Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử lớp 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 3 Đề thi học kì 1 Sử 12 (Cấu trúc mới - Có ma trận)
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com giới thiệu đến các bạn học sinh tham khảo.
Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 gồm 3 đề được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung đề minh họa 2025 kèm theo bảng ma trận. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bộ đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 12 năm 2024 - 2025, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2024 - 2025
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 12
TRƯỜNG THPT…… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ 12 |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết vào thời gian nào?
A. 19-12-1946.
B. 28-2-1946.
C. 06-03-1946.
D. 28-4-1946.
Câu 2. Hiệp định Sơ bộ được kí kết vào thời gian nào?
A. 19-12-1946.
B. 28-2-1946.
C. 06-03-1946.
D. 28-4-1946.
Câu 3. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946) được kí kết?
A. Mềm dẻo, hòa hoãn.
B. Cầm súng đánh Pháp.
C. Hòa để tiến.
D. Đánh Pháp đến cùng.
Câu 4. Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (2-1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trường gì?
A. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.
C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.
Câu 5. Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, trào quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội cho chúng. Những động thái trên chứng tỏ
A. hành động xâm lược mở rộng Việt Nam lần thứ hai của Pháp đã quá rõ ràng.
B. thực dân Pháp không tôn trọng bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí.
C. thực dân Pháp đã lộ rõ ý đồ muốn chiếm đóng Hà Nội và miền Bắc.
D. điều kiện thương lượng, đấu tranh hòa bình của ta không còn nữa.
Câu 6.Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?
A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.
Câu 7. Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là
A. trận Đoan Hùng, Khe Lau.
B. trận Đèo Bông Lau.
C. trận Thất Khê.
D. trận Chợ Đồn, chợ Rã.
Câu 8. Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
A. Hồ Chí Minh.
B. Hoàng Văn Thái.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Văn Tiến Dũng.
Câu 9. Từ năm 1858 đến năm 1960, miền Bắc bước đầu phát triển
A. kinh tế - xã hội.
B. quốc phòng - an ninh.
C. văn hóa - giáo dục.
D. khoa học - kĩ thuật.
Câu 10. Nhiệm vụ của miền Nam giai đoạn 1954-1960 là
A. Trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước.
B. Thực hiện “Người cày có ruộng”.
C. Đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm đòi thi hành Hiệp định.
D. Hàn gắn chiến tranh, thống nhất hai miền Nam – Bắc.
Câu 11. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đứng lên khởi nghĩa được quyết định trong
A. Nghị quyết 10 của Đảng Lao động Việt Nam.
B. Nghị quyết 13 của Đảng Lao động Việt Nam.
C. Nghị quyết 16 của Đảng Lao động Việt Nam.
D. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam.
Câu 12. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (tháng 01-1960)?
A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
B. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C. Sự ra đời Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam?
D. Tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
Câu 13. Ý nghĩa cơ bản nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta là gì?
A. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước thống nhất nước nhà.
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Tạo điều kiện cho Lào và Cam-pu-chia giải phóng đất nước.
D. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử giải phóng dân tộc.
Câu 14. Đâu không phải là nhiệm vụ của miền Bắc giai đoạn 1961-1965?
A. Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
B. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
C. Hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho miền Nam.
D. Giành thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.
Câu 15. Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Chiến tranh cục bộ”, “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.
B. Đều dùng quân đồng minh của Mỹ.
C. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
D. Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới.
Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh cục bộ”?
A. Chiến thắng mùa khô 1965-1966.
B. Chiến thắng mùa khô 1966-1967.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
D. Chiến thắng Plây-me, Đất Cuốc, Bàu Bàng.
Câu 17. Quân Pôn Pốt đã huy động bao nhiêu sư đoàn tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam?
A. 22 sư đoàn.
B. 21 sư đoàn.
C. 20 sư đoàn.
D. 19 sư đoàn.
Câu 18. Cuối tháng 12-1978, diễn ra sự kiện gì?
A. Trung Quốc tiến công sang toàn bộ sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
B. Quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đứng lên chiến đấu.
C. Việt Nam mở cuộc tấn công phản công tiêu diệt và quét sạch quân Pôn Pốt khỏi nước ta.
D. Lực lượng vũ trang Cam-pu-chia tiến vào giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh.
Câu 19. Đêm 30-04-1977, quân Pôn Pốt tấn công và gây ra các vụ thảm sát ở đâu?
