Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 12 năm 2024 - 2025 (Sách mới) Ôn tập cuối kì 1 lớp 12 môn Tin (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12 năm 2024 - 2025 gồm hệ thống kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc mới bám sát nội dung đề minh họa 2025.

Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12 giúp học sinh tự ôn tập hiệu quả làm quen với các dạng bài tập trọng tâm. Hơn nữa, đề cương ôn thi học kì 1 Tin học 12 được biên soạn gồm 3 sách Cánh diều, Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo rõ ràng, dễ hiểu giúp các em tự tin bước vào kì thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem: đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 12, đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12.

Đề cương cuối kì 1 môn Tin học 12 năm 2024 - 2025

1. Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12 Chân trời sáng tạo

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 10. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ lựa chọn một phương án.

Câu 1: AI (Trí tuệ nhân tạo) là gì?

A. Hệ thống tự động
B. Khả năng của máy tính thực hiện các công việc mang tính trí tuệ của con người
C. Phần mềm diệt virus
D. Ứng dụng điện thoại thông minh

Câu 2: Mục đích chính của AI là gì?

A. Xây dựng các phần mềm diệt virus
B. Xây dựng các phần mềm giúp máy tính có năng lực trí tuệ tương tự con người
C. Tạo ra các ứng dụng giải trí
D. Phát triển các trò chơi điện tử

Câu 3: Khả năng nào của AI cho phép máy tính điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu mới?

A. Khả năng suy luận
B. Khả năng học
C. Khả năng nhận thức
D. Khả năng giải quyết vấn đề

Câu 4: Hệ thống nào sau đây là ví dụ về khả năng suy luận của AI?

A. Hệ thống khuyến nghị YouTube
B. Hệ thống chẩn đoán y tế
C. Máy tính điều khiển xe tự lái
D. Công cụ tìm kiếm Google

Câu 5: Khả năng nhận thức của AI là gì?

A. Điều chỉnh hành vi dựa trên dữ liệu mới
B. Áp dụng logic để đưa ra quyết định
C. Cảm nhận và hiểu biết môi trường qua cảm biến
D. Xử lí ngôn ngữ tự nhiên

Câu 6: AI khác biệt so với tự động hóa như thế nào?

A. AI yêu cầu sự kết hợp của nhiều đặc trưng trí tuệ để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp
B. AI chỉ thực hiện được một nhiệm vụ duy nhất
C. Tự động hóa không yêu cầu sự can thiệp của con người
D. Tự động hóa chỉ áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp

Câu 7: Trí tuệ nhân tạo được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Tự học và thực hiện nhiều công việc giống con người
B. Chơi cờ và nhận dạng khuôn mặt
C. Chăm sóc sức khỏe
D. Dự báo thời tiết

Câu 8: Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng trong lĩnh vực nào?

A. Công nghiệp
B. Y học
C. Tài chính
D. Giáo dục

Câu 9: Robot Asimo của Honda là ví dụ của ứng dụng AI trong lĩnh vực nào?

A. Trò chơi điện tử
B. Dịch vụ khách hàng
C. Công nghiệp
D. Điều khiển robot

Câu 10: Google Dịch là một ví dụ của khả năng nào trong AI?

A. Khả năng học
B. Khả năng suy luận
C. Khả năng nhận thức
D. Khả năng hiểu ngôn ngữ

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a) , b) , c) , d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai

Câu 1: Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về khái niệm và đặc trưng của AI:

a) AI là khả năng của máy tính thực hiện các công việc mang tính trí tuệ của con người.

b) Mục đích của AI là xây dựng các phần mềm giúp máy tính có năng lực trí tuệ tương tự con người.

c) Khả năng học của AI cho phép máy tính ra quyết định dựa trên dữ liệu mới.

d) Khả năng nhận thức của AI là khả năng xử lí ngôn ngữ tự nhiên.

Câu 2: Phát biểu dưới đây đúng hay sai khi nói về các loại và ứng dụng của AI:

a) Trí tuệ nhân tạo hẹp được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp giống con người.

b) Trí tuệ nhân tạo tổng quát là mục tiêu dài hạn, có khả năng tự học và thực hiện nhiều công việc giống con người.

c) Hệ chuyên gia MYCIN được sử dụng để dự báo thời tiết.

d) Robot Asimo của Honda là một ví dụ về ứng dụng AI trong điều khiển robot.

............

Xem đầy đủ nội dung Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12 trong file tải về

2, Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12 Cánh diều

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Chủ đề 1. Máy tính và xã hội tri thức (Bài 1, 2)

Kiến thức:

- Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.

- Chỉ ra được một số lĩnh vực của khoa học công nghệ và đời sống đã và đang phát triển mạnh mẽ dựa trên những thành tựu to lớn của Trí tuệ nhân tạo.

- Nêu được ví dụ để thấy một hệ thống Trí tuệ nhân tạo có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,…

Kỹ năng:

- Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo.

- Nêu được cảnh báo về sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo trong tương lai.

2. Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet (Bài 3, 4, 5)

Kiến thức:

- Nêu được chức năng chính của một số thiết bị mạng thông dụng.

- Hiểu và mô tả sơ lược được vai trò và chức năng của giao thức mạng nói chung và giao thức TCP/IP nói riêng.

Kĩ năng:

- Biết cách kết nối máy tính, thiết bị di động vào mạng máy tính.

- Sử dụng được các chức năng mạng của hệ điều hành chia sẻ tài nguyên.

3. Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số (Bài 6)

Kiến thức:

– Nêu được một số vấn đề nảy sinh về pháp luật, đạo đức, văn hoá khi việc giao tiếp qua mạng trở nên phổ biến.

– Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật Công nghệ thông tin, Nghị định về quản lí, cung cấp, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin, Luật An ninh mạng.

Kĩ năng:

- Phân tích được ưu và nhược điểm về giao tiếp trong không gian mạng qua các ví dụ cụ thể.

- Phân tích được tính nhân văn trong ứng xử ở một số tình huống tham gia không gian mạng.

4. Chủ đề 4. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (Bài 7, 8, 9, 10, 11, 12)

Kiến thức:

- Hiểu khái niệm và chức năng của ngôn ngữ HTML.

- Hiểu cấu trúc thẻ HTML, phần tử HTML, nhận dạng được thẻ HTML và phần tử HTML trong ví dụ cụ thể.

- Hiểu cấu trúc của trang web

- Biết về các phần mềm soạn thảo HTML.

- Hiểu được ý nghĩa của danh sách và bảng trong trình bày văn bản.

- Biết được cấu trúc các thẻ tạo danh sách và tạo bảng.

- Hiểu khái niệm siêu văn bản, đường dẫn, đường dẫn tương đối và đường dẫn tuyệt đối

- Hiểu khái niệm khung nội tuyến và ý nghĩa của việc chèn khung nội tuyến trong trang web.

- Hiểu và áp dụng các thuộc tính của thẻ <img>, <video>, <audio> , <iframe>để tuỳ chỉnh hiển thị và chức năng của các phương tiện đa phương tiện trên trang web.

- Hiểu được ý nghĩa của biểu mẫu trong trang web và cách thức hoạt động của biểu mẫu.

- Hiểu cú pháp tạo biểu mẫu và các thành phần trong biểu mẫu.

Kĩ năng:

- Hiểu và giải thích được cấu trúc của một trang web dưới dạng HTML.

- Sử dụng được các thẻ HTML để định dạng được tiêu đề, đoạn văn, phông chữ và kiểu chữ cho văn bản.

- Sử dụng được các thẻ tạo được danh sách và bảng.

- Sử dụng thẻ HTML tạo được các liên kết.

- Sử dụng được các thẻ HTML để thêm ảnh, video và âm thanh và khung nội tuyến vào trang web.

- Vận dụng cú pháp được học tạo được biểu mẫu theo yêu cầu của GV và tự tạo được biểu mẫu khác theo nhu cầu sử dụng.

II. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO PHẦN I: CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN

BÀI 1

Câu 1: Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI là

A. Apollo.
B. Valkyrie.
C. Asimo.
D. Sophia.

Câu 2: Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI do hãng nào sản xuất?

A. Tesla.
B. Honda.
C. NASA.
D. Toshiba.

Câu 3: Hệ thống nào dưới đây không được coi là hệ thống có ứng dụng AI?

A. Google Translate.
B. ChatGPT.
C. Dây chuyền lắp ráp tự động.
D. Dự báo thời tiết.

Câu 4: Trợ lí ảo có chức năng nào sau đây?

A. Tìm kiếm thông tin bằng tiếng nói của người dùng.
B. Nhận dạng khuôn mặt.
C. Nhận dạng chữ viết tay.
D. Kiểm tra lỗi chính tả.

Câu 5: Khái niệm về trí tuệ nhân tạo có thể được hiểu là

A. khả năng ghi nhớ mọi sự việc không giới hạn trong thời gian ngắn.
B. khả năng suy luận của máy tính dựa trên các luật suy diễn sẵn có.
C. khả năng thực hiện công việc một cách thông minh như con người.
D. khả năng kết nối giữa thiết bị điện tử và máy tính thông qua Internet.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây nêu đúng mục đích ra đời của ngành Trí tuệ nhân tạo?

A. Chia sẻ tri thức về công nghệ, kĩ thuật giữa các quốc gia.
B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học và công nghệ.
C. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của thế hệ máy tính thứ tư.
D. Phát triển các công nghệ giúp máy tính trở nên thông minh.

Câu 7: Cụm từ nào sau đây phù hợp khi nói về khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ con người?

A. Trí tuệ công nghệ.
B. Trí tuệ nhân tạo.
C. Trí tuệ máy móc.
D. Trí tuệ máy tính.

Câu 8: Hệ thống nào sau đây KHÔNG có khả năng tự học để hiểu ngôn ngữ tự nhiên?

A. Trợ lí ảo cá nhân.
B. Máy tìm kiếm thông tin.
C. Dịch ngôn ngữ qua ảnh.
D. Hệ chuyên gia MYCIN.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về AI trong xã hội hiện nay?

A. Một hệ thống AI cần có các đặc trưng cơ bản.
B. Nhiều thiết bị di động điện tử được tích hợp AI.
C. Phát triển AI đem lại lợi ích trong các lĩnh vực.
D. Mọi hệ thống hoạt động tự động đều coi là AI.

...............

Xem đầy đủ nội dung đề cương trong file tải về

3. Đề cương ôn tập cuối kì 1 Tin học 12 Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ XÃ HỘI TRI THỨC

BÀI 1: LÀM QUEN VỚI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
(20 câu)

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)

Câu 1: MYCIN là hệ chuyên gia trong lĩnh vực nào?

A. Giáo dục.
B. Y học.
C. Hoá học.
D. Giao thông.

Câu 2: Trợ lí ảo của Samsung là

A. Siri.
B. Cortana.
C. Alexa.
D. Bixby.

Câu 3: Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI là

A. Apollo.
B. Valkyrie.
C. Asimo.
D. Sophia.

Câu 4: Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI do hãng nào sản xuất?

A. Tesla.
B. Honda.
C. NASA.
D. Toshiba.

Câu 5: Hội thảo nào được coi là điểm mốc ghi nhận sự ra đời của thuật ngữ AI, đánh dấu sự khởi đầu của lĩnh vực AI, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này trong các năm tiếp theo?

A. Hội thảo Hampshire.
B. Hội thảo Bletchley.
C. Hội thảo Dartmouth.
D. Hội thảo Jenesys.

Câu 6: Hệ thống nào dưới đây không được coi là hệ thống có ứng dụng AI?

A. Google Translate.
B. ChatGPT.
C. Dây chuyền lắp ráp tự động.
D. Dự báo thời tiết.

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Hệ thống khuyến nghị tích hợp trên YouTube là ví dụ về đặc trưng nào của AI?

A. Khả năng học.
B. Khả năng giải quyết vấn đề.
C. Khả năng hiểu ngôn ngữ.
D. Khả năng nhận thức.

Câu 2: Máy tính điều khiển xe tự lái như thế nào?

A. Sử dụng cảm biến lidar và camera để phát hiện Leah go away yeah call yeah do no OK why came và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và người đi bộ trên đường.
B. Sử dụng cảm biến radar và siêu âm để phát hiện và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và ngư right yellowời đi bộ trên đường.
C. Sử dụng cảm biến siêu âm và lidar để phát hiện và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và người đi bộ trên đường.
D. Sử dụng cảm biến radar và camera để phát hiện và nhận biết xe xung quanh, các chướng ngại vật, biển báo giao thông và người đi bộ trên đường.

Câu 3: Có thể chia AI thành mấy loại chính theo chức năng?

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Mục tiêu của việc phát triển ứng dụng AI là nhằm xây dựng các phần mềm giúp máy tính có được những năng lực trí tuệ như con người.
B. Chương trình máy tính chơi cờ là một ví dụ của trí tuệ nhân tạo mạnh.
C. Giữa AI và tự động hoá có sự khác biệt.
D. Mọi ứng dụng AI trong thực tế đều cần có sự kết hợp ở các mức độ khác nhau của những đặc trưng trí tuệ.

Câu 5: Trợ lí ảo có chức năng nào sau đây?

A. Tìm kiếm thông tin bằng tiếng nói của người dùng.
B. Nhận dạng khuôn mặt.
C. Nhận dạng chữ viết tay.
D. Kiểm tra lỗi chính tả.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hệ chuyên gia MYCIN sử dụng các kĩ thuật Học máy.
B. Google dịch là dịch vụ dịch thuật có trả phí do Google phát triển.
C. Các robot thông minh được coi là ứng dụng điển hình của AI trong lĩnh vực điều khiển.
D. Hệ thống nhận dạng khuôn mặt là một ví dụ của trí tuệ nhân tạo tổng quát.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Phương án nào sau đây là ứng dụng của AI trong lĩnh vực y học?

A. Dịch thuật.
B. Bảo mật thông tin.
C. Nhận dạng biển số xe.
D. Xác định các bất thường trên hình ảnh CT/MRI sọ não.

Câu 2: Hệ thống phân tích tài chính thuộc loại trí tuệ nhân tạo nào?

A. Siêu trí tuệ nhân tạo.
B. Trí tuệ nhân tạo tổng quát.
C. Trí tuệ nhân tạo hẹp.
D. Trí tuệ nhân tạo mạnh.

Câu 3: Siri không có tính năng nào sau đây?

A. Đặt báo thức.
B. Thanh toán hoá đơn.
C. Gọi điện thoại.
D. Tìm kiếm.

Câu 4: Phương án nào sau đây không phải là ứng dụng của AI trong lĩnh vực sản xuất?

A. Điều phối điều trị.
B. Quản lí tồn kho và dự báo nhu cầu.
C. Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
D. Tối ưu hoá quá trình lắp ráp.

. . . . . . . . . . . . . .

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12

Chia sẻ bởi: 👨 Minh Ánh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

1 Bình luận
Sắp xếp theo
👨
  • Duc Son
    Duc Son

    đề dễ hc vs dễ hỉu

    Thích Phản hồi 28/12/22
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm