Giáo án lớp 11 sách Chân trời sáng tạo - Tất cả các môn Kế hoạch bài dạy lớp 11 năm 2023 - 2024 (11 môn)
Giáo án lớp 11 sách Chân trời sáng tạo bao gồm 11 môn mang đến các bài soạn hay, chi tiết giúp thầy cô tham khảo nhanh chóng soạn giáo án cho riêng mình.
Kế hoạch bài dạy lớp 11 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học các bài học theo chương trình sách giáo khoa. Trọn bộ giáo án lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giáo án lớp 11 Chân trời sáng tạo năm 2023 - 2024 mời quý thầy cô cùng tham khảo tại đây.
Trọn bộ giáo án lớp 11 Chân trời sáng tạo
Giáo án môn Ngữ văn 11
BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN
(Tùy bút, tản văn)
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và tùy bút, tản văn nói riêng như: yếu tố trữ tình, yếu tố tự sự, ngôn ngữ văn học…
– Phân tích và đánh giá được yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình của văn bản; phân tích được cái tôi của tác giả và ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
– Viết được một văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
– Viết được bài văn giới thiệu được một tác phẩm văn học hoặc một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân.
– Yêu thiên nhiên và bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên: sông nước, núi rừng…
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
– Năng lực tự chủ và tự học: thông qua hoạt động chuẩn bị bài trước ở nhà, hoạt động luyện tập vận dụng.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua hoạt động thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết phân tích và đánh giá được một số tác phẩm truyện.
2.2. Năng lực đặc thù
– Năng lực văn học:
+ Năng lực đọc – hiểu văn bản: Thông qua việc tìm hiểu về đặc điểm của văn bản, HS biết cách phân tích những đặc trưng của thể loại văn bản.
+ Năng lực tạo lập văn bản: Biết cách vận dụng kiến thức để viết một bài văn.
– Năng lực ngôn ngữ:
+ Biết lựa chọn ngôn ngữ khi viết một bài văn.
+ Trình bày kết quả học tập một cách tự tin, có sức thuyết phục.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Có trách nhiệm với bản thân, với tập thể, đóng góp công sức của bản thân để hoàn thành mục tiêu học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã được ngắm nhìn những cảnh đẹp nào của thiên nhiên và thế giới xung quanh? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về cảnh đẹp mà em yêu thích nhất.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Thông điệp từ thiên nhiên, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: yêu thương con người, yêu thiên nhiên… - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng |
Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu:
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện nói chung và tùy bút, tản văn nói riêng như: yếu tố trữ tình, yếu tố tự sự, ngôn ngữ văn học…
– Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
– Năng lực đặc thù: Đọc, viết.
– Có ý thức vận dụng kiến thức vào các văn bản đọc ở các tiết học sau.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết và phân tích được yếu tố trữ tình, yếu tố tự sự, ngôn ngữ văn học… trong văn bản.
– Nhận biết và phân tích được cái tôi của tác giả và ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
- Xác định và phân tích được đặc trưng của thể loại bút kí và đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
- Phân tích, bình luận về cá tính sắc nét trong sự thể hiện vẻ đẹp của dòng sông ở hai tác phẩm của Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Tự nhận thức về tấm lòng trân trọng trước những giá trị văn hóa của đất nước, qua đó rút ra bài học về sự gắn bó của mỗi cá nhân với quê hương đất nước.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Yêu thương con người, yêu thiên nhiên…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 11 soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
1. Bạn đã biết gì về Huế? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.
2. Dựa vào nhan đề và hình ảnh minh họa, bạn dự đoán gì về nội dung của văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Nguyễn Tuân từng ca ngợi: Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường có rất nhiều ánh lửa. Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? đi sâu khám phá cá tính Huế từ một dòng sông xứ Huế. Đây là một tác phẩm đặc sắc vừa thể hiện những nét đẹp độc đáo của sông Hương, vừa thể hiện nét tài hoa, uyên bác của cái tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường nhạy cảm, tinh tế, nhất mực say mê cái đẹp của quê hương, đất nước.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: đọc và giới thiệu về tác giả Trương Nam Hương và tác phẩm Trong lời mẹ hát. - GV hướng dẫn cách đọc. GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. | I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. - Quê gốc ở Quảng Trị sống, học tập, trưởng thành và gắn bó sâu sắc với Huế. - Chuyên viết thể loại bút ký. - Phong cách nghệ thuật: kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý... Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. 2. Tác phẩm: a. Thể loại: bút kí. b. Tiêu đề: ″ Ai đã đặt tên cho dòng sông ″ → giàu chất thơ. c. Đề tài: Viết về sông Hương và xứ Huế. d. Nội dung: miêu tả vẻ đẹp của sông Hương từ nhiều góc độ như thiên nhiên văn hoá, lịch sử và nghệ thuật. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Xác định được thể loại của bài thơ.
- Xác định được cách gieo vần, bố cục và mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Nhận biết và phân tích các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng.
- Nhận diện và phân tích được ý nghĩa nội dung và nghệ thuật mà tác giả gửi gắm trong bài thơ.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
............
Giáo án Vật lý 11
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG
BÀI 1: MÔ TẢ DAO ĐỘNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thí nghiệm đơn giản về dao động, một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.
- Định nghĩa biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
- Mô tả dao động điều hoà.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.
Năng lực vật lí:
- Nhận thức vật lí: Định nghĩa biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha. Mô tả dao động điều hoà.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức về dao động để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK
- Máy chiếu, máy tính (nếu có)
2. Đối với học sinh:
- SGK, SBT Vật lí 11
- Tư liệu, tranh ảnh, video,... liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có được khái niệm ban đầu về dao động cơ và đặc điểm chung của chúng..
b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh về vật dao động trong cuộc sống hằng ngày như đàn ghi ta rung động, dao động của quả lắc đồng hồ, dao động của cánh chim ruồi... thảo luận về khía niệm dao động cơ và những đặc điểm chung của dao động cơ.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về những đặc điểm chung của dao động cơ
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu video/ hình ành về một số vật dao động trong thực tế
+ dây đàn ghita rung động
+ Xích đu đung đưa
+ Dao động của quả lắc đồng hồ
+ Dao động của cánh chim ruồi để giữ cho cơ thể bay tại chỗ trong không trung khi hút mật
- GV đặt câu hỏi: Vậy dao động có đặc điểm gì và được mô tả như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
(HS chưa cần trả lời chính xác và đầy đủ: ví dụ các vật đều chuyển động quanh một vị trí đặc biệt)
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Mô tả dao động
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm dao động tự do
a. Mục tiêu:
- HS làm thí nghiệm, quan sát để tìm ra những đặc điểm chung của dao động
b. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm và thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa.
c. Sản phẩm học tập: Rút ra được những đặc điểm của dao động điều hòa
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Khái niệm dao động - GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm bao gồm: lò xo nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ - GV cho HS làm việc nhóm lần lượt theo các yêu cầu trong phần TL1 (SGK – tr5) 1. Từ một số dụng cụ đơn giản như: lò xo nhẹ, dây nhẹ không dãn, vật nặng và giá đỡ. a) Em hãy thực hiện hai thí nghiệm sau: - Cố định một đầu của lò xo, gắn vật nặng vào đầu còn lại của lò xo như Hình 1.2a. Kéo vật nặng xuống một đoạn theo phương thẳng đứng và buông nhẹ. - Cố định một đầu của dây nhẹ không dãn, gắn vật nặng vào đầu còn lại của dây. Kéo vật nặng để dây treo lệch một góc xác định và buông nhẹ. b) Quan sát và mô tả chuyển động của các vật, nêu điểm giống nhau về chuyển động của chúng. à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và phát biểu thành kết luận, yêu cầu HS ghi vào vở - GV chiếu video về những thí nghiệm về sao động cho HS quan sát - GV thông báo với HS: Dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau được gọi là dao động tuần hoàn. - GV đưa ví dụ về dao động tuần hoàn (dao động của quả lắc đồng hồ) cho HS dễ hình dung. - GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung trong SGK, thảo luận nhóm đôi trả lời phần hoạt động 2, 3 (SGK – tr6) TL2 (SGK – tr6) Nêu một số ví dụ về dao động tuần hoàn TL3 (SGK – tr6) Hãy nêu một ứng dụng của dao động tuần hoàn trong cuộc sống * Dao động tự do - Xét các hệ thực hiện dao động: con lắc lò xo gồm vật nặng được gắn vào một đầu của lò xo (Hình 1.2a), con lắc đơn gồm vật nặng được gắn vào đầu một dây không dãn (Hình 1.2b). - GV yêu cầu HS xác định các lực tác dụng lên con lắc lò xo và con lắc đơn. - GV thông báo với HS: Lực đàn hồi tác dụng lên vật trong con lắc lò xo và trọng lực tác dụng lên vật trong con lắc đơn gọi là nội lực của hệ. - GV kết luận về khái niệm của dao động tự do: Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực được gọi là dao động tự do (dao động riêng). - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập trong SGK – tr8: Nêu một số ví dụ về các vật dao động tự do trong thực tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về những đặc điểm của dao động cơ - HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. KHÁI NIỆM DAO ĐỘNG TỰ DO 1. Khái niệm dao động * TL1 (SGK – tr5) a) Thí nghiệm dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo b) Mô tả chuyển động: con lắc lò xo và con lắc đơn dao động xung quanh một vị trí xác định. - Điểm giống nhau về chuyển động của chúng: + Chuyển động có tính lặp lại + Chuyển động có giới hạn trong không gian * Kết luận Dao động cơ học là sự chuyển động có giới hạn trong không gian của một vật quanh một vị trí xác định gọi là vị trí cân bằng. * TL2 (SGK – tr6) Ví dụ về dao động tuần hoàn: chuyển động của con lắc đơn; chuyển động lên xuống của lò xo; dao động của sóng điện từ, chuyển động của con lắc đồng hồ,… * TL3 (SGK – tr6) Ứng dụng của dao động tuần hoàn trong cuộc sống: Dao động điện từ của dòng điện sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. 2. Dao dộng tự do Dao động của hệ xảy ra dưới tác dụng chỉ của nội lực được gọi là dao động tự do (dao động riêng) LT (SGK – tr6) Ví dụ về dao động tự do: Chiếc thuyền nhấp nhô tại chỗ neo, chuyển động đung đưa của chiếc lá, chuyển động của mặt nước gợn sóng, chuyển động của xích đu hoặc bập bênh, chuyển động của dây đàn guitar sau khi gảy,... |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về dao động điều hòa
a. Mục tiêu:
- HS dựa vào thí nghiệm khảo sát được sự phụ thuộc tọa độ của vật dao động theo thời gian
- HS phải biểu được khái niệm dao động điều hoà; định nghĩa biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha
- Vận dụng các đại lượng vật lí đặc trưng để mô tả dao động điều hòa
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh, video thí nghiệm dao động của con lắc lò xo; giới thiệu về đồ thị dao động của con lắc; Định nghĩa biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha và yêu cầu HS trả lời các câu hỏi khám phá.