A. Ba Chúc (An Giang), Tân Lập (Tây Ninh).
B. Móng Cái (Quảng Ninh), Phong Thổ (Lai Châu).
C. Ba Chúc (An Giang), Móng Cái (Quảng Ninh).
D. Phong Thổ (Lai Châu), Tân Lập (Tây Ninh).
Câu 20.Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?
A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.
B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.
C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.
D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.
Câu 21. Đâu không phải là hoạt động của Việt Nam trong việc thực thi bảo vệ chủ quyền ở huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa?
A. Tăng cường xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt.
B. Triển lãm các hiện vật về bảo vệ môi trường tại các huyện đảo Việt Nam.
C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
D. Kiên trì đấu tranh chống các mưu đồ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Câu 22. Đâu không phải hành động của Việt Nam đối với các tranh chấp biển, đảo ở Việt Nam?
A. Đưa công hàm phản đối Trung Quốc về đường chín đoạn ở Biển Đông.
B. Phản đối xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
C. Không tuân thủ các quy định quốc tế và các quyết định của tòa án quốc tế liên quan đến việc giải quyết tranh chấp biển, đảo.
D. Ngăn chặn các hành vi lợi dụng ấn phẩm văn hóa xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Câu 23. Sách trắng “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào thời gian nào?
A. Tháng 02-1975.
B. Tháng 09-1975.
C. Tháng 12-1981.
D. Tháng 09-1979.
Câu 24. Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành?
A. Luật Kinh tế Việt Nam.
B. Luật Biển Việt Nam.
C. Luật Hàng hải Việt Nam.
D. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“ Ngày 2 – 9 – 1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập, quân Pháp đã xả súng vào người dân. Đêm 22 rạng sáng ngày 23 – 9 – 1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.
... Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, xung phong vào đội quân “Nam tiến”, cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
... Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, đưa quân Pháp vào thế bị động...”.
a. Đoạn trích nói về thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.
b. Đoạn trích khẳng định cuộc chiến đấu ở Nam Bộ tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
c. Đoạn trích thể hiện tinh thần quật cường, hào khí của quân và dân Nam Bộ.
d. Đoạn trích phản ánh nhân dân miền Nam dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ, với tinh thần “phải hút toàn lực vào đó; hy sinh hết thảy vì kháng chiến; hy sinh hết thảy vào mặt trận miền Nam”.
.............
Xem thêm đầy đủ nội dung trong file tải về
Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 12
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 5 | 2 | 2 | 1 | 3 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 2 | 5 | 4 | 6 | 4 | 1 |
Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 1 | 2 | 0 | 1 | 0 |
TỔNG | 7 | 9 | 8 | 7 | 8 | 1 |
...........
Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 12
TRƯỜNG THPT…… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ 12 |
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Trong cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, thành phố nào kìm chân được thực dân Pháp lâu nhất?
A. Nam Định.
B. Hà Nội.
C. Huế.
D. Đà Nẵng.
Câu 2. Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp?
A. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
B. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16.
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
D. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947.
Câu 3. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1947 diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Tháng 10 đến tháng 12 - 1947.
B. Tháng 3 đến tháng 4 - 1947.
C. Tháng 10 đến tháng 12 - 1950.
D. Tháng 9 đến tháng 10 - 1950.
Câu 4. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho
A. cả nước đi vào cuộc kháng chiến toàn diện.
B. cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài.
C. nhân dân miền Bắc có điều kiện đẩy mạnh sản xuất.
D. Đảng và cơ quan đầu não của ta được bảo vệ an toàn.
Câu 5. Mục tiêu cơ bản của cuộc tiến công lên Việt Bắc của thực dân Pháp cuối năm 1947 là
A. Triệt đường liên lạc quốc tế của ta.
B. Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, lập chính phủ bù nhìn.
C. Tiêu diệt lực lượng kháng chiến của Việt Nam, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.
Câu 6.Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947 là
A. buộc Pháp phải chuyển từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta.
B. chứng tỏ khả năng quân và dân ta có thể đẩy lùi những cuộc tấn công của Pháp.
C. cuộc phản công lớn đầu tiên của quân dân ta giành thắng lợi.
D. chứng tỏ sự trưởng thành vượt bậc của quân đội ta.
Câu 7. Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?
