú, lập danh mục tài liệu tham khảo,… IV. Học nói và nghe - Nói: + Biết trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí, kết cấu bài có ba phần rõ ràng; nêu và phân tích, đánh giá các ý kiến trái ngược, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ một cách đa dạng. + Biết giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân (tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa). + Trình bày được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội; biết sử dụng kết hợp đa phương tiện để việc trình bày được rõ ràng, sinh động và hấp dẫn. - Nghe: + Nắm bắt được nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói. + Nêu được nhận xét, đánh giá về nội dung và cách thức thuyết trình. + Biết đặt câu hỏi về những điểm cần làm rõ. - Nói nghe tương tác: Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi; tranh luận một cách hiệu quả và có văn hóa. |
BÀI THƠ SÓNG
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
- HS nhận biết, vận dụng những hiểu biết về thơ trữ tình (giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản; ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ,…) và đặc điểm của thơ để đọc hiểu các bài thơ.
- Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sóng.
- Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của thơ.
3. Về phẩm chất
- Giúp HS nhận thức được vẻ đẹp tình yêu trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
- Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
- Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi gợi mở, yêu cầu HS trả lời:
- HS trả lời câu hỏi, GV mời 2 -3 HS chia sẻ.
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học: Một cuộc đời đa đoan, một trái tim đa cảm là một Xuân Quỳnh luôn coi tình yêu là cứu cánh nhưng cũng luôn day dứt về giới hạn của tình yêu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại thơ bảy chữ và văn bản Sóng.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm và đọc văn bản. - GV đưa ra nhiệm vụ: + Nêu những thông tin quan trọng về nhà thơ mà em biết qua việc tìm hiểu từ các nguồn tài liệu. + Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng. - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ, gọi HS trả lời và các HS khác bổ sung ý kiến cho bạn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, chốt lại kiến thức. - GV bổ sung: Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV gọi HS đọc bài thơ diễn cảm. - GV yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? + Bài thơ có thể phân thành bố cục mấy phần? + Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu của bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm - HS trình bày sản phẩm thảo luận. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. => Ghi lên bảng. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả (1942 – 1988) - Quê: La Khê, Hà Đông (nay thuộc thành phố Hà Nội). - Xuất thân từ 1 gia đình công chức, mẹ mất sớm, ở với bà nội. - Từng là diễn viên múa Đoàn văn công trung ước, biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam khóa III. - Mất cùng chồng và con trai vì tai nạn giao thông tại Hải Dương (29/4/1988). - Một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ chống Mĩ, cũng là gương mặt nhà thơ nữ đáng chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. - Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn. + vừa hồn nhiên. + vừa chân thành, đằm thắm. + luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường. 2. Tác phẩm - Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình). - In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). - Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. 