c. Sản phẩm học tập: HS biết được các đại lượng vật lí đặc trưng của dao động điều hòa, vận dụng các đại lượng đó để mô tả dao động điều hòa
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đồ thị của dao động điều hòa - GV giới thiệu cho HS về thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc tọa độ của vật dao động theo thời gian như nội dung trong SGK + Dụng cụ thí nghiệm + Tiến hành thí nghiệm (SGK – tr7) · Tọa độ của vật nặng tại những thời điểm khác nhau · Đồ thị tạo độ - thời gian của vật dao động trong thí nghiệm - GV yêu cầu HS dựa vào đồ thị trả lời câu hỏi phần LT4 (SGK - tr7): Nhận xét về hình dạng đồ thị tạo độ - thời gian của vật dao động trong hình 1.4 * Li độ, biên độ, chu kì dao động, tần số dao động - GV chiếu hình ảnh cho biết vị trí của vật nặng trong hệ con lắc lò xo tại các thời điểm khác nhau - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, nghiên cứu nội dung trong SGK, thảo luận cho biết thế nào là li độ, biên độ, chu kì dao động và tần số dao động - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi LT5, LT 6 (SGK – tr8,9) LT 5 (SGK – tr8) Quan sát Hình 1.5 và chỉ ra những điểm: a) Có toạ độ dương, âm hoặc bằng không. b) Có khoảng cách đến vị trí cân bằng cực đại. c) Gần nhau nhất có cùng trạng thái chuyển động. LT 6 (SGK – tr9) Một con ong mật đang bay tại chỗ trong không trung (Hình 1.6), đập cánh với tần số khoảng 300 Hz. Xác định số dao động mà cánh ong mật thực hiện trong 1 s và chu kì dao động của cánh ong * Khái niệm dao động điều hòa - GV chú ý với HS: Khi lực cản trong quá trình dao động là không đáng kể, đồ thị tạo độ - thời gian cũng chính là đồ thị li độ - thời gian - Từ đó, GV giới thiệu với HS về khái niệm dao động điều hòa * Pha dao dộng, độ lệch pha, tần số góc - GV giới thiệu với HS khái niệm vệ pha dao động - GV chú ý: Khi xét hai dao động cùng chu kì (cùng tần số), ta thường quan tâm đến độ lệch pha giữa chúng - GV yêu cầu HS quan sát đồ thị và trả lời câu hỏi LT7 (SGK – tr10): Quan sát Hình 1.7, so sánh biên độ và li độ của hai dao động 1 và 2 tại mỗi thời điểm. - Dựa vào kết quả trả lời câu hỏi trong LT7, GV giới thiệu với HS về khái niệm độ lệch pha và công thức tính độ lệch pha giữa hai dao động - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu về tần số góc + Thế nào là tần số góc của dạo động? Kí hiệu của tần số góc + Công thức xác định tần số góc? + TL8 (SGK – tr10): Dựa vào dữ kiện trong câu thảo luận 6, xác định tần số gócc khi ong đập cánh
* Vận dụng các đại lượng vật lí đặc trưng để mô tả dao động điều hòa - GV yêu cầu HS đọc và phân tích ví dụ 1, ví dụ 2 trong SGK – tr11 để hiểu về cách xác định các đại lượng biên độ, chu kì, tần số, tần số góc và độ lệch pha trong dao động điều hòa - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.9 và trả lời câu hỏi thảo luận 9 (SGK – tr11) Xác định độ lệch pha giữa hai dao động trong Hình 1,9 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát thí hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập. | II. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA 1. Thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc tọa độ của vật dao động theo thời gian LT4 (SGK – tr7) Đồ thị tọa độ - thời gian của vật dao động trong Hình 1.4 có dạng hình sin
2. Li độ, biên độ, chi kì dao động, tần số dao động - Li độ của vật dao độ là tọa độ của vật mà gốc tọa độ được chọn trùng với vị trí cân bằng - Biên độ là đôj lớn cực đại của li độ - Chu kì dao động là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động - Tần số dao động được xác định bởi số dao động mà vật thực hiện được trong một giây - Trong hệ SI, chu kì dao động có đơn vị là giây (s) và tần số dao động có đơn vị là héc (Hz) a) Điểm G, P có toạ độ dương; điểm E, M, R có tọa độ âm; điểm F, H, N, Q có tọa độ bằng không. b) Điểm E, G, M, P, R có khoảng cách đến vị trí cân bằng cực đại. c) Điểm gần nhau nhất có cùng trạng thái chuyển động: điểm G và P; điểm E và M; điểm M và R LT 6 (SGK – tr9) - Số dao động mà con ong thực hiện: - Chu kì dao động của cánh ong 3. Khái niệm dao động điều hòa - Dao động điều hòa là dao động tuần hoàn mà li độ của vật dao động là một hàm cosin (hoặc sin) theo thời gian.
4. Pha dao động, độ lệch pha, tần số góc - Pha dao động là một đại lượng đặc trưng cho trạng thái của vật trong quá trình dao động. TL7 (SGK – tr10) Tại thời điểm t = 0, vật 1 đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương của trục toạ độ. Sau một khoảng thời gian ngắn nhất , vật 2 mới đạt được trạng thái tương tự. - Độ lệch pha giữa hai dao động điều hòa cùng chu kì (cùng tần số) được xác định theo công thức: - Tần số góc của dao động là đại lượng đặc trưng cho tốc độ biến thiên của pha dao động. - Đối với dao động điều hoà, tần số góc có giá trị không đổi và được xác định theo công thức: - Trong hệ SI, tần số góc có đơn vị là radian trên giây (rad/s). LT8 (SGK – tr10) Tần số góc khi ong đập cánh: 5. Vận dụng các đại lượng vật lí đặc trưng để mô tả dao động điều hòa - Ví dụ 1 (SGK – tr11) - Ví dụ 2 (SGK – tr11) LT9 (SGK – tr11) Trong quá trình dao động, vật thứ nhất đi qua vị trí biên thì vật thứ hai đi qua vị trí cân bằng. Nghĩa là khoảng thời gian ngắn nhất để 2 vật có cùng trạng thái dao động là: Độ lệch pha giữa hai dao động là: => Hai dao động vuông pha với nhau. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
b. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập vận dụng liên quan
Nội dung: GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời
Sản phẩm học tập: HS vận dụng kiến thức về dao động điều hòa để trả lời câu hỏi GV đưa ra
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chiếu câu hỏi bài tập:
Câu 1: Quan sát đồ thị li độ – thời gian của hai vật dao động điều hoà được thể hiện trong Hình 1.8. Hãy xác định biên độ, chu kì, tần số, tần số góc của mỗi vật dao động và độ lệch pha giữa hai dao động.
Câu 2: Vẽ phác đồ thị li độ - thời gian của hai dao động điều hòa trong các trường hợp sau:
a) Cùng biên độ, chu kì của dao động thứ nhất bằng ba lần chu kì của dao động thứ hai
b) Biên độ của dao động thứ nhất bằng hai lần biên độ của dao động thứ hoi, cùng chu kì, cùng pha.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:
Câu 1.
- 2 Vật dao động cùng biên độ: A = 10 cm
- 2 Vật dao động cùng chu kì: T = 1 s
- Tần số dao động của 2 vật:
- Tần số góc của 2 vật là: rad/s
- Trong quá trình dao động, vật 1 đi qua biên dương thì vật 2 đi qua biên âm. Nghĩa là khoảng thời gian ngắn nhất để 2 vật có cùng trạng thái dao động là:
=> Độ lệch pha giữa hai dao động là:
=> 2 vật dao động ngược pha
Câu 2.
a) Cùng biên độ, chu kì của dao động thứ nhất bằng ba lần chu kì của dao động thứ hai
b) Biên độ của dao động thứ nhất bằng hai lần biên độ của dao động thứ hai, cùng chu kì, cùng pha
Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
* Hướng dẫn về nhà
- Xem lại kiến thức đã học ở bài 1.
