Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Ngữ văn sở GD&ĐT Hòa Bình Đề thi thử tốt nghiệp năm 2025 môn Văn (Có đáp án)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Hòa Bình có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn Hòa Bình là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành. Qua đó giúp các bạn học sinh ôn luyện không còn bỡ ngỡ và tránh được những sai sót không đáng có cho kỳ thi tốt nghiệp chính thức. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi thử THPT 2025 Ngữ văn sở GD&ĐT Đồng Nai, đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn sở GD&ĐT Hậu Giang, Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Thái Nguyên.
Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn Hòa Bình
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ văn
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Hòa Bình ĐỀ CHÍNH THỨC |
THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không tính thời gian phát đề (Đề gồm 02 trang) |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
MỞ RỪNG
(Trích)
Lê Lựu
(Tóm tắt: Tiểu thuyết Mở rừng được nhà văn Lê Lựu sáng tác trong khoảng thời gian 1973 - 1975. Tác phẩm tái hiện cuộc sống chiến đấu gian khổ, kiên cường của những người lính Trường Sơn trong kháng chiến chống Mỹ. Đoạn trích dưới đây thuộc chương VIII, kể về Vũ – anh lính lái xe – tranh thủ nghỉ phép về thăm nhà. Thị xã quê anh vừa bị bom Mỹ tàn phá, nhà cửa đổ nát, bố và em trai Phúc đã mất, mẹ và em gái Hạnh phải sơ tán, ở nhờ nhà bác Xuân. Trên đường về, Vũ được bác Xuân kể lại tình cảnh đau thương và dặn anh giấu gia đình việc mình đã biết. Khi gặp Vũ, mẹ và em gái cũng nén đau thương, giấu kín mất mát để anh yên tâm trở lại chiến trường. Em gái Vũ, khi trò chuyện với anh, lo anh biết chuyện nên liên tục dò hỏi.)
Anh đã gặp ai ở thị xã chưa? Mà có quen nhà ta ý.
Chưa gặp ai, kể cả lạ lẫn Anh có đi đường ấy đâu mà gặp.
Thế ạ. Giá anh đi đằng ấy thì gặp cậu mới lị em Phúc vẫn coi nhà ở trên phố ấy.
Vũ cố nuốt một làn hơi trồi nóng ở cổ.
Ừ. Không thấy cậu với em Phúc ở đây, anh cũng đoán thế.
Thằng Phúc nó học giỏi lắm, viết chính tả được những chín điểm đấy anh ạ.
Vũ vội vàng ngẩng mặt nhìn lên mái nhà. Lúc sau anh từ từ đứng dậy, vẫn ngửa mặt nhìn vào chỗ khuất ánh đèn, giả vờ đang tìm kiếm một cái gì đó để nén tiếng khóc khỏi bật lên. "Em ơi, Hạnh ơi, em cũng biết nói dối anh như một người lớn rồi ư! Trời ơi, ai đã dạy cho em sự chịu đựng kì lạ ấy". Bà giáo không ngờ con bé Hạnh giữ được với anh nó như thế, khiến bà phải ba lần quay mặt vào tường nuốt nước mắt giàn sặc xuống mũi. Còn bác Xuân gái bấu hai tay vào nhau suốt, dại nhìn, chốc chốc bác lại chạy xuống bếp dụi lửa và lau nước mắt. Thế ra, ba mẹ con vẫn giấu nhau, bác lại nói hết mọi nhẽ với cháu Vũ rồi có tội không? Biết nói lại với cháu nó thế nào bây giờ! Bác vẫn đứng ngoài sân dõi theo từng cử động của hai anh em Vũ và khóc thầm. Ở trong nhà, con Hạnh nhổm dậy gọi: "Anh Vũ ơi, khi nào hoà bình anh lái ô tô đưa em với em Phúc đi Hà Nội xem duyệt binh nhá!". Bác gái Xuân vội vàng chạy đi. Nhưng không thể nào nén lại được nữa, đến giữa sân bác bật lên thành tiếng khóc. Tiếng khóc đầy lên, lạnh và nhọn xuyên vào nhà khiến con bé Hạnh lao bắn ra sân kêu:
Anh Vũ ơi! Em Phúc ơi, cậu ơi! Con lạy mợ con không giữ được đâu, giời ơi!
Bà giáo đứng dậy hai mắt mở trừng trừng nhìn Vũ. Bác gái Xuân đứng ngoài cửa cũng nhìn vào Vũ. Con Hạnh nén tiếng khóc nhìn qua khe liếp xem anh có sao không. Dường như mọi nỗi lo lắng đều sáp lại khuôn mặt xám xanh đã từng chịu đựng bao nhiêu thử thách ở mặt trận, lúc này có chịu đựng được thêm nữa không, có đủ sức trở về với đồng đội nữa không? Không nhìn ai, Vũ vẫn nhận ra nỗi lòng mẹ, sự sợ hãi của cái Hạnh, cả tấm lòng thương cảm của bác chủ nhà. Mọi người đang nhìn anh, nhìn vào chân dung người lính ở chiến trường đây. Vũ nghĩ thầm. Anh đi lại bên mẹ:
Mợ ơi, con biết hết mọi chuyện từ trước khi về nhà rồi mợ ạ.