3. Đọc văn bản - Thể thơ: thơ năm chữ. - Bố cục: + Phần 1 (khổ 1,2): những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu. + Phần 2 (khổ 3,4): nghĩ về sóng và cội nguồn của tình yêu đôi lứa. + Phần 3 (khổ 5,6,7): nghĩ về sóng và nỗi nhớ, lòng chung thủy của người con gái. + Phần 4 (2 khổ cuối): nghĩ về sóng và khát vọng tình yêu. - Nhận xét: + Âm điệu trong bài thơ là âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi vừa dữ dội vừa nhẹ nhàng. + Các câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3 (Dữ dội/và dịu êm - Ồn ào/và lặng lẽ); 3/1/1 (Em nghĩ về/anh,/em); 3/2 (Em nghĩ về/ biển lớn – Từ nơi nào/sóng lên) + Các cặp câu đối xứng xuất hiện liên tiếp, câu sau nối thừa tiếp câu trước tựa như những đợt sóng xô bờ, sóng tiếp sóng đầy dạt dào: dữ dội và dịu êm - ồn ào và lặng lẽ, con sóng dưới lòng sâu – con sóng trên mặt nước, dẫu xuôi về phương bắc – dẫu ngược về phương nam. |
Hoạt động 2: Khám phá nội dung sách Ngữ văn 11
a. Mục tiêu: Tìm hiểu và nêu được yêu cầu cần đạt của các phần đọc hiểu, thực hành, nói viết
b. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến các mục kiến thức
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến các mục kiến thức
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: HỌC ĐỌC Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau: + Sách ngữ văn 11 tập trung về các văn bản thuộc thể loại nào?Nêu yêu cầu cần đạt của mỗi thể loại? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức NHIỆM VỤ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu trả lời câu hỏi khi học phần thực hành tiếng việt cần chú ý điều gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức NHIỆM VỤ 3: VIẾT Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu trả lời câu hỏi khi học phần Viết bạn cần thực hiện theo các bước nào và yêu cầu gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức NHIỆM VỤ 4: HỌC NÓI VÀ NGHE Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu trả lời câu hỏi Nội dung dạy nói và nghe bao gồm phần gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức | HỌC ĐỌC 1. Đọc hiểu văn bản truyện Ở chương trình Ngữ văn 11 bao gồm có các văn bản tiêu biểu về truyện thơ dân gian và truyện cụ thể: + Truyện thơ dân gian: có các văn bản trích từ tác phẩm Xống cụ xon xao ( Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái). Truyện thơ Nôm có các đoạn trích từ Bích Câu kì ngộ (Vũ Quốc Trân) và Truyện Kiều ( Nguyễn Du). + Truyện: Chí Phèo ( Nam Cao), Chữ người tử từ ( Nguyễn Tuân), Tấm lòng người mẹ ( trích tiểu thuyết Những người khốn khổ) của Vích-to Huy-g; Kép Tư bền ( Nguyễn Công Hoan), Trái tim Đan-kô ( Trích bà lão I-déc-ghin) của Mác-xim Go-rơ-ki, Một người Hà Nội ( Nguyễn Khải), Tầng hai ( Phong Điệp), Nắng đẹp miền quê ngoại ( Trang Thế Hy) - Khi đọc các tác phẩm truyện cần lưu ý: việc đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm gắn với đặc trưng thể loại. Muốn thế cần đọc trực tiếp văn bản, nhận biết đặc điểm, cách đọc phù hợp với thể loại. 2. Đọc hiểu văn bản thơ - Tác phẩm thơ được học với hai yêu cầu: đọc hiểu các bài thơ nói chung và đọc hiểu thơ có yếu tố tượng trưng: các văn bản đọc hiểu gồm: Sóng ( Xuân Quỳnh), Tôi yêu em ( Pu-skin), Hôm qua tát nước đầu đình ( Ca dao), Đây mùa thu tới ( Xuân Diệu), Sông Đáy ( Nguyễn Quang Thiều), Đây thôn Vĩ Dạ ( Hàn Mặc Tử), Tình ca ban mai ( Chế Lan Viên), Tràng giang ( Huy Cận). - Khi đọc vừa phải vận dụng yêu cầu về cách đọc hiểu thơ nói chung vừa cần chú ý những yêu cầu riêng của mỗi văn bản thơ, Chẳng hạn cần chú ý đặc điểm của thơ có yếu tố tượng trưng nhận biết và phân tích được tác dụng của các yếu tố này trong việc biểu đạt nội dung từ đó vận dụng vào các bài thơ cụ thể. 3. Đọc hiểu văn bản kí - Tác phẩm kí bao gồm có tùy bút, tản văn và truyện kí: Thương nhớ mùa xuân (trích thương nhớ mười hai – Vũ Bằng), Vào chùa gặp lại ( Minh Chuyên), Ai đã đặt tên cho dòng sông ( Hoàng Phủ Ngọc Tường) và Bánh mì Sài Gòn ( Huỳnh Ngọc Tráng) - Khi đọc chúng ta cần nắm được các đặc điểm chung và riêng của mỗi thể loại kí, Chẳng hạn tùy bút ghi chép lại một caschtuwj do những suy nghĩ cảm xúc mang đậm màu sắc cá nhân của tác giả vè con người và sự việc. Vì thế đọc tùy bút cần nhận biết được đặc điểm ngôn ngữ giàu chất thơ, sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình…. 