- Hoàn thành luyện tập (SGK – tr12); bài tập 1, 2 (SGK – tr13)
- Đọc thêm phần mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều
- Xem trước nội dung Bài 2. Phương trình dao động điều hòa
Giáo án Toán 11
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
Bài 1: Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được các khái niệm cơ bản về góc lượng giác.
- Nhận biết khái niệm giá trị lượng giác của một góc lượng giác.
- Mô tả bảng giá trị lượng giác của một số góc lượng giác thường gặp; hệ thức cơ bản giữa các giá trị lượng giác của một góc lượng giác; quan hệ giữa các giá trị lượng giác của các góc lượng giác có liên quan đặc biệt: bù nhau, phụ nhau, đối nhau, hơn kém nhau π.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
- Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và nội dung bài học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các bài toán.
- Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học thông qua các bài toán thực tiễn gắn với giá trị lượng giác của góc lượng giác.
- Giao tiếp toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán: Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc lượng giác khi biết số đo của góc đó.
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV
SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học, thước thẳng có chia khoảng, phiếu học tập.
2. Đối với HS
SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Tạo tình huống để HS tiếp cận đến bài học.
- HS được tạo tâm thế cho bài học.
b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu, bước đầu có hình dung về nội dung bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Trên mặt chiếc đồng hồ, kim giây đang ở vị trí ban đầu chỉ vào số 3 (Hình 1). Kim giây quay ba vòng và một phần tư 1 vòng (tức là 3 1 4 314 vòng) đến vị trí cuối chỉ vào số 6. Khi quay như thế, kim giây đã quét một góc với tia đầu chỉ vào số 3, tia cuối chỉ vào số 6.
- GV nêu câu hỏi: Góc đó gợi nên khái niệm gì trong toán học? Những góc như thế có tính chất gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết được vấn đề trên, chúng ta cùng tìm hiểu nhé”.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Khái niệm góc lượng giác, số đo của góc lượng giác, hệ thức Chasles
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được khái niệm góc lượng giác, xác định được số đo của góc lượng giác và tính chất. Phân biệt giữa góc lượng giác và góc hình học.
- Nhận biết được các đơn vị đo góc và mối quan hệ giữa chúng.
- Nhận biết hệ thức Chasles.
b) Nội dung: HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ làm các HĐ1, 2, 3, 4, 5, Luyện tập 1, 2, 3, 4, 5, đọc hiểu các Ví dụ.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, nhận biết khái niệm góc lượng giác và xác định được số đo của góc lượng giác, thiết lập được mối quan hệ giữa độ và rađian.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Nhắc lại khái niệm góc hình học và số đo của chúng - GV cho HS thực hiện HĐ1 - GV cho HS đọc hiểu SGK, giới thiệu về đơn vị đo radian. - GV đặt các câu hỏi gợi mở về mối quan hệ giữa độ và radian, từ đó thiết lập công thức chuyển đổi giữa chúng. + CH1: Độ dài của nửa đường tròn lượng giác bằng bao nhiêu? + CH2: Nử đường tròn có số đo bằng bao nhiêu (số đo góc và rađian)? + CH3: Rút ra công thức đổi đơn vị đo từ rađian sang độ và ngược lại. - Đánh giá, nhận xét, tổng hợp chốt kiến thức: Trên cơ sở câu trả lời của học sinh, giáo viên chuẩn hóa lời giải, từ đó hình thành kiến thức. - GV nhắc nhở HS về chú ý. | I. Góc lượng giác 1. Góc hình học và số đo của chúng HĐ1: Góc (còn được gọi là góc hình học) là hình gồm hai tia chung gốc. Mỗi góc có một số đo, đơn vị đo góc (hình học) là độ. Số đo của một góc (hình học) không vượt quá 180°. Chẳng hạn: Góc xOy gồm hai tia Ox và Oy chung gốc O có số đo là 60° (hình vẽ). |
Giáo án môn Tiếng Anh 11 Friends Global
LESSON PLAN
TIẾNG ANH 11 FRIENDS GLOBAL
UNIT INTRODUCTION
LESSON IA- VOCABULARY: HOLIDAYS
I. OBJECTIVES
By the end of this lesson, Ss will be able to:
1. Knowledge
- Gain an overview about holiday activities.
- Gain vocabulary to talk about what they did in the holidays.
2. Competences
- Develop communication skills and creativity.
- Be collaborative and supportive in pair work and teamwork.
- Actively join in class activities.
3. Personal qualities
- Understand the life events.
- Develop self-study skills.
II. MATERIALS
- Grade 11 textbook, Unit Introduction, A Vocabulary
- Computer connected to the Internet
- Projector / TV/ pictures and cards
- Phần mềm tương tác sachso.vn
Language analysis
Form | Pronunciation | Meaning |
1. tourist attraction (n) | /ˈtʊərɪst əˈtrækʃn/ | a place that people visit for pleasure and interest, usually while they are on holiday |
2. aquarium (n) | /əˈkweriəm/ | a large glass container in which fish and other water creatures and plants are kept |
3. ruin (n) | /ˈruːɪn/ | the state or process of being destroyed or severely damaged |
Assumption
Anticipated difficulties | Solutions |
Students are reluctant to work in groups. | - Encourage students to work in pairs and in groups so that they can help each other. - Provide feedback and help if necessary. |
Students may lack vocabulary to deliver a speech | - Explain expectations for each task in detail. - Continue to explain task expectations in small chunks (before every activity). - Provide vocabulary and useful language before assigning tasks - Encourage students to work in groups so that they can help each other. |
III. PROCEDURES
1. WARM-UP (5 mins)
a. Objectives:
- Introduce the new lesson and set the scene for Ss to acquire new language.
- Get students' attention at the beginning of the class by means of enjoyable and short activities as well as to engage them in the steps that followed.
b. Content:
- Game: What’s behind the box?
- Exercise 1. (p.8)
c. Expected outcomes:
- Students can gain more confidence and interest in the lesson.
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES | CONTENTS |
GAME: What’s behind the box? - T divides class into 4 teams. - T clicks the Remove box button. This removes one box from the board one by one. Members in 4 teams guess what the picture is and raise hand to gain turn. If the team guess correctly, they win. Otherwise, the game continues. - Once a team has correctly identified the picture, teacher clicks the next slide button in the upper right to go to the next board. - Picture 5 is also the content of Exercise 1. | Answers: 1. Hoi An ancient town 2. Hoan Kiem lake 3. Ha Long Bay 4. Mekong Delta’s floating markets 5. Golden Bridge. |
e. Assessment
- Teacher observes the groups and give feedback.
2. ACTIVITY 1: PRESENTATION (4 mins)
a. Objectives:
- To get students learn vocabulary related to the topic.
b. Content:
- Pre-teach vocabulary related to the topic.
c. Expected outcomes:
- Ss know how to pronounce the new words precisely and use them in appropriate contexts.
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES | CONTENTS |
Vocabulary pre-teaching - Teacher introduces the vocabulary. - Teacher explains the meaning of the new vocabulary by pictures. - Teacher checks students’ understanding. - Teacher reveals that these words will appear in the reading text and asks students to open their textbook to discover further. | New words: 1. tourist attraction (n) 2. aquarium (n) 3. ruin (n) |
e. Assessment
- Teacher checks students’ pronunciation and gives feedback.
- Teacher observes Ss’ writing of vocabulary on their notebooks.
3. ACTIVITY 2: PRACTICE (23 mins)
a. Objectives:
- Ss can answer the questions to critical thinking.
- They can also finish the tasks in the textbook.
b. Content:
- Exercise 2. (p.8)
- Exercise 3. (p.8)
- Exercise 4. (p.8)
- Exercise 5. (p.8)
- Exercise 6. (p.8)
c. Expected outcomes:
- Students can thoroughly understand the content of the text and complete the tasks successfully.
d. Organisation
TEACHER’S AND STUDENTS’ ACTIVITIES | CONTENTS |
Exercise 2. Read and listen to the dialogue. Who had a more enjoyable holiday: Dave or Lan? (4 mins) | |
- Play the recording for students to read and listen and note down their answer. - Check the answer as a class. Ask students which words and phrases helped them to choose their answer. | Answer key: Lan had a more enjoyable holiday. |
Exercise 3. Look at the list of tourist and visitor attractions below. Then underline three more in the dialogue. How many more can you think of? (4 mins) | |
- Go through the tourist attractions together. Check the meaning and practice the pronunciation, particularly for aquarium /əˈkweəriəm/ and harbour /ˈhɑːbə(r)/. - Students find three more attractions in the dialogue in exercise 2. - Students brainstorm more attractions in pairs. - Check answers as a class. | Answer key: Ancient town Island Theme Park |
Exercise 4. Complete the holiday activities with the words or phrases below. (5 mins) | |
- Go through the instructions and holiday activities together. Check the meaning and pronunciation. - Point out that the activities must match the verbs. - Students do the exercise. - Check answers as a class. | Answer key: 1 a castle 2 a theme park 3 kayaking 4 mountain biking 5 a bike ride 6 an excursion 7 a bike 8 beach volleyball 9 cards 10 the beach |
Exercise 5. Find three of the holiday activities from exercise 4 in the dialogue in exercise 2. (5 mins) | |
- Students find the three holiday activities in the dialogue in exercise 2. - Check answers as a class. | Answer key: buy a lot of souvenirs, go on a boat trip, visit a theme park |
Exercise 6. Underline examples of the following past simple forms in the dialogue. (5 mins) | |
- In pairs, students find examples of past simple forms. - Check answers as a class. | Answer key: 1 We visited Ba Na Hills …; … and we visited a theme park a couple of times. 2 Yes, it was great, thanks. I went on a city break … No, we went to Da Nang. We bought a lot of souvenirs. The weather was bad. I hung out with my friends. We went to a music festival …; Yes, it was OK. 3 But I didn’t do much. We didn’t go away. Just a shame the holidays weren’t longer. 4 Did you have a good holiday? What did you get up to? Did you have a good time? / Did you go on a boat trip to Cham Island? |
...............