A. Hồ Chí Minh.
B. Hoàng Văn Thái.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Văn Tiến Dũng.
Câu 8. Số máy bay địch bị bắn rơi trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là
A. 3000 chiếc.
B. hàng trăm chiếc.
C. nhiều chiếc.
D. 16 chiếc.
Câu 9. Phạm vi thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ là
A. Miền Nam.
B. Cả nước.
C. Miền Bắc.
D. Đông Dương.
Câu 10. Hội nghị lần thứ 15 (1-1959), Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định
A. tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình để gìn giữ lực lượng cách mạng.
B. tiếp tục đấu tranh buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.
C. dùng đấu tranh ngoại giao để đàm phán kết thúc chiến tranh.
D. để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.
Câu 11. Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
A. Đồng Khởi.
B. Bác Ái.
C. Ấp Bắc.
D. Vạn Tường.
Câu 12. Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)?
A. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mỹ.
B. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
C. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
D. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ.
Câu 13. Đâu không phải là đặc điểm của phong trào Đồng khởi (1959-1960)?
A. Nổ ra ở vùng nông thôn miền Nam.
B. Từ chỗ lẻ tẻ phát triển thành một cao trào cách mạng.
C. Nổ ra ngay sau khi nghị quyết 15 ra đời, chứng tỏ đường lối của Đảng là đúng.
D. Phát triển mạnh ngay trong các đô thị miền Nam.
Câu 14. Đâu là nhận xét đúng và đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 của Trung ương Đảng (1-1959)?
A. Chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên cách mạng Việt Nam.
B. Thể hiện sự độc lập, tự chủ, quyết đoán của Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng.
C. Ra đời muộn nhưng đáp ứng đúng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam, chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam.
D. Ra đời muộn nhưng đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng miền Nam.
Câu 15. Xương sống của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mỹ thực hiện ở miền Nam Việt Nam là
A. Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
B. Cố vấn Mỹ.
C. Phương tiện chiến tranh của Mỹ.
D. Ấp chiến lược.
Câu 16. “Một tấc không đi, một ly không rời” là khẩu hiệu đấu tranh của phong trào nào?
A. Cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo càn quét.
B. Phá ấp chiến lược.
C. Cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên.
D. Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
Câu 17. Điều kiện cơ bản nhằm phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kì lịch sử đổi mới là
A. giải phóng miền Nam.
B. độc lập và thống nhất.
C. phát triển kinh tế hai miền Nam – Bắc.
D. thống nhất đất nước về mặt chính trị, kinh tế, xã hội.
Câu 18. Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở vùng biên giới Tây Nam diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. từ 5-1-1978 đến 7-1-1979.
B. từ 30-4-1977 đến 7-1-1979.
C. từ 6-1-1978 đến 7-1-1979.
D. từ 5-1-1978 đến 7-1-1979.
Câu 19. Chính quyền Pôn Pốt lên nắm chính quyền vào thời gian nào?
A. Tháng 1-1975.
B. Tháng 9-1975.
C. Tháng 5-1975.
D. Tháng 4-1975.
Câu 20.Đâu không phải là bối cảnh quốc tế của cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4-1975 đến nay?
A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, nền kinh tế kiệt quệ.
B. Thế giới chia thành hai phe: Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
C. Mỹ can thiệp vào nội bộ các nước, gây ra nhiều cuộc chiến tranh khu vực.
D. Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ bành trướng, xâm lược Việt Nam.
Câu 21. Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?
A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.
B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.
C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.
D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.
Câu 22. Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt (từ tháng 12-1978) đã được
A. một số nhà lãnh đạo Trung Quốc ủng hộ.
B. một số nhà lãnh đạo Liên Xô ủng hộ.
C. một số nhà lãnh đạo Mỹ ủng hộ.
D. 5 nước sáng lập ASEAN ủng hộ.
Câu 23. Nơi tưởng niệm và lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị quân Pôn Pốt sát hại là
A. Khu di tích Nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).
B. Khu di tích Nhà tù Côn Đảo (Phú Quốc).
C. Khu di tích Nhà tù Sơn La (Sơn La).
D. Khu di tích Nhà mồ Ba Chúc (An Giang).
Câu 24. Quân Pôn Pốt đã sát hại bao nhiêu người dân Ba Chúc trong vòng 12 ngày đêm?