4. Đọc hiểu kịch bản văn học - Kịch bản văn học tập trung vào thể loại bi kịch với các đoạn trích từ những tác phẩm nổi tiếng như Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng. Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Uy-li-am Sếch-xpia, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Trương Chi của Nguyễn Đình Thi. - Đọc kích bản văn học ngoài việc hiểu nội dung cụ thể của mỗi văn bản cần chú ý chỉ ra sự khác biệt về ngôn ngữ và hình thức trình bày của loại văn bản này so với văn bản thơ, truyện… nhận biết và phân tích tác dụng của cách trình bày ấy xác định được cách thức đọc hiểu phù hợp. 5. Đọc hiểu thơ văn Nguyễn Du - Những hiểu biết về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Du được cung cấp thông qua văn bản Nguyễn Du – cuộc đời và sự nghiệp. Tiếp đó sẽ đọc hiểu các tác phẩm mổi bật của đại thi hào dân tộc gồm : Truyện Kiều ( với các đoạn trích Trao duyên, Anh hùng tiếngđã gọi rằng, Thề nguyền) và bài thơ chữ hán Đọc tiểu Thanh Kí. - Khi đọc thơ văn Nguyễn Du ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu truyện thơ Nôm, thơ chữ Hán cần biết vận dụng những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Du để hiểu sâu hơn tác phẩm của ông. 6. Đọc hiểu văn bản nghị luận - Nghị luận xã hội gồm các văn bản: Tôi có một ước mơ của Mác-tin Lu-thơ Kinh, Thế hệ trẻ cần có quyết tâm lớn và phải biết hành động của nguyễn Thị Bình. Nghị luận văn học có văn bản trích từ bài Một thời đại trong thi ca ( Hoài Thanh) và văn bản Lại đọc chữ người tử từ của Nguyễn Tuân - Kh đọc văn bản nghị luận cần chú ý đến đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của các yếu tố thuyết minh hoặc biểu cảm. tự sự…. 7. Đọc hiểu văn bản thông tin - Văn bản thông tin trong sách ngữ văn gồm : Phải coi pháp luật như khí trời để thở ( Lê Quang Dũng), Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái ( Hàm Châu), Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ ( Phạm Văn Tỉnh), Sông nước trong tiếng miền Nam ( Trần Thị Ngọc Lang). Nội dung của các văn bản này đó chính là tập trung vào pháp luật, tiếng Việt và người Việt trong đời sống. - Khi đọc các văn bản thông tin cần chú ý nhận biết cách triển khai thông tin, tác dụng của các yếu tố hình thức, bố cục, mạch lac của văn bản, cách trình bày dữ liệu, thông tin: đề tài, cách đặt nhan đề, thái độ, quan điểm của người viết. II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT - Nội dung tiếng Việt gồm: kiến thức lí thuyết và bài tập rèn luyện - Kiến thức lí thuyết thường nêu khái niệ và ví dụ về đơn vị hoặc hiện tượng cần quan tâm trong Tiếng Việt, trường hợp cần thiết thì nêu thêm các loại đơn vị và hiện tượng cùng tác dụng của chúng. - Các bài tập rèn luyện tiếng Việt vừa củng cố kiến thức lý thuyết vừa tạo điều kiện để học sinh vận dụng vào đọc hiểu văn bản, trước hết là những văn bản đọc hiểu trong mỗi bài học.
III. VIẾT - Kỹ năng viết văn bản theo bốn bước. Các kĩ năng viết găn với mỗi bài như sau ( PHỤ LỤC 1 – dưới bảng) - Khi thực hiện bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau ( PHỤ LỤC 2 – bảng dưới)
IV: HỌC NÓI VÀ NGHE PHỤ LỤC 3 |
..............
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án Văn 11 Cánh diều