Giáo án Lịch sử 11
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 4: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ
CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)
BÀI 7: CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1945)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
- Phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam. Trình bày được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, đối tượng xâm lược, những trận đánh lớn, kết quả.
- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược và nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.
- Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
- Có ý thức trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam, sẵn sàng tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và đóng góp xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: tìm hiểu được các vấn đề về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao; Trình bày được ý kiến của bản thân về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
- Giải quyết vấn để và sáng tạo: thu thập được thông tin liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được các giải pháp; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề do GV yêu cầu.
Năng lực riêng:
- Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam; Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam; Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.
- Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Phân tích được vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam; Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược; Giải thích được nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.
- Phát triển năng lựcvận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: trân trọng, tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ, xây dựng đất nước của dân tộc.
- Trách nhiệm: sẵn sàng đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Máy tính, máy chiếu, micro, bảng hoạt động nhóm, phấn,...
- Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ các cuộc kháng chiến.
- Phiếu học tập số 1: Bảng KWHL để tìm hiểu mục tiêu bài học.
- Phiếu học tập số 2: “Bảng tóm tắt nội dung chính của các cuộc kháng chiến trong lịch sử chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” theo các tiêu chí:
STT | Các cuộc kháng chiến tiêu biểu | Lãnh đạo | Những trận đánh lớn | Kết quả/ ý nghĩa | Nghệ thuật quân sự/ Bài học kinh nghiệm |
1 | Kháng chiến chống quân Nam Hán và chiến thắng Bạch Đăng năm 938. | ? | ? | ? | ? |
2 | Kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 981. | ? | ? | ? | ? |
3 | Kháng chiến chống quân xâm lược Tống năm 1075 - 1077 | ? | ? | ? | ? |
4 | Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên | ? | ? | ? | ? |
5 | Cuộc kháng chiến chống quân xâm Xiêm năm 1785 | ? | ? | ? | ? |
6 | Cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789. | ? | ? | ? | ? |
Phiếu học tập số 3: bảng so sánh nguyên nhân thành công và thất bại của các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
2. Đối với học sinh
- SHS Lịch sử 11.
- Đọc trước SHS tìm hiểu bài học.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS, tạo không khí vui vẻ khám phá bài học mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, tìm ô chữ chủ đề liên quan đến bài học.
Sản phẩm: HS tìm được ô chữ chủ đề liên quan đến bài học và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi Ô chữ bí mật.
+ HS tìm ô chữ chìa khóa của bài học qua các câu thơ về anh hùng dân tộc Việt Nam trong các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
+ 2 nhóm có quyền lựa chọn bất cứ ô chữ nào để giải đố.
+ Nhóm nào giải đúng ô chữ sẽ được cộng điểm.
- GV lần lượt đọc các ô chữ hàng ngang:
+ Ô số 1 (10 chữ cái): Người anh hừng trẻ tuổi chống giặc Ân, bảo vệ Tổ quốc.
“Rồng nấp ba năm ai biết chỉ
Vùng lên một sớm tỏ thiên uy
Roi vàng phá giặc, trời rung động,
Ngựa sắt đè mây, truyện cổ kì?
+ Ô số 2 (12 chữ cái): Anh hùng dân tộc thời Lý, có công phá Tống, bình Chiêm, giữ yên bờ cõi.
Giết giặc Chiêm Thành đầy đũng khí
Phò vua Đại Việt toả trong ngoài
Khoan hoà trí sĩ dân làm gốc
Sách lược tinh thông địch khiếp hoài.
+ Ô số 3 (9 chữ cái): Tổng đốc thành Hà Nội được mô tả trong thơ của cụ Phó bảng Nguyễn Trọng Tỉnh:
Tay đã cầm bút lại cầm binh...
Giữ thành, thành mất, mất theo thành
Suối vàng ắt hẳn mài gươm bạc
Lòng đỏ thôi đành gửi sử xanh
Di biểu nay còn sôi chính khí
Khiến người thêm trọng bút khoa danh.
+ Ô số 4 (12 chữ cái): Anh hùng dân tộc thời Trần được Cao Bá Quát ca ngợi:
Công lao đầy khoảng trời Nam, sử xanh ghi chép
Uy linh khắp miền Đông hải, sóng cả yên lặng.
+ Ô số 5 (7 chữ cái): Ông là gia nô dưới trướng Trần Quốc Tuấn, có tài bơi lội, lập nhiều công lao lớn, được vua ban danh hiệu Trần triều đệ nhất đô soái thủy quân.
+ Ô chữ chủ đề (10 chữ cái): Tính chất cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhanh trong nhóm và giải các ô chữ hàng ngang.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt giải ô chữ và tìm ra ô chữ chủ đề:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 101 | 11 | 12 |
1 | T | H | Á | N | G | G | I | Ó | N | G | ||
2 | L | Ý | T | H | Ư | Ờ | N | G | K | I | Ệ | T |
3 | H | O | À | N | G | D | I | Ệ | U | |||
4 | T | R | Ầ | Q | U | Ố | C | T | U | Ấ | N | |
5 | Y | Ế | T | K | I | Ê | U |
Ô CHỮ CHỦ ĐỀ: KHÁNG CHIẾN.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học:
Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi đã ghi:
“Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Nghìn thu vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc”
Với vị trí địa chiến lược quan trọng, từ rất sớm, dân tộc Việt Nam đã phải thường xuyên tiến hành những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Hầu hết các cuộc chiến tranh chống
xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của người Việt đều giành thắng lợi nhưng cũng có ba cuộc kháng chiến không thành công. Tìm hiểu các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, chúng ta sẽ lí giải được vì sao lại diễn ra hiện thực lịch sử như vậy? Qua đó, nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay – Bài 7: Chiến tranh bảo về Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Kháng chiến và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
- Phân tích được vai trò, ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật K – W – L – H, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà, điền câu trả lời vào ô số 1 và ô số 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1.
Sản phẩm: HS hoàn thành 2 ô K, W trước ở nhà. 2 ô L, H sẽ hoàn thành trong quá trình học tập chủ đề và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV sử dụng kĩ thuật K – W – L – H, yêu cầu HS hoạt động cá nhân, chuẩn bị bài ở nhà, điền câu trả lời vào ô số 1 và ô số 2 (K, W) trong Phiếu học tập số 1. + K: Kháng chiến là gì? Em biết gì về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam thời Bắc thuộc? Kể tên một số cuộc kháng chiến giành được thắng lợi trong thời kì này. + W: Các em muốn tìm hiểu thêm điều gì về các anh hùng dân tộc, các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc. - GV thu Phiếu học tập số 1. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết và muốn biết về bài học. - GV sử dụng kĩ thật KWLH, tổ chức hoạt động cá nhân, tạo biểu tượng cho HS về: + L: Nêu ý nghĩa lịch sử của các cuộc kháng chiến và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc. +H: Qua các hoạt động, em hãy phân biệt các khái niệm: Chiến tranh giải phóng và kháng chiến. Những bài học lịch sử, những nghệ thuật quân sự nào trong thời kì này tiếp tục được vận dụng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? - GV tổ chức thảo luận những vấn đề có liên quan đến nội dung hoạt động mà HS đã nêu trong suốt tiến trình học. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoàn thành hai ô K, W trước ở nhà. Hai ô L, H sẽ hoàn thành trong quá trình học tập chủ đề. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV thu Phiếu học tập số 1 của HS, mời đại diện 1 – 2 HS trình bày và chia sẻ những nội dung có liên quan đến bài học. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Kháng chiến và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Phiếu học tập số 1: Đính kèm phía dưới hoạt động.
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
| CÂU HỎI | HS ĐIỀN THÔNG TIN |
KNOW | Kháng chiến là gì? Em biết gì về các cuộc kháng chiến của người Việt trong lịch sử? Kể tên một số cuộc kháng chiến giành được thẳng lợi trong thời kì này. | HS điền những thông tin mình đã biết về các cuộc kháng chiến của người Việt. |
WHAT | Theo em, học lịch sử dân tộc có cần thiết cho bản thân không? Em muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan các anh hùng dân tộc, các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam trong lịch sử? | HS điền những thông tin mình muốn biết về lịch sử (các anh hùng dân tộc, các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt thời Bắc thuộc). |
LEARN | Nêu ý nghĩa và rút ra được những bài học lịch sử chính của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam. | Sau khi học xong chủ đề, HS có khả năng nêu ý nghĩa và rút ra được những bài học lịch sử từ các cuộc kháng chiến và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam. |
HOW | Những bài học lịch sử, những nghệ thuật quân sự nào của ông cha trong thời kì này được vận dụng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? | Sau khi học xong chủ đề, HS tìm được những bài học lịch sử, những nghệ thuật quân sự của ông cha trong thời kì này được vận dụng vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay. |
Hoạt động 2. Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được vị trí địa chiến lược của Việt Nam.
- Phân tích được vai trò, ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của các bài học lịch sử đối với đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, cung cấp tư liệu, lược đồ, nêu vấn đề cho HS nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi:
- Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Vị trí địa lí tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc.
- Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vị trí địa chiến lược của Việt Nam; vai trò, ý nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Vị trí chiến lược của Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc thông tin mục 1a SHS tr.43 và trả lời câu hỏi: Nêu vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Vị trí địa lí tác động như thế nào đến lịch sử dân tộc. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm: + Hình 12.1 (Bài 12, SHS tr.77). + Lược đồ vị trí địa chiến lược của Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát lược đồ, tìm hiểu thông tin, tư liệu do GV cung cấp và HS tự sưu tầm được. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày nội dung: + Vị trí địa chiến lược của Việt Nam. + Tác động của vị trí địa lí đến lịch sử dân tộc. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoc tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. Nhiệm vụ 2 : Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS tiếp tục làm việc nhóm đôi, đọc thông tin mục 1b SHS tr.43, kết hợp đọc mục Em có biết và trả lời câu hỏi: Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. - GV trình chiếu cho HS một số hình về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam và hướng dẫn HS phân tích các nội dung sau: + Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là gì? + Mục đích chính trị của các cuộc chiến tranh xâm lược. + Phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS và quan sát hình ảnh GV cung cấp, thảo luận để phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS phân tích vai trò và ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ hoc tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Khái quát về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam 2.1. Vị trí chiến lược của Việt Nam - Việt Nam có vị trí địa chính trị quan trọng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương: + Phía đông là vịnh Bắc Bộ và Biển Đông. + Phía tây giáp Lào và Cam-pu-chia. + Phía bắc giáp Trung Quốc. + Phía nam vừa giáp Biển Đông, vừa có phần thuộc vịnh Thái Lan. - Tác động của vị trí chiến lược đến lịch sử dân tộc: + Là cầu nối giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á, nằm trên trục đường giao thông quan trọng của các tuyến hàng hải, thương mại nhộn nhịp nhất châu Á, trấn giữ tuyến kinh tế - thương mại hàng hải chiến lược giữa vịnh Thái Lan và biển Đông. + Là cửa ngõ đi vào châu Á từ Thái Bình Dương.
2.2. Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam - Mục đích chính trị của các cuộc chiến tranh xâm lược: + Nhằm xâm chiếm độc lập, chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo, thủ tiêu nền độc lập dân tộc Việt Nam. + Mục tiêu chiến lược cơ bản của kẻ thù là nhanh chóng xâm chiếm và đặt ách thống trị. - Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam: + Bảo vệ độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ hàng đầu, xuyên suốt lịch sử Việt Nam. + Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được tiến hành vì mục đích bảo vệ nền an ninh, toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập tự do của tổ quốc và quyền tự quyết của dân tộc. + Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam đã ngăn chặn âm mưu bành trướng xuống phía nam của phong kiến phương Bắc, tạo ra sức mạnh mới cho dân tộc phát triển, củng cố, mở rộng vị thế đất nước, phát triển nền văn minh Đại Việt. + Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã xây dựng và phát triển kho tàng nghệ thuật quân sự chống xâm lược của Việt Nam. |
Hoạt động 3. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) và hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu vè các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam.
- Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.
- Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nội dung: GV sử dụng lược đồ các cuộc kháng chiến trong thế kỉ X – XI và hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến (Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt), hướng dẫn các nhóm sử dụng kĩ thuật Kipling, nêu câu hỏi và trả lời, hoàn thiện mục 1, 2, 3 của Phiếu học tập số 2.
Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 2 và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Sử dụng lược đồ các cuộc kháng chiến trong thế kỉ X – XI, hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến (Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt và hoàn thành Phiếu học tập số 2 theo mẫu (Đính kèm bên dưới hoạt động). Tượng Ngô Quyền (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) Lê Hoàn - GV lưu ý HS vẽ sơ đồ các cuộc kháng chiến chiến chống xâm lược ở Việt Nam thế kỉ X – XI thay cho bảng tóm tắt (có các tiêu chí phù hợp). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, sử dụng kiến thức từ SHS kết hợp khai thác lược đồ, hình ảnh, tư liệu mục Em có biết, lập bảng thống kê theo Phiếu học tập số 2 hoặc vẽ sơ đồ tư duy (theo mindmap hoặc inforgrafic). - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời các nhóm hoạt động có hiệu quả sẽ báo cáo trước. - GV và HS quan sát kết quả hoạt động nhóm. Các nhóm còn lại bổ sung, phản biện. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chỉnh sửa, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức cho HS hoàn thành Phiếu học tập số 2. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Kháng chiến chống quân Nam Hán (938) và hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống Kết quả Phiếu học tập số 2: Đính kèm bên dưới hoạt động. |
PHIẾU HỌC TẤP SỐ 2
STT | Các cuộc kháng chiến tiêu biểu | Địa điểm | Lãnh đạo | Diễn biến chính | Kết quả/ Ý nghĩa | Nghệ thuật quân sự |
1 | Kháng chiến chống quân Nam Hám (938) | ? | ? | ? | ? | ? |
2 | Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (981) | ? | ? | ? | ? | ? |
3 | Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) | ? | ? | ? | ? | ? |
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẤP SỐ 2
STT | Các cuộc kháng chiến tiêu biểu | Địa điểm | Lãnh đạo | Diễn biến chính | Kết quả/ Ý nghĩa | Nghệ thuật quân sự |
1 | Kháng chiến chống quân Nam Hám (938) | Sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh) | Ngô Quyền | Ngô Quyền vận dụng thủy triều lên xuống, cho thuyền nhẹ khiêu chiến | Mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc | - Triệt tiêu nội phản, làm yên lòng dân. - Tận dụng điều kiện tự nhiên, biết chớp thời cơ, chọn thời cơ giặc suy yếu dùng mưu kế đánh giặc. |
2 | Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (981) | Lục đầu giang, sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh) | Lê Hoàn | - Trận Lục đầu giang: Lê Hoàn, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh. - Trận sông Bạch Đằng: Lê Hoàn thực hiện kế hoạch đóng cọc, mai phục, chặn đánh giặc ở sông Bạch Đằng. | - Tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy. - Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững. | “Tiên phát chế nhân”, chủ động tiến công phá sự chuẩn bị của quân Tống, đẩy địch vào thế bị động. - Lập phòng tuyến trên sông Như Nguyệt, phối hợp giữa quân đội chủ lực của triều đình với lực lượng vũ trang của nhân dân, dựa vào chiến tuyến đánh phòng ngự, thực hành phản công, đánh phục kích, tập kích tiêu hoa địch. - Đánh vào tâm lí địch, chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh. |
3 | Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) | Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh) | Lý Thường Kiệt | Trận quyết chiến lược trên phòng tuyến Như Nguyệt: đánh bại các nỗ lực vượt sông của quân xâm lược Tống; chủ động giảng hòa kết thúc chiến tranh. | Quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Quảng Nguyên (Cao Bằng). |
Hoạt động 4. Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần và kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) – Thanh (1789)
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu vè các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam.
- Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.
- Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nội dung: GV sử dụng lược đồ các cuộc kháng chiến và hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến (Trần Thủ Độ, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Nguyễn Huệ,…), hướng dẫn các nhóm sử dụng kĩ thuật Kipling, đặt câu hỏi chính với hai nhân vật Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Huệ, trả lời câu hỏi và hoàn thiện Phiếu bài tập số 3.
Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu bài tập số 3 và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 4 nhóm. - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần và kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) – Thanh (1789), kết hợp quan sát hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến (Trần Thủ Độ, Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng, Nguyễn Huệ,…) trả lời câu hỏi và hoàn thiện Phiếu bài tập số 3 theo mẫu (Đính kèm phía dưới hoạt động). + Nhóm 1: Quan sát Hình 7.5 – 7.8 và thông tin trong tư liệu Em có biết, vẽ sơ đồ tư duy 3 cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII). Nêu bét chính về diễn biến và ý nghĩa của ba cuộc kháng chiến. + Nhóm 2: Sử dụng kĩ thuật Kipling, đặt câu hỏi tìm hiểu nhân vật lịch sử Trần Quốc Tuấn và vai trò của ông trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông thời Trần. Trần Quốc Tuấn + Nhóm 3: Quan sát lược đồ và tư liệu, vẽ sơ đồ tư duy hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789). Trình bày nét chính về diễn biến và ý nghĩa của hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (năm 1785) và quân Thanh (năm 1789) của nhà Tây Sơn. + Nhóm 4: Sử dụng kĩ thuật Kipling, đặt câu hỏi tìm hiểu nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ và vai trò của ông trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm (1785) và quân Thanh (1789). Nguyễn Huệ - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm hình ảnh các anh hùng lãnh đạo kháng chiến.