A. 3 000 người.
B. 2 679 người.
C. 2 500 người.
D. 3 100 người.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho dữ liệu thống kê dưới đây:
“Năm 1951, viện trợ của Mỹ đã lên 340 triệu đô la, được tính bằng số lượng 50 xe tăng, 24 xe thiết giáp, 300 xe vận tại, 70 khẩu pháo, 30 máy bay chiến đấu, 70 xuồng và một số tàu vận tải, vũ khí bộ binh đủ trang bị cho 12 tiểu đoàn bộ binh; đồng thời, cố vấn quân sự được đưa sang nằm ngay trong Bộ Tổng chỉ huy Đông Dương của quân Pháp. Đến tháng 5-1952, chuyến hàng thứ 150 của Mỹ đã được chuyển sang Đông Dương, Chính phủ Mỹ đã chịu tới 40 % tổng chi phí ngân sách cho cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp”.
a. Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp trong chiến tảnh xâm lược Đông Dương.
b. Mỹ hất cẳng Pháp, trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương.
c. Chính phủ Mỹ ngày càng lộ rõ ý định tái chiếm Đông Dương bằng mọi giá.
d. Mỹ phải chịu trách nhiệm cho thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương.
Câu 2. Cho bảng dữ kiện sau đây:
Nội dung | Thời gian | Thành tựu |
Chi viện cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong cho chiến trường | 1965 – 1968 1972 1973 – 1974 Hai tháng đầu năm 1975 | Hơn 30 vạn người Hơn 22 vạn bộ đội Gần 22 vạn người Hơn 57 vạn bộ đội |
Bắn rơi máy bay Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại | 1964 – 1968 (lần 1) 1972 – 1973 (lần 2) | 3 243 chiếc 735 chiếc |
Bắn cháy, bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại | 1964 – 1968 1972 - 1973 | 143 chiếc 125 chiếc |
.....................
Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 12
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 4 | 3 | 2 | 2 | 2 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 3 | 5 | 4 | 5 | 3 | 2 |
Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học | 2 | 1 | 0 | 0 | 1 | 1 |
TỔNG | 9 | 9 | 6 | 7 | 6 | 3 |
..............
Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 11 Cánh diều
TRƯỜNG THPT…… | ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2024 - 2025 MÔN: LỊCH SỬ 12 |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án.
Câu 1: Tháng 2 – 1945 tại Hội nghị I-an-ta (Liên Xô), những nước nào sau đây đã ra quyết định về việc thành lập Liên hợp quốc?
A. Mexico, Bỉ, Hi Lạp.
B. Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp.
C. Liên Xô, Mỹ, Anh.
D. Đan Mạch, Êcuado, Hà Lan.
Câu 2: Liên hợp quốc được thành lập năm 1945 không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
B. Thúc đẩy hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
C. Là trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế.
D. Duy trì trật tự thế giới hai cực Ianta.
Câu 3. Một trong những cơ quan chính của Liên hợp quốc là
A. Ngân hàng thế giới.
B. Quĩ nhi đồng.
C. Đại hội đồng.
D. Tổ chức Y tế Thế giới.
Câu 4: Năm 1945, Hội nghị I-an-ta (Liên Xô) đã đưa ra quyết định nào sau đây?
A. Thông qua Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
B. Thông qua bản Tuyên ngôn Nhân quyền.
C. Tiêu diệt tận gốc phát xít Đức.
D. Thỏa hiệp với Phe Trục chấm dứt chiến tranh.
Câu 5: Cơ quan nào sau đây của Liên hợp quốc có vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới?
A. Tòa án Quốc tế.
B. Hội đồng Bảo an.
C. Đại hội đồng.
D. Ban Thư kí.
Câu 6: Đặc điểm của trật tự thế giới Hai cực I-an-ta từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A. giai đoạn xác lập và khủng hoảng.
B. giai đoạn xác lập và phát triển.
C. giai đoạn khủng hoảng và sụp đổ.
D. giai đoạn hình thành và sụp đổ.
Câu 7: Ngày 1/1/1942, đại diện của 26 nước đã ký văn kiện nào sau đây?
A. Tuyên bố về Liên hợp quốc.
B. Thành lập khối Liên minh.
C. Xóa bỏ hệ thống thuộc địa.
D. Chấm dứt Chiến tranh lạnh
Câu 8. Đâu là một trong những nội dung của mục tiêu, hành động mang tính toàn cầu đến năm 2030 của Liên hợp quốc?
A. Chống nạn thất nghiệp.
B. Quyền tự do chính trị.
C. Chống bạo lực gia đình.
D. Chất lượng giáo dục
Câu 9: Ngày 28 – 7 – 1995, Quốc gia nào sau đây gia nhập tổ chức và tạo nên dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ASEAN?