1 Lê Lựu (1942 - 2022) là nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam hiện đại, chuyên viết về thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Tác phẩm của ông mang đậm chất hiện thực, phản ánh sâu sắc những vấn đề xã hội và con người trong thời kỳ chiến tranh.
2 “Mợ” là một cách gọi khác của “mẹ”.
Tiếng mẹ bị dìm nấc trong nước mắt:
Mợ chỉ sợ... .. on. Vũ ơi!
Dạ! Con rất hiểu mợ ạ. Mợ đừng khóc làm em Hạnh nó sợ. Mợ gọi nó vào nói chuyện với con. Bác chủ nhà đang chuẩn bị mọi thứ cho con đi hở mợ?
Ừ,bác quý hoá lắm. Mợ không khóc nữa đâu. Con xuống bếp nói chuyện với bác. "Đêm nằm năm ở" con ạ. Những ngày qua không có bác thì - Tiếng nấc chẹn trong cổ bà giáo song, bà lại luống cuống: - Thôi mợ không khóc nữa đâu, mợ lau nước mắt đây rồi, con có cố ở nhà được vài ngày nữa không?
Không thể được đâu mợ ạ. Đêm mai anh em tập trung nhận xe cả rồi. Chỉ có người không thì con có thể xin phép về ở nhà thêm với mợ, nhưng mỗi người một xe không có ai lái
Ừ thôi, việc đi cứ phải đi, mợ hỏi con thế thôi. Cứ mạnh bước mà đi. Mọi sự ở nhà đã có mợ chịu tất, con đừng buồn phiền, lo nghĩ gì con nhá.
Lời mẹ khẩn cầu, những mong con để lại cho mę tất cả mọi yếu đuối, lo toan, chỉ mang đi mọi sự vững vàng khoẻ mạnh của con, của mẹ, của em con, của cậu con và em Phúc đã nằm xuống. Tự vì mẹ không chỉ là người mẹ thông thường, mẹ còn là mẹ bộ đội đang còn đi đánh giặc, mẹ là mẹ người chiến sĩ phải lên đường ngay đêm nay cho kịp với bao nhiêu đồng đội đang chờ đợi con ở chỗ tập trung. Có hiểu lòng mẹ không con! Mẹ thèm cái mùi mồ hôi mặn chua ở bộ quần áo ướt xịu của con, mẹ muốn ghì chặt con trong hai cánh tay mẹ. Nhưng việc đánh giặc, cứu nước của con mẹ không cản đâu. Con phải mạnh bước mà đi. Có khóc thì khóc hết với mẹ đi, trút hết cho mẹ đi, đến chỗ chúng bạn không được khóc nữa, không được buồn phiền nữa. Có hiểu lòng mẹ không con. Mẹ không nói ra được điều gì lúc này đâu!
(Trích Tác phẩm văn học được giải thưởng Nhà nước, Lê Lựu, NXB Hội nhà văn, 2015, tr.389-391)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra một dấu hiệu hình thức thể hiện ngôn ngữ thân mật ở phần in đậm của đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích, Vũ có những hành động nào để nén tiếng khóc khỏi bật lên?
Câu 3. Nêu hiệu quả của điểm nhìn được sử dụng trong những câu văn sau: Không nhìn ai, Vũ vẫn nhận ra nỗi lòng mẹ, sự sợ hãi của cái Hạnh, cả tấm lòng thương cảm của bác chủ nhà. Mọi người đang nhìn anh, nhìn vào chân dung người lính ở chiến trường đây. Vũ nghĩ thầm.
Câu 4. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhân vật Vũ qua câu trả lời mẹ: Không thể được đâu mợ ạ. Đêm mai anh em tập trung nhận xe cả rồi. Chỉ có người không thì con có thể xin phép về ở nhà thêm với mợ, nhưng mỗi người một xe không có ai lái thay.
Câu 5. Từ đoạn trích trên, hãy nêu một thông điệp ý nghĩa nhất với anh/chị. Lý giải tại sao.
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nhân vật người mẹ của Vũ trong đoạn trích phần Đọc hiểu.
Câu 2. (4,0 điểm)
Trước Diễn đàn Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn, một bạn trẻ đã chia sẻ: Là một đoàn viên, thanh niên trong thời đại mới, mình luôn tự hào vì được sống trong một đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ. Nhưng đi cùng niềm tự hào ấy là câu hỏi lớn: Thanh niên Việt Nam cần làm gì để không chỉ bắt kịp mà còn dẫn dắt sự thay đổi? (Trích Khát vọng làm chủ kỷ nguyên mới, Nữ Vương, thanhnien.vn, ngày 09/03/2025)
Từ góc nhìn của người trẻ, anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) để trả lời câu hỏi trên.
……………………… Hết ……………………
(Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.)
Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Ngữ văn
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
