Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn suy nghĩ về đoạn trích Hiền Tài là nguyên khí của Quốc gia Trích - Thân Nhân Trung
Viết đoạn văn suy nghĩ về đoạn trích Hiền Tài là nguyên khí của Quốc gia của Thân Nhân Trung là một trong những đề tài rất hay thuộc chương trình Ngữ văn 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
Đoạn văn suy nghĩ về đoạn trích Hiền Tài là nguyên khí của Quốc gia mang đến đoạn văn mẫu siêu hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi kiến thức, biết cách làm và hướng giải quyết vấn đề. Từ đó nhanh chóng viết thành một đoạn văn phân tích hay, đầy đủ ý. Đồng thời biết cách viết đoạn văn nghị luận về tác phẩm văn học. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Đoạn văn suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 câu, nêu suy nghĩ của em về đoạn trích "Hiền Tài là nguyên khí của Quốc gia"
Viết đoạn văn suy nghĩ về đoạn trích Hiền Tài là nguyên khí của Quốc gia
"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" là đoạn trích từ bài "Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba" do Thân Nhân Trung soạn năm 1484 đời Hồng Đức.Tác phẩm nói về việc lập bia đá đối với việc khích lệ hiền tài. Tổ chức thi cử ba năm một lần là một bước tiến quan trọng của chính sách tìm kiếm và phát triển nhân tài ở đời Lê Thánh Tông (bắt đầu từ năm 1463 trở đi, định lệ cứ ba năm một lần thi tiến sĩ), nhưng việc lập bia đá được thực hiện chậm hơn. Đoạn trích có hai phần chính. Đầu tiên, tác phẩm trình bày vai trò của hiền tài đối với việc xây dựng quốc gia : "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", kẻ sĩ chính là hiền tài. Do đó, nhà nước thể hiện việc quan tâm kén chọn kẻ sĩ, quý trọng kẻ sĩ bằng việc ban cho các ân huệ lớn như khoa danh "đề cao bằng tước trật", đãi tiệc,… nhưng đây là các biện pháp có giá trị trước mắt. Việc lập bia đá đề danh là một trong những biện pháp cần thiết để khích lệ, cổ vũ nhân tài: Khắc tên tiến sĩ vào bia đá để tên tuổi họ được lưu lại lâu dài là một hình thức cổ vũ, động viên quan trọng. Mặt khác, khi tên tuổi đã được khắc vào bia đá, kẻ sĩ phải gắng lòng, dốc sức để xứng đáng với tên tuổi lưu muôn đời. Chủ trương dùng bia đá để khích lệ sự tự giác là chủ trương "đực trị" của Nho gia. Trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã chuyển đổi "điểm nhìn", nhìn từ lập trường của một nhà lãnh đạo (vì vua sai tác giả soạn bài văn), khẳng định việc bồi dưỡng, kén chọn nhân tài luôn là việc làm của các vị thánh đế, minh vương". Các biện pháp khuyến khích, trọng đãi nhân tài đã được được thực hiện phản ánh chính sách tích cực của nhà nước đối với nhân tài. Đoạn văn này có chức năng ca ngợi triều đại Lê Thánh Tông đồng thời có cả chức năng của một thông điệp gửi đến đời sau, có giá trị lâu dài như một chân lý: "những người lãnh đạo hãy biết chăm lo, trân trọng người tài".
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 7 bộ Cánh diều
-
Bài tập đọc hiểu tiếng Anh lớp 7 - Các bài đọc hiểu tiếng Anh 7
-
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội về Lòng bao dung (3 Dàn ý + 13 Mẫu)
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về vai trò của quê hương đối với mỗi người (Dàn ý + 2 Mẫu)
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 - Kết nối tri thức 7
-
Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi trường Mầm non (Cấp trường)
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Đề thi vào lớp 10 môn Toán tỉnh Bình Định năm học 2017 - 2018 (Có đáp án)
-
Bài tuyên truyền về an toàn giao thông (13 Mẫu)
-
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Sơ đồ tư duy)
Mới nhất trong tuần
-
Những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là hùng văn?
100+ -
Xác định luận đề của văn bản Bình Ngô đại cáo?
100+ -
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý nghị luận về tình yêu thương (11 Mẫu)
100.000+ 1 -
Phân tích bài thơ Không ngủ được của Hồ Chí Minh
100+ -
Phân tích bài thơ Bốn tháng rồi của Hồ Chí Minh
100+ -
Phân tích bài thơ Hoàng hôn của Hồ Chí Minh
100+ -
Phân tích bài thơ Tự khuyên mình của Hồ Chí Minh
100+ -
Phân tích bài thơ Nghe tiếng giã gạo của Hồ Chí Minh
100+ -
Phân tích bài thơ Dòng sông mặc áo của Nguyễn Trọng Tạo
100+ -
Phân tích bài thơ Cô lái đò của Nguyễn Bính
100+