A. Mi–an–ma.
B. Việt Nam.
C. Cam–pu–chia.
D. Vương quốc Lào.
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng đặc điểm của tổ chức ASEAN trong giai đoạn đầu (1967-1975)?
A. ASEAN chưa có chiến lược phát triển rõ ràng và hiệu quả trong 10 năm đầu.
B. Sự phát triển mạnh mẽ của ASEAN vượt ra khỏi phạm vi khu vực.
C. ASEAN thiếu vắng một cơ chế liên kết kinh tế chặt chẽ trong 10 năm đầu.
D. Hệ quả của chiến tranh và bất ổn chính trị ở một số nước thành viên ASEAN.
Câu 11. Đầu năm 1945, đâu là vấn đề cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh chống phát xít?
A. Phân chia lại thuộc địa của các nước.
B. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
C. Thiết lập trật tự thế giới mới hai cực.
D. phục hồi và phát triển kinh tế thế giới.
Câu 12: Ngày 8 – 8 – 1967, đánh dấu sự ra đời của tổ chức quốc tế nào sau đây?
A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B. Hội đồng tương trợ kinh tế.
C. Tổ chức lương thực Liên hợp quốc.
D. Tổ chức thương mại thế giới.
Câu 13: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN?
A. Các nước đã phát triển mạnh mẽ về kinh tế.
B. Các quốc gia còn gặp nhiều khó khăn.
C. Các quốc gia vừa giành độc lập.
D. Ứng phó với ảnh hưởng của các nước lớn.
Câu 14: Một trong những điểm khác về sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) so với Liên minh châu Âu (EU) là
A. thành lập sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, trở thành các quốc gia độc lập, tự chủ.
B. ban đầu chủ yếu là một liên minh chính trị để hạn chế ảnh hưởng của cường quốc bên ngoài.
C.khi mới thành lập chỉ có một số nước thành viên, về sau mở rộng thêm nhiều thành viên
D. từ thập niên 90 của thế kỉ XX, trở thành khu vực năng động và có địa vị quốc tế cao.
Câu 15: “Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, quyền tự quyết dân tộc và củng cố hoà bình thế giới” là mục tiêu của tổ chức nào sau đây?
A. Liên hợp quốc.
B. Liên minh Châu Âu (EU).
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D. Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM).
Câu 16: Tháng 11 năm 2007, các thành viên tổ chức ASEAN đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm mục đích gì?
A. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng vững mạnh.
B. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng hòa bình, ổn định.
C. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng chiến lược về chính trị, quân sự.
D. Xây dựng ASEAN thành cộng đồng mang tính chất chiến lược về quân sự.
Câu 17: Nội dung nào sau đây giải thích không đúng về lí do mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX?
A. Quan hệ giữa ba nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện tích cực.
B. Chiến tranh lạnh kết thúc, xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
C. Chống lại sự hình thành trật tự “đa cực” nhiều trung tâm sau Chiến tranh lạnh.
D. Thực hiện hợp tác phát triển có hiệu quả theo các nguyên tắc của Hiệp ước Bali.
Câu 18: Sau Chiến tranh lạnh kết thúc, sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại, … đã dẫn đến điều gì?
A. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ.
B. Mỹ không còn vai trò dẫn đầu phe tư bản chủ nghĩa.
C. Sự thống trị của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
D. Nguy cơ về xung đột vũ trang giữa các cường quốc.
Câu 19: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây đã gắn kết các quốc gia thành viên ASEAN cùng thực hiện mục tiêu chung vì một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và thịnh vượng?
A. Sự liên kết chặt chẽ
B. Sự mở rộng quan hệ đối tác bên ngoài khu vực
C. Sự tác động của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
D. Sự đoàn kết, đồng thuận và thống nhất trong đa dạng
Câu 20: Việt Nam đã rút ra được bài học kinh nghiệm gì cho sự phát triển đất nước từ sự thành lập của tổ chức ASEAN?
A. Hợp tác toàn diện tất cả các lĩnh vực.
B. Ưu tiên hợp tác với các nước lớn.
C. Không tham gia các tổ chức quốc tế.
D. Hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Câu 21: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ba trụ cột của cộng đồng ASEAN?
A. Cộng đồng kinh tế
B. Cộng đồng quân sự
C. Cộng đồng văn hóa xã hội
D. Cộng đồng kinh tế chính trị an ninh
..........
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Lịch sử 12
Link Download chính thức:
- Lý ChẩuThích · Phản hồi · 1 · 26/12/20