- GV cung cấp cho HS một số tư liệu có liên quan đến nội dung thảo luận: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ, phân công các thành viên nhóm làm việc theo kĩ thuật Kippling hoặc kĩ thuât sơ đồ tư duy. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV thu Phiếu học tập số 3 của các nhóm. - GV mời đại diện các nhóm trình bày mục 4, 5, 6, 7 theo Phiếu học tập số 3 về cuộc kháng chiến ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần và kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) – Thanh (1789). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chỉnh sửa, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức cho HS hoàn thành Phiếu học tập số 3. - GV chuyển sang nội dung mới. | 4. Ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên thời Trần và kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) – Thanh (1789) * Trả lời câu hỏi thảo luận: - Nhóm 2: Trần Quốc Tuấn + Ông là ai? Tên thật của ông là gì (WHO)? + Cuộc đời và sự nghiệp của ông có điểm gì đặc biệt? Ông đã xử lí mâu thuẫn giữa gia đình với quyền lợi quốc gia dân tộc như thế nào? (WHAT, HOW) + Ông có vai trò như thế nào trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? Chiến tích nổi bật nhất của ông là gì? Chiến tích đó diễn ra ở đâu? Khi nào? (HOW, WHERE, WHEN). - Vì sao ông được nhân dân ta phong thánh? Em học được điều gì từ ông? Ông đã để lại kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam những di sản gì? (WHY, WHAT). - Nhóm 4: Nguyễn Huệ - Quang Trung + Ông là ai? Giới thiệu sơ nét về tiểu sử của ông. (WHO) + Ông lãnh đạo phong trào nông dân Tây Sơn trong hoàn cảnh nào? Ở đâu? (WHAT,WHERE) + Cuộc đời và sự nghiệp của ông có chiến tích gì đặc biệt? Điều đó diễn ra trong thời gian nào? Tài năng của ông nổi bật trong lĩnh vực nào? (WHEN, WHAT). + Ông đã viết nên những trang vàng trong lịch sử dân tộc như thế nào? Vì sao ông được nhân dân dựng tượng và thờ phụng? (HOW,WHY). + Ông đã đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam những di sản gì? Em tâm đắc điều gì trong cuộc đời và sự nghiệp của ông? * Kết quả Phiếu học tập số 3: Đính kèm phía dưới hoạt động. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
STT | Các cuộc kháng chiến tiêu biểu | Địa điểm | Lãnh đạo | Diễn biến chính | Kết quả/Ý nghĩa | Nghệ thuật quân sự |
1 | Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông | Lần 1: năm 1258 | ? | ? | ? | ? |
Lần 2: năm 1285
| ? | ? | ? | ? | ||
Lần 3: năm 1287 - 1288 | ? | ? | ? | ? | ||
2 | Kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) |
| ? | ? | ? | ? |
3 | Kháng chiến chống quân Thanh (1789) |
| ? | ? | ? | ? |
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
STT | Các cuộc kháng chiến tiêu biểu | Địa điểm | Lãnh đạo | Diễn biến chính | Kết quả/Ý nghĩa | Nghệ thuật quân sự |
1 | Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông | Lần 1: năm 1258 (Bình Lệ Nguyên, Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội) | Trần Thủ Độ và các vua Trần | - Quân nhà Trần dàn trận đánh giặc ở Bình Lệ Nguyên bất thành, phải lui về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng. - Quân Trần phản công thắng tại Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ thua phải rút về nước. | - Khẳng định sức mạnh đoàn kết dân tộc. - Đập tan âm mưu xâm lược Việt Nam của quân Nguyên - Mông. | - Thực hiện kế hoạch “thanh dã/ tạo thế trận chiến tranh nhân dân. - Phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân “vua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước đánh giặc”? vận dụng linh hoạt cách đánh, buộc giặc đánh theo cách của ta. Khi quân địch đã suy yếu thì ta phản công, tiêu diệt giặc. - Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh. |
Lần 2: năm 1285 (Thăng Long, Hà Nội), Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội)
| Trần Quốc Tuấn và các vua Trần | - Nhà Trần rút về phòng tuyến Vạn Kiếp - Bình Than. - Quân nhà Trần phản công, đánh chia cắt và tập kích những vị trí then chốt quân địch, giành thắng lợi, giải phóng Thăng Long. | Quân Nguyên thất bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước. | - Nghệ thuật tạo thời cơ, chuẩn bị lực lượng, chọn địa hình, đánh vận động, đánh trận quyết chiến chiến lược kết thúc chiến tranh. | ||
Lần 3: năm 1287 – 1288 Vân Đồng (Quảng Ninh), Bạch Đằng (Hà Nội) | Trần Hưng Đạo | - Quân Nguyên chiếm đóng Vạn Kiếp (Hải Dương) và tiến đánh Thăng Long. Trần Khánh Dư đánh tan đoàn thuyền lương giặc. - Trần Hưng Đạo bố trí trận địa cọc nhọn, khiêu chiến, quân Nguyên rơi vào trận địa mai phục. | Ô Mã Nhi bị bắt sống. Thoát Hoan lâm vào cảnh khốn cùng, phải rút quân về nước. | |||
2 | Kháng chiến chống quân Xiêm (1784 – 1785) | Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang) | Nguyễn Huệ | Trận Rạch Gầm - Xoài Mút: trận quyết chiến với giặc. Quân Tây Sơn giả thua, dụ địch vào trận địa mai phục, cho thuyền nhẹ chở đầy những vật liệu dễ cháy tấn công thẳng vào chiến thuyền giặc. | 300 chiến thuyền với 2 vạn binh thủy binh của Xiêm đã bị tiêu diệt. | - Tận dụng yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”. - Tạm thời lui binh, chọn địa điểm tập kết quân thuỷ, bộ, vừa để tạo phòng tuyển chặn giặc vừa làm bàn đạp tiến công. - Đánh nhiều mũi, nhiều hướng, kết hợp chính binh và kì binh, đánh chính diện và đánh vu hồi, chia cắt, làm tan rã và tiêu diệt quân địch. - Hành quân thần tốc, táo bạo, bất ngờ và giải quyết chiến tranh trong trận quyết chiến. |
3 | Kháng chiến chống quân Thanh (1789) | Thăng Long (Hà Nội) | Quang Trung | Từ mùng 3 đến ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, đồn Khương Thượng. | Quân Thanh đại bại, hàng vạn quân tướng chết trận. |
Hoạt động 5. Các cuộc kháng chiến không thành công
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu vè các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam.
- Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.
- Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nội dung:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, quan sát lược đồ các cuộc kháng chiến, tìm hiểu tài liệu và SHS, vẽ sơ tư duy (theo mindmap hoặc inforgrafic) theo các tiêu chí: lãnh đạo, diễn biến chính, kết quả, nguyên nhân, thất bại.
- GV trình chiếu chân dung các nhà lãnh đạo kháng chiến (An Dương Vương, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,…) hướng dẫn HS tìm hiểu nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của họ.
Sản phẩm: HS hoàn thành Sơ đồ tư duy về diễn biến chính các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin về các cuộc kháng chiến không thành công (kháng chiến chống quân Triệu, kháng chiến chống quân Minh, kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nửa sau thế kỉ XIX) và thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ tư duy (theo mindmap hoặc inforgrafic) theo các tiêu chí: lãnh đạo, diễn biến chính, kết quả, nguyên nhân, thất bại. - GV trình chiếu chân dung các nhà lãnh đạo kháng chiến (An Dương Vương, Hồ Nguyên Trừng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,…), hướng dẫn HS tìm hiểu nét chính về cuộc đời, sự nghiệp của họ. Thục Phán An Dương Vương
Hồ Nguyên Trừng Nguyễn Tri Phương Hoàng Diệu Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm trưởng điều hành hoạt động nhóm, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp sơ đồ tư duy, nghiên cứu tài liệu, nêu ý kiến. Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu hóa để báo cáo kết quả. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình chiếu sơ đồ tư duy và trình bày về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chỉnh sửa, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức cho HS hoàn thành sơ đồ tư duy. - GV chuyển sang nội dung mới. | 5. Các cuộc kháng chiến không thành công Sơ đồ tư đuy về các cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt: Đính kèm phía dưới hoạt động |
SƠ ĐỒ TƯ DUY VỀ DIỄN BIẾN CHÍNH CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN KHÔNG THÀNH CÔNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Hoạt động 6. Nguyên nhân thành công và thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước năm 1945
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu vè các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu của Việt Nam.
- Nêu được nội dung chính của các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu và những cuộc kháng chiến không thành công của Việt Nam về thời gian, địa điểm, quân xâm lược, diễn biến chính và kết quả.
- Giải thích được nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược.
- Giải thích được nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến trong lịch sử.
- Vận dụng kiến thức đã học, rút ra được những bài học lịch sử cơ bản từ lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam; nhận thức được giá trị của bài học lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin SHS, nêu nguyên nhân thành công và không thành công của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 theo mẫu Phiếu học tập số 4.
Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 4 và chuẩn kiến thức của GV.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, đọc thông tin SHS, nêu nguyên nhân thành công và không thành công của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam trước năm 1945 theo mẫu Phiếu học tập số 4 (Đính kèm phía dưới hoạt động). Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, hoàn thành Phiếu học tập số 4. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về nguyên nhân thành công và thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước năm 1945 theo Phiếu học tập số 4. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV chỉnh sửa, bổ sung và chuẩn hóa kiến thức cho HS hoàn thành Phiếu học tập số 4. | 6. Nguyên nhân thành công và thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước năm 1945 Kết quả Phiếu học tập số 4: Đính kèm phía dưới hoạt động. |
Giáo án môn Sinh học 11
BÀI 24. SINH SẢN Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được giai đoạn sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
- Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
- So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: cấu tạo chung của hoa; quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Thông qua các hoạt động cá nhân, HS được phát triển kĩ năng đọc tài liệu, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến các hình thức sinh sản ở thực vật để trả lời các câu hỏi trong bài.
- Năng lực hợp tác: Thông qua hoạt động nhóm, HS rèn luyện được kĩ năng chia sẻ thông tin, trình bày quan điểm trước đám đông và hợp tác với người khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng các kiến thức về sinh sản ở thực vật để nhằm giải thích được cơ sở khoa học và đưa được các biện pháp kĩ thuật nhằm điều chỉnh khả năng, tốc độ sinh sản của cây trồng trong sản xuất.
Năng lực riêng
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật; Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Trình bày được cấu tạo chung của hoa, diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, hình thành hạt và quả.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: So sánh được hình thức sinh sản vô tính với hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật; ứng dụng của sinh sản sinh dưỡng trong thực tiễn.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, có tinh thần ham học hỏi, chủ động tìm kiếm thông tin liên quan đến bài học qua sách, báo, internet, …
- Trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các công việc được phân công trong các hoạt động cá nhân hoặc nhóm khi tìm hiểu thông tin về hình thức sinh sản vô tính và hữu tính.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT sinh học 11, máy tính, máy chiếu.
- Tranh, ảnh về hình thức sinh sản vô tính, các giai đoạn trong quá trình sinh sản hữu tính của thực vật.
- Video minh họa về quy trình nhân giống vô tính ở thực vật, diễn biến của quá trình thụ tinh và các kiểu thụ phấn nhờ tác nhân sinh học và phi sinh học.
- Mẫu vật thật của các loài hoa đơn tính, lưỡng tính, hoa thụ phấn nhờ gió, hoa thụ phấn nhờ côn trùng, các loại hạt có hoặc không có nội nhũ hay các loại quả có số lượng hạt khác nhau.
2. Đối với học sinh
- SHS sinh học 11 chân trời sáng tạo
- Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Ôn lại bài cũ, đưa ra các nội dung thú vị gần gũi với thực tế để khơi gợi hứng thú học tập.
b. Nội dung: HS nêu lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, trả lời câu hỏi mở đầu có nội dung liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật, đáp án cho câu hỏi mở đầu.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và các hình thức sinh sản ở sinh vật.
- GV đưa ra câu hỏi mở đầu cho HS:
Bên cạnh hoa mai và hoa đào ngày Tết, hoa lan cũng là loài hoa được nhiều người dùng để trang trí nhà cửa. Hoa lan sở hữu vẻ ngoài sang trọng, quý phái, đồng thời nó mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
So với các loài hoa khác, hoa lan khá lâu tàn, có thể duy trì đến 3 tháng. Vậy nếu nhân giống hoa lan bằng cách đợi cây ra quả và cho hạt giống thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Theo em, để sản xuất một lượng lớn hoa lan nhằm cung ứng cho thị trường vào các dịp lễ tết, những nhà vườn đã thực hiện bằng cách nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS ôn lại kiến thức cũ.
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.
Bước 3: Báo cáo thảo luận:
- Các HS xung phong phát biểu trả lời.
Bước 4: Kết luận và nhận xét:
Đáp án: có 2 phương pháp phổ biến là giâm cành bằng các thân đốt (kie) và nhân giống bằng Invitro (nuôi cấy mô)
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: “Giâm cành và nuôi cấy mô là hai trong các phương pháp sinh sản vô tính ở thực vật. Ngoài ra thực vật còn có các hình thức sinh sản vô tính, hữu tính nào? Sinh sản ở thực vật có khác gì so với động vật? Để hiểu rõ được vấn đề này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài 24. Sinh sản ở thực vật.”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính
a. Mục tiêu: Trình bày được hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật và nhận biết được sinh sản bằng bào tử ở một số thực vật.
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép, tìm hiểu nội dung của hình thức sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bằng bào tử. Trả lời câu hỏi 1, 2, luyện tập sgk trang 159, đồng thời hoàn thành phiếu học tập phân biệt sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
c. Sản phẩm: Đáp án cho câu hỏi về hình thức sinh sản sinh dưỡng và nội dung còn thiếu của bảng trong phiếu học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm dạy học theo kỹ thuật mảnh ghép: *GĐ1: Hình thành nhóm chuyên gia + Nhóm 1 & 2 đọc thông sgk mục I, quan sát hình 24.1 và tìm hiểu về hình thức sinh sản sinh dưỡng. + Nhóm 3 & 4 đọc thông tin sgk mục I, quan sát hình 24.2 và tìm hiểu về hình thức sinh sản bằng bào tử. *GĐ2: Hình thành nhóm mảnh ghép - GV tiến hành ghép nhóm 1 với nhóm 3; nhóm 2 với nhóm 4 để các nhóm chia sẻ thông tin cho nhau. - Các nhóm mảnh ghép thảo luận trả lời câu hỏi trong sgk trang 159. Câu 1: Quan sát Hình 24.1, hãy cho biết vì sao sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính. Câu 2: Quan sát hình 24.2, hãy mô tả quá trình sinh sản bằng bào tử ở rêu. Trong đó, xác đinh sinh sản vô tính diễn ra ở giai đoạn nào. Câu luyện tập: Trong chu kì sinh sản của rêu, giai đoạn đơn bội hay lưỡng bội chiếm ưu thế? - Đồng thời các nhóm mảnh ghép hoàn thành phiếu học tập sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc nhóm, nghiên cứu nội dung bài học và trả lời câu hỏi, hoàn thành phiếu học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | I. Sinh sản vô tính 1. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.
- Đáp án câu hỏi 1 sgk trang 159: Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản vô tính vì cây con được hình thành từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây mẹ. - Đáp án câu hỏi 2 sgk trang 159: Thể giao tử được hình thành từ bào tử đơn bội (n) và bào tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của thể bào từ 2n. Giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n) và phát triển thành thể bào tử. Sinh sản vô tính diễn ra trong giai đoạn - Đáp án câu luyện tập sgk trang 159: Trong chu kì sinh sản của rêu, giai đoạn đơn bội chiếm ưu thế. - Đáp án phiếu học tập:
⇨ Kết luận: - Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản mà cây con được tạo ra từ các bộ phận sinh dưỡng khác nhau của cây mẹ như củ, thân, rễ, lá… - Sinh sản bằng bào tử là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử (n). |
Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng.
a. Mục tiêu: Trình bày được các phương pháp nhân giống vô tính ở thực vật và trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.
b.Nội dung: HS hoạt động theo nhóm với nhiệm vụ tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính, trả lời câu 3, luyện tập sgk trang 160, 161.
c. Sản phẩm: Các khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính, đáp án cho câu hỏi 3, luyện tập sgk trang 160, 161.
d. Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ tìm hiểu về khái niệm, ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp nhân giống vô tính: + Nhóm 1: Phương pháp giâm cành. + Nhóm 2: Phương pháp chiết. + Nhóm 3: Phương pháp ghép. + Nhóm 4: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3 sgk trang 160 và câu luyện tập sgk trang 161. Câu 3: Trong nông nghiệp, người ta đã áp dụng những phương pháp nào để nhân giống các cây trồng mang những đặc tính mong muốn? Cho ví dụ. Câu luyện tập: Tại sao nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể tạo ra số lượng cây trồng có đặc điểm giống nhau? Điều này có ý nghĩa gì đối với đời sống con người? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận nhóm tìm hiểu nội dung đã được giao và trình bày vào bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm. - GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. | 2. Các phương pháp nhân giống vô tính và ứng dụng trong thực tiễn a) Giâm cành - Khái niệm: là hình thức tạo cây mới từ một đoạn thân hoặc cành bằng cách cắm một đầu của các đoạn thân, cành vào đất ẩm, đầu còn lại ở trên mặt đất cho đến khi đam rễ, mọc chồi. - Ưu điểm: tạo ra số lượng lớn cây con có chất lượng đồng đều trong thời gian ngắn. - Nhược điểm: cây giống tạo thành thường nhanh già cỗi. b) Chiết cành - Khái niệm: là hình thức tạo rễ trên một đoạn của cành bằng cách bọc đất mùn quang vị trí lớp vỏ, sau đó cắt rời cành đã ra rễ đem trồng. - Ưu điểm: cho tỉ lệ sống cây con cao, cây thấp, lá gọn, sinh trưởng nhanh và khỏe nên thuận tiện cho chăm sóc. - Nhược điểm: hệ số nhân giống không cao, tuổi thọ của giống cây thấp. c) Ghép - Khái niệm: là phương pháp nhân giống sử dụng một đoạn thân, cành (cành ghép) hoặc chồi (mắt ghép) của cây này ghép vào thân hay gốc ghép của một cây khác, sao cho bề mặt tiếp xúc áp thật sát vào nhau. - Ưu điểm: cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, hệ rễ khỏe, sức chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh hay sâu bệnh. - Nhược điểm: bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, có thể lây bệnh từ cây mẹ sang cây con, cây nhanh già, chu kì khai thác ngắn. d, Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Khái niệm: là kĩ thuật nuôi cấy tế bào trong môi trường in vitro có chứa các chất dinh dưỡng thích hợp để tạo thành cây con. - Ưu điểm: hệ số nhân giống cao, ứng dụng nhiều loại cây khác nhau, tiến hành nhân giống quanh năm, giống cây sạch bệnh và có thể bảo quản trong thời gian dài, phục chế được các giống quý bị thoái hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Nhược điểm: Chi phí cao, đòi hỏi có kĩ thuật tay nghề. - Đáp án câu hỏi 3 sgk trang 160: Trong nông nghiệp, người ta đã sử dụng các phương pháp: + Giâm. VD: mía, khoa lang, sắn dây, dâu tằm… + Chiết. VD: các cây ăn quả như nhãn, bưởi… + Ghép. VD: các cây ăn quả như cam, bưởi,.. ; cây cảnh như hoa hồng, hoa giấy,.. + Nuôi cấy mô tế bào thực vật. VD: các loại gỗ quý: Vù hương, sa nhân, trầm hương,.. - Đáp án câu luyện tập sgk trang 161: Nuôi cấy mô tế bào thực vật tạo ra số lượng cây trồng có đặc điểm giống hệt nhau do các cây con được sinh ra từ các mẩu mô của cây mẹ thông qua quá trình nguyên phân. Điều này giúp chúng ta có thể phục chế các giống quý bị thoái hóa, sản xuất được số lượng lớn cây trồng mới, sạch bệnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu cấu tạo chung của hoa.
a. Mục tiêu: Nêu được cấu tạo chung của hoa và vai trò của các bộ phận cấu tạo nên hoa.
b. Nội dung: HS đọc thông tin trong sgk, hoạt động nhóm 4, nêu cấu tạo của hoa và trả lời câu hỏi 4, 5 sgk trang 161, 162.
c. Sản phẩm: Cấu tạo của hoa, vai trò của các bộ phận cấu tạo nên hoa.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc thông tin kết hợp quan sát hình 24.5 trong sgk và trả lời câu hỏi 4 sgk trang 161: Quan sát hình 24.5 và dựa vào kiến thức đã học, hãy mô tả cấu tạo chung của hoa. - Hoạt động nhóm bốn thảo luận vào đưa ra đặc điểm cấu tạo và vai trò của các bộ phận cấu tạo nên hoa bằng cách hoàn thành bảng sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi. - HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi mục Dừng lại và suy ngẫm. Bước 3: Thảo luận và báo cáo - HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Nhận xét và đánh giá - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
| II. Sinh sản hữu tính 1. Cấu tạo chung của hoa - Đáp án câu hỏi 4 sgk trang 161: Hoa là chồi sinh sản, cấu tạo gồm bộ phận bất thụ (không sinh sản) và bộ phận hữu thụ (sinh sản), hoa đính vào phần thân cây qua cấu trúc đế hoa. - Bộ phận bất thụ: lá đài và các cánh hoa. - Bộ phân hữu thụ: nhị hoa và lá noãn (nhụy).
- Đáp án câu hỏi thảo luận
|
Hoạt động 4: Tìm hiểu quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.
a. Mục tiêu: Trình bày được diễn biến của các quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt; So sánh được hình thức sinh sản vô tính với các hình thức sinh sản hữu tính ở thực vật.
b. Nội dung: GV giới thiệu về các giai đoạn của sinh sản hữu tính ở thực vật, quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. HS quan sát video nêu diễn biến của quá trình thụ phấn và thụ tinh; Chia lớp thành 2 nhóm tìm hiểu về quá trình tạo hạt và quả; trả lời các câu hỏi 5, 6, 7 trong sgk.
c. Sản phẩm: Diễn biến của 3 giai đoạn hình thành hạt phấn và túi phấn; thụ phấn và thụ tinh; hình thành quả và hạt.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 5 sgk trang 162: Quan sát hình 24.6, hãy mô tả quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi. Hai quá trình này có đặc điểm gì khác nhau?
- GV yêu cầu HS quan sát video kết hợp đọc thông tin, hình ảnh trong sgk, nêu diễn biến quá trình thụ phấn và thụ tinh. (từ 1:10 đến 2:18)
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời câu hỏi 6 sgk trang 163: Tại sao quá trình thụ tinh ở thực vật có hoa gọi là thụ tinh kép.
- GV chia lớp thành 2 nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về quá trình hình thành hạt qua Hình 24.8 gsk và các mẫu vật thật về các loại hạt. Đồng thời trả lời ý 1 câu 7 sgk trang 163: Hạt được hình thành như thế nào? Các mẫu hạt: Hạt đậu
Hạt ngô + Nhóm 2: Nghiên cứu tài liệu, quan sát các loại quả thật được chuẩn bị để chỉ ra vai trò của quả cũng như cách quả hình thành. Đồng thời trả lời ý 2 câu 7 sgk trang 163: Quả được hình thành như thế nào? Trong quá trình chín, quả đã có những biến đổi sinh lý như thế nào? Các mẫu quả: Quả ổi xanh Quả ổi chín Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS theo dõi sgk, chú ý lắng nghe, tiếp nhận và trả lời câu hỏi. - HS hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bước 3: Thảo luận và báo cáo - Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Nhận xét và đánh giá - GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc. - GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.
| 2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi - Đáp án câu hỏi 5 sgk trang 162 - Hình thành hạt phấn: Hạt phấn (thể giao tử đực) được hình thành từ các tế bào mẹ (2n) trong bao phấn. Qua giảm phân mỗi tế bào con được bao bọc bởi một thành dày chung tạo thành hạt phấn. Tế bào bé bé là tế bào sinh sản, tế bào lớn là tế bào ống phấn. - Hình thành túi phôi: Túi phôi (thể giao tử cái) được hình thành từ tế bào mẹ (2n) của noãn. Qua giảm phân, hình thành bốn bào tử đơn bội (n), trong đó, có một bào tử cái sống sót, ba bào tử còn lại bị tiêu biến. Bào tử cái nguyên phân liên tiếp 3 lần hình thành nên túi phôi. Trong túi phôi gồm 3 tế bào đối cực, một tế bào nhân cực chứa 2 nhân đơn bội, một tế bào trứng và 2 tế bào kèm. ⇨ Đặc điểm khác nhau: Hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực). Còn quá hình thành túi phôi: trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái). 3. Thụ phấn và thụ tinh - Quá trình thụ phấn: + Là hiện tượng hạt phấn từ nhị tiếp xúc với đầu nhụy của cùng một hóa hoặc của hoa khác. + Có 2 hình thức thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn chéo. - Quá trình thụ tinh: + Sau khi thụ phấn, hạt phấn nảy mầm, tế bào sinh sản nguyên phân tạo hai tinh tử, tế bào ống phấn dãn dài tạo thành ống phấn theo vòi nhụy vào trong bầu nhụy. Hai tinh tự di chuyển trong ống phấn và được mang đến noãn. Khi ống phấn kéo dài đến túi phôi, thông qua lỗ noãn, ống phân đi vào túi phôi và giải phóng hai tinh tử. Một tinh tử thụ tinh với trứng tạo thành hợp tử (2n), tinh tử còn lại hợp nhất với tế bào nhân cực tạo thành nhân tam bội (3n), về sau phát triển thành nội nhũ. + Quá trình thụ tinh chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong: tương hợp di truyền, hàm lượng auxin nội sinh hay yếu tố ngoại cảnh: độ ẩm, gió, nhiệt độ. Đáp án câu hỏi 6 sgk trang 163: Quá trình thụ tinh ở thực vật diễn ra với sự tham gia đồng thời của 2 tinh tử (giao tử đực) nên quá trình này được gọi là thụ tinh kép. 4. Sự hình thành hạt và quả. a) Quá trình hình thành hạt: Đáp án ý 1 câu hỏi 7 sgk trang 163. + Sau khi thụ tinh, noãn chứa hợp tử 2n và nhân tam bội 3n phát triển thành hạt. Hợp tử phân chia liên tiếp nhiều lần rồi phân hóa hình thành nên cấu trúc của phôi lá mầm, thân mầm và rễ mầm. Nhân tam bội phân chia tạo nội nhũ chứa chất dinh dưỡng. + Hạt chia ra làm hai loại: Hạt có nội nhũ và hạt không có nội nhũ. b) Quá trình hình thành quả: Đáp án ý 2 câu hỏi 7 sgk trang 163. + Hạt xuất hiện làm tăng lượng hormone (auxin, cytokinin, gibberellin) khuếch tán vào bầu nhụy thúc đẩy các tế bào phân chia, tăng kích thước dẫn đến hình thành quả. + Quả có vai trò bảo vệ và phát tán hạt. + Khi quả chín thường có màu sắc bắt mắt, mềm đi và có hương vị hấp dẫn, do vật trở thành thức ăn của các loài sinh vật, nhờ đó hạt được phát tán đi xa. Một số loại quả có hình dạng đặc biệt giúp quả và hạt phát tán nhờ gió: Quả chò
Quả bồ công anh Số khác, quả có vỏ khô lại khi chin và tự nứt ra: Quả đậu hà lan
Quả đậu xanh |
............
Tải file tài liệu để xem thêm giáo án lớp 11 Chân trời sáng tạo
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích vẻ đẹp trữ tình của sông Đà (2 Dàn ý + 16 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Nghị luận về tầm quan trọng của động cơ học tập
-
200 cách cứu ổ cứng - Tài liệu hướng dẫn sửa chữa máy tính
-
Tập làm văn lớp 2,3: Tả bạn thân của em (80 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa
-
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về câu Hãy hướng về phía mặt trời bóng tối sẽ ngả về sau bạn
-
20 bài Toán đếm hình lớp 2 - Bài tập Toán lớp 2
-
Văn mẫu lớp 10: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của truyện Giết con sư tử ở Nê-mê
-
Văn mẫu lớp 9: Đóng vai cô kĩ sư kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa
-
Mẫu điếu văn tang lễ (8 mẫu) - Điếu văn Cụ bà, Cụ ông, người trẻ tuổi
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án Vật lí 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+ -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
5.000+ -
Giáo án Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Giáo án lớp 11 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100+ -
Giáo án Hóa học 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.000+ -
Giáo án Hóa học 11 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
1.000+ -
Giáo án Ngữ văn 11 sách Cánh diều (Cả năm)
10.000+ -
Giáo án Mĩ thuật 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
100+ -
Giáo án Vật lí 11 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
1.000+ -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 sách Chân trời sáng tạo
5.000+