Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tin học 12 sách Cánh diều Ôn tập cuối học kì 1 Tin học 12 (Cấu trúc mới)
Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12 Cánh diều là tài liệu hữu ích mà Eballsviet.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.
Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Tin học 12 Cánh diều gồm 22 trang tổng hợp kiến thức cần nắm và một số câu hỏi trắc nghiệm, tự luận bám sát đề minh họa 2025. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Tin học 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Tin học 12 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.
Đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12 Cánh diều (Cấu trúc mới)
I. NỘI DUNG ÔN TẬP
1. Chủ đề 1. Máy tính và xã hội tri thức (Bài 1, 2)
Kiến thức:
- Giải thích được sơ lược về khái niệm Trí tuệ nhân tạo.
- Chỉ ra được một số lĩnh vực của khoa học công nghệ và đời sống đã và đang phát triển mạnh mẽ dựa trên những thành tựu to lớn của Trí tuệ nhân tạo.
- Nêu được ví dụ để thấy một hệ thống Trí tuệ nhân tạo có tri thức, có khả năng suy luận và khả năng học,…
Kỹ năng:
- Nêu được ví dụ minh hoạ cho một số ứng dụng điển hình của Trí tuệ nhân tạo.
- Nêu được cảnh báo về sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo trong tương lai.
2. Chủ đề 2. Mạng máy tính và Internet (Bài 3, 4, 5)
Kiến thức:
- Nêu được chức năng chính của một số thiết bị mạng thông dụng.
- Hiểu và mô tả sơ lược được vai trò và chức năng của giao thức mạng nói chung và giao thức TCP/IP nói riêng.
Kĩ năng:
- Biết cách kết nối máy tính, thiết bị di động vào mạng máy tính.
- Sử dụng được các chức năng mạng của hệ điều hành chia sẻ tài nguyên.
3. Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số (Bài 6)
Kiến thức:
– Nêu được một số vấn đề nảy sinh về pháp luật, đạo đức, văn hoá khi việc giao tiếp qua mạng trở nên phổ biến.
– Trình bày được một số nội dung cơ bản của Luật Công nghệ thông tin, Nghị định về quản lí, cung cấp, sử dụng các sản phẩm và dịch vụ Công nghệ thông tin, Luật An ninh mạng.
Kĩ năng:
- Phân tích được ưu và nhược điểm về giao tiếp trong không gian mạng qua các ví dụ cụ thể.
- Phân tích được tính nhân văn trong ứng xử ở một số tình huống tham gia không gian mạng.
4. Chủ đề 4. Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính (Bài 7, 8, 9, 10, 11, 12)
Kiến thức:
- Hiểu khái niệm và chức năng của ngôn ngữ HTML.
- Hiểu cấu trúc thẻ HTML, phần tử HTML, nhận dạng được thẻ HTML và phần tử HTML trong ví dụ cụ thể.
- Hiểu cấu trúc của trang web
- Biết về các phần mềm soạn thảo HTML.
- Hiểu được ý nghĩa của danh sách và bảng trong trình bày văn bản.
- Biết được cấu trúc các thẻ tạo danh sách và tạo bảng.
- Hiểu khái niệm siêu văn bản, đường dẫn, đường dẫn tương đối và đường dẫn tuyệt đối
- Hiểu khái niệm khung nội tuyến và ý nghĩa của việc chèn khung nội tuyến trong trang web.
- Hiểu và áp dụng các thuộc tính của thẻ <img>, <video>, <audio> , <iframe>để tuỳ chỉnh hiển thị và chức năng của các phương tiện đa phương tiện trên trang web.
- Hiểu được ý nghĩa của biểu mẫu trong trang web và cách thức hoạt động của biểu mẫu.
- Hiểu cú pháp tạo biểu mẫu và các thành phần trong biểu mẫu.
Kĩ năng:
- Hiểu và giải thích được cấu trúc của một trang web dưới dạng HTML.
- Sử dụng được các thẻ HTML để định dạng được tiêu đề, đoạn văn, phông chữ và kiểu chữ cho văn bản.
- Sử dụng được các thẻ tạo được danh sách và bảng.
- Sử dụng thẻ HTML tạo được các liên kết.
- Sử dụng được các thẻ HTML để thêm ảnh, video và âm thanh và khung nội tuyến vào trang web.
- Vận dụng cú pháp được học tạo được biểu mẫu theo yêu cầu của GV và tự tạo được biểu mẫu khác theo nhu cầu sử dụng.
II. MỘT SỐ CÂU HỎI THAM KHẢO PHẦN I: CÂU HỎI NHIỀU LỰA CHỌN
BÀI 1
Câu 1: Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI là
A. Apollo.
B. Valkyrie.
C. Asimo.
D. Sophia.
Câu 2: Robot hình người đầu tiên trên thế giới được tích hợp một loạt ứng dụng AI do hãng nào sản xuất?
A. Tesla.
B. Honda.
C. NASA.
D. Toshiba.
Câu 3: Hệ thống nào dưới đây không được coi là hệ thống có ứng dụng AI?
A. Google Translate.
B. ChatGPT.
C. Dây chuyền lắp ráp tự động.
D. Dự báo thời tiết.
Câu 4: Trợ lí ảo có chức năng nào sau đây?
A. Tìm kiếm thông tin bằng tiếng nói của người dùng.
B. Nhận dạng khuôn mặt.
C. Nhận dạng chữ viết tay.
D. Kiểm tra lỗi chính tả.
Câu 5: Khái niệm về trí tuệ nhân tạo có thể được hiểu là
A. khả năng ghi nhớ mọi sự việc không giới hạn trong thời gian ngắn.
B. khả năng suy luận của máy tính dựa trên các luật suy diễn sẵn có.
C. khả năng thực hiện công việc một cách thông minh như con người.
D. khả năng kết nối giữa thiết bị điện tử và máy tính thông qua Internet.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây nêu đúng mục đích ra đời của ngành Trí tuệ nhân tạo?
A. Chia sẻ tri thức về công nghệ, kĩ thuật giữa các quốc gia.
B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học và công nghệ.
C. Mở rộng phạm vi ảnh hưởng của thế hệ máy tính thứ tư.
D. Phát triển các công nghệ giúp máy tính trở nên thông minh.
Câu 7: Cụm từ nào sau đây phù hợp khi nói về khả năng của máy tính có thể làm những công việc mang tính trí tuệ con người?
A. Trí tuệ công nghệ.
B. Trí tuệ nhân tạo.
C. Trí tuệ máy móc.
D. Trí tuệ máy tính.
Câu 8: Hệ thống nào sau đây KHÔNG có khả năng tự học để hiểu ngôn ngữ tự nhiên?
A. Trợ lí ảo cá nhân.
B. Máy tìm kiếm thông tin.
C. Dịch ngôn ngữ qua ảnh.
D. Hệ chuyên gia MYCIN.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là SAI khi nói về AI trong xã hội hiện nay?
A. Một hệ thống AI cần có các đặc trưng cơ bản.
B. Nhiều thiết bị di động điện tử được tích hợp AI.
C. Phát triển AI đem lại lợi ích trong các lĩnh vực.
D. Mọi hệ thống hoạt động tự động đều coi là AI.
...............
Xem đầy đủ nội dung đề cương trong file tải về