Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử 12 (Cấu trúc mới - Có ma trận)

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Eballsviet.com giới thiệu đến các bạn học sinh tham khảo.

Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung đề minh họa 2025 kèm theo bảng ma trận. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo năm 2024 - 2025, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Lưu ý: Đề thi chưa có đáp án. Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

Đề thi học kì 1 môn Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra học kì 1 Lịch sử 12

TRƯỜNG THPT……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2024 - 2025

MÔN: LỊCH SỬ 12

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết vào thời gian nào?

A. 19-12-1946.
B. 28-2-1946.
C. 06-03-1946.
D. 28-4-1946.

Câu 2. Hiệp định Sơ bộ được kí kết vào thời gian nào?

A. 19-12-1946.
B. 28-2-1946.
C. 06-03-1946.
D. 28-4-1946.

Câu 3. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn giải pháp nào sau khi Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946) được kí kết?

A. Mềm dẻo, hòa hoãn.
B. Cầm súng đánh Pháp.
C. Hòa để tiến.
D. Đánh Pháp đến cùng.

Câu 4. Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết (2-1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trường gì?

A. Hòa với thực dân Pháp để đánh quân Trung Hoa Dân quốc.
B. Hòa hoãn và nhân nhượng có nguyên tắc với thực dân Pháp.
C. Phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
D. Chiến đấu chống thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc.

Câu 5. Ngày 18-12-1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư đòi Chính phủ Việt Nam giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, trào quyền kiểm soát Thủ đô Hà Nội cho chúng. Những động thái trên chứng tỏ

A. hành động xâm lược mở rộng Việt Nam lần thứ hai của Pháp đã quá rõ ràng.
B. thực dân Pháp không tôn trọng bản Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã kí.
C. thực dân Pháp đã lộ rõ ý đồ muốn chiếm đóng Hà Nội và miền Bắc.
D. điều kiện thương lượng, đấu tranh hòa bình của ta không còn nữa.

Câu 6.Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?

A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.
D. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.

Câu 7. Trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ở mặt trận hướng Tây, những trận phục kích tiêu biểu của quân dân Việt Nam trên sông Lô là

A. trận Đoan Hùng, Khe Lau.
B. trận Đèo Bông Lau.
C. trận Thất Khê.
D. trận Chợ Đồn, chợ Rã.

Câu 8. Ai là Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

A. Hồ Chí Minh.
B. Hoàng Văn Thái.
C. Võ Nguyên Giáp.
D. Văn Tiến Dũng.

Câu 9. Từ năm 1858 đến năm 1960, miền Bắc bước đầu phát triển

A. kinh tế - xã hội.
B. quốc phòng - an ninh.
C. văn hóa - giáo dục.
D. khoa học - kĩ thuật.

Câu 10. Nhiệm vụ của miền Nam giai đoạn 1954-1960 là

A. Trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước.
B. Thực hiện “Người cày có ruộng”.
C. Đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm đòi thi hành Hiệp định.
D. Hàn gắn chiến tranh, thống nhất hai miền Nam – Bắc.

Câu 11. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đứng lên khởi nghĩa được quyết định trong

A. Nghị quyết 10 của Đảng Lao động Việt Nam.
B. Nghị quyết 13 của Đảng Lao động Việt Nam.
C. Nghị quyết 16 của Đảng Lao động Việt Nam.
D. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam.

Câu 12. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (tháng 01-1960)?

A. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
B. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
C. Sự ra đời Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam?
D. Tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

Câu 13. Ý nghĩa cơ bản nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta là gì?

A. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước thống nhất nước nhà.
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Tạo điều kiện cho Lào và Cam-pu-chia giải phóng đất nước.
D. Mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử giải phóng dân tộc.

Câu 14. Đâu không phải là nhiệm vụ của miền Bắc giai đoạn 1961-1965?

A. Tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
B. Phát triển công nghiệp, nông nghiệp, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh.
C. Hậu phương lớn, chi viện sức người, sức của cho miền Nam.
D. Giành thắng lợi trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao.

Câu 15. Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Chiến tranh cục bộ”, “Chiến tranh đặc biệt” là gì?

A. Quân Mỹ giữ vai trò quan trọng.
B. Đều dùng quân đồng minh của Mỹ.
C. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
D. Đều là chiến tranh xâm lược thực dân mới.

Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “chiến tranh cục bộ”?

A. Chiến thắng mùa khô 1965-1966.
B. Chiến thắng mùa khô 1966-1967.
C. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
D. Chiến thắng Plây-me, Đất Cuốc, Bàu Bàng.

Câu 17. Quân Pôn Pốt đã huy động bao nhiêu sư đoàn tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới Tây Nam Việt Nam?

A. 22 sư đoàn.
B. 21 sư đoàn.
C. 20 sư đoàn.
D. 19 sư đoàn.

Câu 18. Cuối tháng 12-1978, diễn ra sự kiện gì?

A. Trung Quốc tiến công sang toàn bộ sáu tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.
B. Quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc đứng lên chiến đấu.
C. Việt Nam mở cuộc tấn công phản công tiêu diệt và quét sạch quân Pôn Pốt khỏi nước ta.
D. Lực lượng vũ trang Cam-pu-chia tiến vào giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh.

Câu 19. Đêm 30-04-1977, quân Pôn Pốt tấn công và gây ra các vụ thảm sát ở đâu?

A. Ba Chúc (An Giang), Tân Lập (Tây Ninh).
B. Móng Cái (Quảng Ninh), Phong Thổ (Lai Châu).
C. Ba Chúc (An Giang), Móng Cái (Quảng Ninh).
D. Phong Thổ (Lai Châu), Tân Lập (Tây Ninh).

Câu 20.Nội dung nào không phải là bối cảnh lịch sử tác động đến Việt Nam?

A. Đất nước lại bị Mỹ bao vây, cấm vận.
B. Mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc – Cam-pu-chia xuất hiện một số vấn đề phức tạp.
C. Hai miền Nam – Bắc chưa được thống nhất.
D. Hậu quả của chiến tranh trên cả nước còn nặng nề.

Câu 21. Đâu không phải là hoạt động của Việt Nam trong việc thực thi bảo vệ chủ quyền ở huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Tăng cường xây dựng lực lượng quản lí, bảo vệ biển, đảo vững mạnh về mọi mặt.
B. Triển lãm các hiện vật về bảo vệ môi trường tại các huyện đảo Việt Nam.
C. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
D. Kiên trì đấu tranh chống các mưu đồ xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Câu 22. Đâu không phải hành động của Việt Nam đối với các tranh chấp biển, đảo ở Việt Nam?

A. Đưa công hàm phản đối Trung Quốc về đường chín đoạn ở Biển Đông.
B. Phản đối xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
C. Không tuân thủ các quy định quốc tế và các quyết định của tòa án quốc tế liên quan đến việc giải quyết tranh chấp biển, đảo.
D. Ngăn chặn các hành vi lợi dụng ấn phẩm văn hóa xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Câu 23. Sách trắng “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” được Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào thời gian nào?

A. Tháng 02-1975.
B. Tháng 09-1975.
C. Tháng 12-1981.
D. Tháng 09-1979.

Câu 24. Đâu không phải là văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển đảo do Việt Nam ban hành?

A. Luật Kinh tế Việt Nam.
B. Luật Biển Việt Nam.
C. Luật Hàng hải Việt Nam.
D. Luật Cảnh sát Biển Việt Nam.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“ Ngày 2 – 9 – 1945, khi nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày Độc lập, quân Pháp đã xả súng vào người dân. Đêm 22 rạng sáng ngày 23 – 9 – 1945, quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

... Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Chính phủ, hàng vạn thanh niên gia nhập quân đội, xung phong vào đội quân “Nam tiến”, cùng nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.
... Cuộc chiến đấu ở Nam Bộ đã giáng đòn đầu tiên vào kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp, đưa quân Pháp vào thế bị động...”.

a. Đoạn trích nói về thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai.

b. Đoạn trích khẳng định cuộc chiến đấu ở Nam Bộ tạo điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

c. Đoạn trích thể hiện tinh thần quật cường, hào khí của quân và dân Nam Bộ.

d. Đoạn trích phản ánh nhân dân miền Nam dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ, với tinh thần “phải hút toàn lực vào đó; hy sinh hết thảy vì kháng chiến; hy sinh hết thảy vào mặt trận miền Nam”.

.............

Xem thêm đầy đủ nội dung trong file tải về

Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử 12

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử 522130
Nhận thức và tư duy lịch sử 254641
Vận dụng ‘kiến thức, kĩ năng đã học 012010
TỔNG 7 9 8 7 8 1

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm