Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 sách Cánh diều, CTST, KNTT

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 năm 2024 - 2025 bao gồm 3 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Đề cương giữa kì 1 GDCD 8 tóm tắt kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận được biên tập một cách logic và khoa học. Qua đó giúp các em học sinh lớp 8 nắm được kiến thức mình đã học trong chương trình giữa kì 1, rèn luyện và ôn tập một cách hiệu quả.

Đề cương GDCD 8 giữa kì 1 còn giúp giáo viên khái quát được nội dung ôn tập và nâng cao được hiệu quả ôn tập cho học sinh, tránh được tình trạng ôn tập cục bộ hoặc tràn lan. Vậy dưới đây là toàn bộ đề cương ôn tập GDCD 8 giữa kì 1 năm 2024 - 2025 mời các bạn cùng theo dõi nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 8 Cánh diều.

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 năm 2024 - 2025

1. Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều

PHÒNG GD&ĐT …………

TRƯỜNG ………………….

(Đề thi gồm trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC I

Môn: Giáo dục công dân 8 CÁNH DIỀU

I. Giới hạn nội dung ôn thi giữa kì 1 GDCD 8

1. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA

Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau

  • Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
  • Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
  • Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

1. Trình bày khái niệm, biểu hiện của cần cù trong lao động.

- Khái niệm: Cần cù trong lao động là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ

- Biểu hiện: + Chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

+ Tích cực trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

2. Trình bày khái niệm, biểu hiện của sáng tạo trong lao động.

- Khái niệm: Sáng tạo trong lao động là luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới trong quá trình lao động nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả công việc.

- Biểu hiện: + Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới.

+Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc

3. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động?

- Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Người có đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ nhận được sự yêu quý và tôn trọng của mọi người xung quanh.

4.Ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc?

- Làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;

- Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;

- Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.

2. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

- Kiểm tra tập trung tại lớp

- Kiểm tra theo hình thức kết hợp tự luận 100%.

- Kiểm tra theo ma trận và đặc tả

II. Một số câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8

Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.
B. Hủ tục.
C. Lạc hậu.
D. Xấu xa.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. đất nước này sang đất nước khác.
C. vùng miền này sang vùng miền khác.
D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.
B. tinh thần
C. của cải.
D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình

A. phát triển của mỗi cá nhân.
B. hội nhập của đất nước.
C. duy trì hạnh phúc gia đình.
D. thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc?

A. Giá trị tốt đẹp.
B. Mọi hệ giá trị.
C. Hủ tục lạc hậu.
D. Phong tục lỗi thời.

Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. tính cách của các dân tộc.
B. tư tưởng bá quyền của dân tộc.
C. giá trị đồng tiền của dân tộc.
D. dân số của mỗi dân tộc.

Câu 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. truyền thống của các dân tộc.
B. hủ tục của các dân tộc.
C. vũ khí của các dân tộc.
D. tiền bạc của mỗi dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động

A. cần cù.
B. sáng tạo.
C. hết mình.
D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn

A. suy nghĩ, tìm tòi.
B. lười biếng, ỷ nại.
C. ỷ nại, dựa dẫm.
D. dựa dẫm, lười nhác.

Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.
B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.
C. sao chép kết quả người khác.
D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người cần cù trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.
B. yêu quý và tôn trọng.
C. xa lánh và hắt hủi.
D. tìm cách hãm hại.

Câu 13: Hành động nào sau đây không góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Quảng bá các làng nghề truyền thống.
B. Tôn tạo và chăm sóc di tích lịch sử.
C. Thi tìm hiểu về lễ hội truyền thống.
D. Mặc cảm về trang phục dân tộc mình.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây góp phần kế thừa và phát huy những truyền thống của dân tộc?

A. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Gây rối an ninh trật tự tại khu dân cư.
C. Tuyên truyền chống phá nhà nước.
D. Cổ vũ và duy trì các hủ tục lạc hậu

Câu 15: Để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mỗi học sinh chúng ta cần

A. giữ nguyên truyền thống cũ của dân tộc.
B. xoá bỏ tất cả những gì thuộc về quá khứ.
C. tiếp thu, học hỏi những tinh hoa, văn hoá tiên tiến của nhân loại.
D. duy trì và nhân rộng các hủ tục lạc hậu.

Câu 16: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Mê tín, tin vào bói toán.
B. Gây rối trật tự công cộng.
C. Ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.
D. Chê bai các lễ hội truyền thống.

Câu 17: Để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, học sinh không được làm việc nào dưới đây?

A. Đoàn kết với các bạn.
B. Chăm chỉ học tập.
C. Lễ phép với thây, cô giáo.
D. Gây gổ đánh nhau.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc?

A. Kỳ thị dân tộc các quốc gia chậm phát triền
B. Học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc khác nhau.
C. Tiếp thu mọi giá trị của các dân tộc trên thế giới.
D. Từ chối học hỏi giá trị tốt đẹp từ các dân tộc.

Câu 19: Việc các thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ là chưa thực hiện đúng nội dung nào dưới đây?

A. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.
B. Thể hiện thị hiếu tầm thường của giới trẻ.
C. Đó là lối sống thiếu văn hóa và đạo đức.
D. Biết phân biệt giá trị văn hóa giữa các dân tộc

Câu 20: Khi mỗi cá nhân biết tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới sẽ mang lại điều gì cho cá nhân đó?

A. Có nhiều tiền bạc.
B. Có thêm hiểu biết.
C. Có thêm ngoại tệ.
D. Được đi du lịch.

Câu 21: Đối với mỗi quốc gia dân tộc, việc tôn trọng sự đa dạng và nền văn hóa của các dân tộc sẽ mang lại điều gì đối với văn hóa của dân tộc mình ?

A. Có nền kinh tế phát triển.
B. Làm nâng tầm vị thế dân tộc.
C. Làm bá chủ các dân tộc khác.
D. Làm phong phú văn hóa dân tộc.

Câu 22: Một trong những biểu hiện lao động cần cù và sáng tạo là

A. làm việc theo thói quen.
B. làm việc tự do, cẩu thả.
C. làm việc thường xuyên, nỗ lực.
D. làm theo mệnh lệnh người khác.

Câu 23: Tại sao mỗi chúng ta cần phải lao động cần cù và sáng tạo?

A. Để vừa lòng bố mẹ và người thân.
B. Hoàn thiện và phát triển bản thân.
C. Do hoàn cảnh xô đẩy phải làm việc.
D. Do áp lực gia đình và bạn bè.

Câu 24: Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động là đề cập đến hoạt động lao động mang tính

A. tự phát
B. tự giác.
C. tự do.
D. sáng tạo.

Câu 25: Quan điểm nào dưới đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

A. Cần tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
B. Xã hội hiện đại không cần giữ gìn truyền thống dân tộc.
C. Không có truyền thống, mỗi dân tộc và cá nhân vẫn phát triển.
D. Những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, quê mùa.

..........

III. Câu hỏi tự luận kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8

Câu 1. Hãy chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết. Theo em, truyền thống của dân tộc Việt Nam có giá trị như thế nào đối với cá nhân, gia đình, quê hương, đất nước?

Câu 2 Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:

a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.

Câu 3 Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.

Câu hỏi:

- Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?

Câu 4 : Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

- Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19.

Câu 5: Hãy chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết. Em hãy kể những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Câu 6 Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:

a) Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau.

b) Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời.

Câu 7: Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.

a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?

Câu 8: Là du học sinh, vào dịp Tết cổ truyền, bạn N cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;... Đối với bạn N, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình.

Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên:

HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN

Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1

- Những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam:

+ Yêu nước, kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm.

+ Nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình;

+ Cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên;

+ Tôn sư trọng đạo, hiếu học,…

+ Hiếu thảo.

+ Nhân ái, yêu thương con người,…

- Truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị quan trọng, như:

+ Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóacủa dân tộc;

+ Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.

Câu 2

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: mỗi dân tộc đều có những cái hay, cái đẹp để chúng ta học hỏi. Việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác sẽ giúp chúng ta bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình.

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: các dân tộc trên thế giới tuy có sự khác biệt nhất định về: màu da, ngoại hình, văn hóa,… song đều bình đẳng với nhau.

Câu 3

Em không đồng tình với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì:

+ Những việc làm của bạn V cho thấy bạn V đã có thái độ tích cực, luôn chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong học tập. Thái độ học tập đúng đắn ấy đã giúp bạn V đạt được kết quả cao, được thầy cô và bạn bè quý mến, đồng thời cũng giúp đỡ được nhiều bạn học sinh khác. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ, khuyến khích và học tập theo bạn V.

+ Những hành động và lời đánh giá của bạn M cho thấy, bạn M còn lười biếng, chưa chăm chỉ, nỗ lực và sáng tạo trong học tập.

- Lời khuyên với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo:

+ Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động là những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải có và rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày.

+ Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người.

+ Cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm, đó là kết quả của sự rèn luyện. Do đó, chúng ta hãy rèn luyện những đức tính này ngay từ hôm nay, ngay từ những việc làm nhỏ nhất.

Câu 4

- Trong đại dịch Covid-19, nhân dân Việt Nam đã phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, tương thân tương ái,..

...............

Tải file về để xem thêm nội dung Đề cương ôn thi giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều 

2. Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THCS............

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: GDCD 8

I. Giới hạn nội dung ôn thi giữa kì 1 GDCD 8

1. Phạm vi ôn tập

Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau

  • Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
  • Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
  • Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

- Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

  • Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Nhận diện được giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam.
  • Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

- Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

  • Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.
  • Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá.

- Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

  • Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động.
  • Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

2. Hình thức kiểm tra

  • Kiểm tra tập trung tại lớp
  • Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận

II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 1 GDCD 8

Câu 1: Em hãy cho biết đâu không phải là truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Tôn sư trọng đạo
B. Nhân nghĩa
C. Truyền thống hiếu thảo
D. Đốt nhiều vàng mã

Câu 2: Ý nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Có thêm kinh nghiệm
B. Có thêm tiền tiết kiệm
C. Có rất nhiều bạn bè
D. Không phải lo về việc làm

Câu 3: “Đờn ca tài tử” là loại hình nghệ thuật truyền thống của khu vực nào ở Việt Nam?

A. Bắc bộ
B. Tây Nguyên.
C. Nam Bộ.
D. Tây Bắc.

Câu 4: Truyền thống của dân tộc Việt Nam có nhiều giá trị quan trọng, như:

A. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc;
B. Là nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
C. Là tiền đề quan trọng để mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng, xã hội.
D. Tất cả đáp án

Câu 5: Nội dung nào dưới đây là hủ tục của quê hương cần được xoá bỏ?

A. Nhân ái.
B. Thích phô trương, hình thức.
C. Hiếu học.
D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 6: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?

A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.

Câu 7: Hát quan họ là nét đẹp truyền thống của tỉnh nào sau đây?

A. Hải Phòng.
B. Hà Nội.
C. Bắc Ninh.
D. Hải Dương.

Câu 8: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng, biết ơn với những người đã từng dạy dỗ mình?

A. Uống nước nhớ nguồn.
B. Yêu nước chống ngoại xâm.
C. Hiếu thảo.
D. Tôn sư trọng đạo.

Câu 9: Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ P lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M với mục đích nhờ anh M xin bố mình là ông Q cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

A. Anh P.
B. Ông S và bà K.
C. Anh M và ông Q.
D. Anh M

Câu 10: Em không đồng ý với nhận định nào dưới đây?

A. Giữ nước từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy là truyền thống của dân tộc Việt Nam.
B. Những hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội truyền thống của quê hương là một phần của truyền thống dân tộc Việt Nam.
C. Tự hào về tổ tiên, dòng họ, gia đình của mình chính là tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.
D. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là vô cùng quý giá nên cần phải giữ gìn cẩn thận và hạn chế việc tuyên truyền, quảng bá.

