Văn mẫu lớp 11: Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù Huấn Cao trong Chữ người tử tù
Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân tổng hợp 2 mẫu cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao được viết rất rõ ràng mạch lạc, dễ hiểu. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý học tập, trau dồi kiến thức để biết cách trả lời câu hỏi Luyện tập trang 115 Ngữ văn 11 Cánh diều. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu phân tích nhân vật Huấn Cao, phân tích nhân vật Viên Quản Ngục.
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
Mở đoạn: giới thiệu tác phẩm và dẫn dắt vào nhân vật Huấn Cao.
Thân đoạn:
- Nêu những phẩm chất quý báu của nhân vật: là người có tài viết chữ đẹp nổi tiếng, là người anh hùng có thiên lương, vẻ đẹp cốt cách thanh cao.
- Đứng trước tình cảm của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho ông lời khuyên quý báu.
- Nêu bài học rút ra qua nhân vật này: sống giữ vững cốt cách thanh cao, dũng cảm nhưng cũng tình cảm,…
Kết đoạn: khái quát lại vẻ đẹp của Huấn Cao và ý nghĩa của tác phẩm.
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
Truyện ngắn Chữ người tử tù đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao - một con người hội tụ đủ cả vẻ đẹp của tài hoa, khí phách, thiên lương. Đó là cái tài trong nghệ thuật thư pháp, cái tâm trong sáng và khí phách bất khuất, hiên ngang. Trước hết, Huấn Cao hiện lên trong tác phẩm với vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa. Kẻ từ tù này có tài năng nghệ thuật thư pháp – nghệ thuật viết chữ Hán. Một nét đẹp nghệ thuật đòi hỏi con người có những am hiểu về loại chữ tượng hình với ý nghĩa sâu sắc, phải viết được những nét chữ mềm mại thanh thoát, vừa thể hiện nét đẹp tâm hồn, hoài bão, chí hướng ở đời người. Không chỉ được tô đậm chân dung bởi vẻ đẹp tài hoa trong nghệ thuật thư pháp, Huấn Cao còn nổi bật với vẻ đẹp từ khí phách hiên ngang của người anh hùng “chọc trời khuấy nước”. Phẩm chất của người nghệ sĩ không chỉ dừng lại ở tài năng sáng tạo mà còn ở thiên tâm trong sáng, chính trực trước cái đẹp do mình sáng tạo ra. Nhân vật Huấn Cao hội tụ cả hai phẩm chất này. Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao với những vẻ đẹp lý tưởng, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp.
Đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật Huấn Cao
Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao - một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.