Câu 11: Sau hai lần đạt giải cao trong cuộc thi Tin học văn phòng thế giới dành cho học sinh, sinh viên ở độ tuổi từ 13 đến 22, bạn Giang đã chia sẻ với các bạn trong lớp “Mỗi lần tham gia dự thi ở nước ngoài, khi Việt Nam được nêu tên trên trường quốc tế, mình rất tự hào vì đã góp phần phát huy truyền thống của dân tộc Việt Nam”. Nghe Giang chia sẻ, nhiều bạn băn khoăn không biết việc Giang đạt giải quốc tế thì liên quan gì đến truyền thống của dân tộc.

Các nhận xét này đúng hay sai?

A. Đúng
B. Sai

Câu 12: Pizza, hoa loa kèn, tháp nghiêng, họa sĩ Leonardo Da Vinci là những biểu trưng của quốc gia nào?

A. Hàn Quốc
B. Phần Lan
C. Italia
D. Nhật bản

Câu 13: Màu da đặc trưng của người Việt Nam là màu gì?

A. Da vàng
B. Da trắng
C. Da đen
D. Da nâu

Câu 14: Khi nhắc tới “đất nước mặt trời mọc” là nói tới quốc gia nào?

A. Trung Quốc
B. Hàn Quốc
C. Nhật Bản
D. Thái Lan

Câu 15: Ý nào sau đây đúng?

A. Chỉ nên tôn trọng các quốc gia có các chiến công lừng lẫy
B. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cánh, truyền thống, phong tục tập quán,… của các dân tộc
C. Tôn trọng sự đa dạng của các quốc gia giúp chúng ta có thêm nhiều nguồn lợi về kinh tế
D. Chỉ các nước có sự phát triển vượt bậc mới có nền văn hóa đa dạng

Câu 16: Điều gì thể hiện chúng ta tôn trọng sự đa dạng nền văn hóa của các quốc gia?

A. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu các giá trị tốt đẹp của các dân tộc
B. Miệt thị màu da
C. Thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc của mình
D. Cả A và C đều đúng

Câu 17: Vì sao trong thời đại ngày nay, chúng ta cần thiết phải tôn trọng sự đa dạng và văn hóa của các dân tộc?

A. Vì quá trình hội nhập sâu rộng giữa các quốc gia diễn ra rất nhanh chóng
B. Vì chúng ta cần phải học hỏi thêm từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển
C. Vì nếu muốn có được nền kinh tế phát triển chúng ta cần phải tìm hiểu văn hóa của các quốc gia phát triển
D. Vì có thể bổ sung thêm vào văn hóa của nước nhà những điều mới lạ

Câu 18: Vì sao các quốc gia lại muốn giới thiệu các nét đặc trưng về văn hóa của quốc gia mình đến các bạn bè thế giới?

A. Vì đó được coi như là một cách quảng bá hình ảnh của đất nước tới bạn bè quốc tế, giúp mọi người hiểu được về văn hóa của đất nước họ
B. Thu hút du khách nước ngoài đến tham quan du lịch tại quốc gia của mình
C. Nhằm thu hút các nguồn lợi đầu tư vào quốc gia một cách nhanh chóng hơn
D. Giúp mọi người có cái nhìn thiện cảm hơn về nền văn hóa của quốc gia

Câu 19: Em có thể tìm hiểu văn hóa của một quốc gia thông qua đâu?

A. Tham gia các hội thảo chia sẻ về các nền văn hóa
B. Đọc sách báo
C. Xem phim ảnh
D. Cả ba đáp án trên đều đúng

Câu 20: Theo em, hành động ăn và tìm hiểu về cách làm một món bánh có nguồn gốc từ nước ngoài thể hiện sự tôn trọng về mặt nào?

A. Ẩm thực
B. Bản sắc văn hóa
C. Tính cách
D. Ngôn ngữ

Câu 21: Tôn trọng và học tập từ các nền văn hóa khác nhau trên thế giới mang đến cho chúng ta lợi ích gì?

A. Biết thêm nhiều món ăn ngon trên thế giới
B. Hiểu biết về những thành tựu về các ngành khoa học kĩ thuật, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật
C. Có thêm bạn bè trong và ngoài nước
D. Nắm được những điều đặc trưng về các quốc gia

Câu 22: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóatrên thế giới có ý nghĩa gì?

A. Làm cho văn hóanhân loại thêm phong phú, đặc sắc
B. Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau
C. Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 23: Các hoạt động việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là?

A. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh.
B. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam.
C. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới.
D. Cả A,B,C.

Câu 24: Các hoạt động không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

A. Chỉ dùng hàng nước ngoài không dùng hàng Việt Nam.
B. Bắt chước phong cách ăn mặc hở hang của các ngôi sao trên thế giới.
C. Không xem phim của Việt Nam, chỉ xem phim hành động của nước ngoài.
D. Cả A,B,C.

Câu 25: Việc liên kết đào tạo giữa các cơ sở giáo dục nước ngoài với các cơ sở giáo dục Việt Nam nói đến việc học hỏi trong lĩnh vực nào?

A. Giáo dục và đào tạo.
B. Kinh tế - xã hội.
C. Quốc phòng - An ninh.
D. Khoa học - Kĩ thuật.

Câu 26: Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina. Điều đó thể hiện điều gì ?

A. Việt Nam học hỏi các nước về Khoa học và công nghệ.
B. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học và kĩ thuật.
C. Việt Nam học hỏi các nước về khoa học.
D. Việt Nam học hỏi các nước vè Kĩ thuật.

Câu 27: Sự cần cù và sáng tạo trong học tập được thể hiện dưới hành động nào sau đây?

A. Tích cực học tập không kể ngày đêm
B. Chăm chỉ học bài, làm thật nhiều bài tập cùng một dạng để ôn luyện cách giải bài tập đó
C. Chăm chỉ học tập, đọc nhiều tài liệu, tìm tòi các phương pháp giải nhanh gọn các bài tập
D. Làm các bài tập mình có thể làm được còn bài nào quá khó có thể nhờ bạn giải giúp hoặc mượn vở của bạn chép bài

Câu 28: Biểu hiện nào sau đây chỉ sự sáng tạo và cần cù trong học tập?

A. Chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi lên lớp
B. Luôn tìm cách để giải quyết công việc một cách nhanh nhất
C. Có kế hoạch hợp lí cho từng môn học
D. Tất cả các đáp án đều đúng

........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức 

3. Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo

TRƯỜNG ………………….

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC I
NĂM 2024 - 2025

Môn: GDCD 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

I. Giới hạn nội dung ôn thi giữa kì 1 GDCD 8

1. Phạm vi kiến thức cần ôn tập

Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau

  • Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
  • Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
  • Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

2. Hình thức kiểm tra

  • Kiểm tra tập trung tại lớp
  • Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận

II. Trắc nghiệm ôn thi giữa kì 1 GDCD 8

Câu 1: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Cùng với A đánh B cho vui.
D. Chạy đi chỗ khác chơi.

Câu 2: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.
C. Đèo em bé đó đến gặp công an.
D. Đạp thật nhanh về nhà.

Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?

A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.

Câu 4: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?

A. Khiêm tốn.
B. Lẽ phải.
C. Công bằng.
D. Trung thực

Câu 5: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Không trung thực.
C. Không chín chắn.
D. Không có ý thức.

Câu 6: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?

A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Tôn trọng lẽ phải.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.

Câu 7: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?

A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
D. Cả A, B, C.

Câu 8: Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?

A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
B. Dung túng cho kẻ giết người.
C. Đánh chửi cha mẹ.
D. Cả A, B, C.

Câu 9: Người tôn trọng lẽ phải là người:

A. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực
B. Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
C. Có cách cư xử phù hợp
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Câu nói : “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính gì ?

A. Liêm khiết
B. Tôn trọng lẽ phải
C. Tôn trọng pháp luật
D. Giữ chữ tín

Câu 11: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?

A. Tôn trọng lẽ phải.
B. Tiết kiệm.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn

Câu 12: Lẽ phải là gì?

A. Là những điều được coi là đúng đắn
B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội
C. Là những điều được coi là phù hợp
D. Là những lợi ích chung của xã hội

Câu 13: Đâu là biểu hiện tích cực

A. Luôn tham gia đúng giờ
B. Bị bạn bè lôi kéo
C. Lo lắng đến công việc được phân công
D. Tham gia vì thấy có lợi ích cho bản thân mình

Câu 14: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?

A. Ủng hộ người nghèo.
B. Trồng cây để bao vệ môi trường.
C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
D. Cả A, B, C.

Câu 15: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?

A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
D. Hô thật to là có trộm

Câu 16: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện:

A. Lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không toan tính, ích kỉ.
B. Được sống thanh thản, có sự quý trọng và tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
D. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.

Câu 17: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính:

A. Trung thực, siêng năng kiên trì
B. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị
C. Khoan dung
D. Tất cả đáp án trên

Câu 18: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?

A. P là người tiết kiệm.
B. P là người vô cảm.
C. P là người giả tạo.
D. P là người liêm khiết, tốt bụng.

Câu 19 Câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết

A. Cây ngay không sợ chết đứng.
B. Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn biết nói như người giàu sang
C. Áo rách, cốt cách người thương
D. Tất cả đáp án trên

Câu 20: Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói lên điều gì?

A. Đức tính khiêm tốn.
B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
C. Đức tính cần cù.
D. Đức tính trung thực.

Câu 21: Em rèn tính liêm khiết trong học tập là:

A. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi
B. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình
C. Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất
D. Tất cả đáp án trên

Câu 22: Biểu hiện của liêm khiết là?

A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.
B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.
C. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân.
D. Cả A ,B, C.

Câu 23: Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?

A. Liêm khiết.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Cần cù.

Câu 24: Biểu hiện tôn trọng người khác là?

A. Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.
B. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
C. Giúp đỡ người khuyết tật.
D. Cả A, B, C.

Câu 25: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?

A. Cử chỉ, hành động, lời nói.
B. Cử chỉ và lời nói.
C. Cử chỉ và hành động.
D. Lời nói và hành động.

Câu 26: Nhà bà D và bà G cãi nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Đứng xem hai bà cãi nhau.
D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.

Câu 27: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là?

A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Tôn trọng người khác.

Câu 28: Em không đồng tình với phương án nào sau đây:

A. Tôn trọng người khác cũng là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
B. Chỉ nên dành sự tôn trọng cho ai tôn trọng mình
C. Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi
D. Tất cả đều đúng

Câu 29: Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.

Câu 30: Để được mọi người xung quanh tôn trọng trước hết chúng ta phải:

A. Học thật giỏi
B. Thật giàu có
C. Tôn trọng người khác
D. Trở nên nổi tiếng

Câu 31: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ.
B. Sang đánh nhà hàng xóm.
C. Sang chửi nhà hàng xóm.
D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.

Câu 32: Các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác:

A. Đi nhẹ, nói khẽ đi vào bệnh viện
B. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp nhiều bất hạnh
C. Kính trọng và vâng lời ông bà, cha mẹ.
D. Tất cả các ý trên

III. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 1 GDCD 8

Câu 1 Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.

a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?

b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?

Câu 2 : Là du học sinh, vào dịp Tết cổ truyền, bạn N cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;... Đối với bạn N, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình.

Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên:

Câu 3 Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.

Câu hỏi:

- Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?

Câu 4: Hãy chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết. Em hãy kể những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

..........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi giữa kì 1 GDCD 8 

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: GDCD 8
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm