Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 năm 2024 - 2025 (Sách mới) 3 Đề giữa kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 5 sách KNTT, CTST, Cánh diều

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 năm 2024 - 2025 gồm 3 đề thi sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều, có đáp án, bảng ma trận và đặc tả đề thi giữa kì 1 cho các em ôn tập, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi hiệu quả hơn.

Với 3 đề thi giữa kì 1 Lịch sử - Địa lý 5, còn giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2024 - 2025 cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Kết nối tri thức

1.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh nào?

A. Quảng Ngãi.
B. Quảng Nam.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị.

Câu 2 (0,5 điểm). Đồng bằng chiến bao nhiêu phần lãnh thổ nước ta?

A. 3/4
B. 1/2
C. 1/4
D. 2/3

Câu 3 (0,5 điểm). Quần đảo Trường Sa của Việt Nam thuộc tỉnh nào?

A. Phú Yên.
B. Đà Nẵng.
C. Đồng Nai.
D. Khánh Hòa.

Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là dân tộc có số dân đông nhất nước ta?

A. Kinh.
B. Tày.
C. Thái.
D. Hoa.

Câu 5 (0,5 điểm). Việt Nam nằm trong khu vực nào?

A.Tây Á.
B. Tây Nam Á.
C. Đông Nam Á.
D. Bắc Á.

Câu 6 (0,5 điểm). Địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chủ yếu ở khu vực nào trên Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Trung Bộ.
D. Nam Bộ.

Câu 7 (0,5 điểm). Theo Tổng cục Thống kê, dân số của Việt Nam đạt mốc bao nhiêu?

A. Hơn 100 triệu dân (năm 2023)
B. 100 triệu dân (năm 2023)
C. Hơn 99 triệu dân (năm 2023)
D. 99 triệu dân (năm 2023)

Câu 8 (0,5 điểm). Cà ràng còn là tên gọi của đồ dùng nào của người dân Vương quốc Phù Nam?

A. Khung cửi.
B. Bếp đun.
C. tích.
D. Cái giỏ.

Câu 9 (0,5 điểm). Đâu được coi là ranh giới phân chia khí hậu giữa miền Nâm và miền Bắc nước ta?

A. Núi Bà Đen.
B. Dãy Trường Sơn.
C. Đèo Hải Vân.
D. Dãy Bạch Mã.

Câu 10 (0,5 điểm). Năm cánh trên lá cờ Việt Nam tượng trưng cho tầng lớp nào trong xã hội?

A. Nông dân, công nhân, sĩ quan, binh lính, tiểu tư sản.
B. Trí thức, thương nhân, công nhân, binh lính, phú hào.
C. Trí thức, nông dân, công nhân, thương nhân, binh sĩ.
D. Công nhân, thương nhân, phú hào, binh sĩ, tư sản.

Câu 11 (0,5 điểm). Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải được thành lập dưới thời nào?

A. Chúa Nguyễn.
B. Vua Lê.
C. Chúa Trịnh.
D. Vua Lí.

Câu 12 (0,5 điểm). Nhà nước Văn Lang được chia thành bao nhiêu bộ?

A. 10 bộ.
B. 15 bộ.
C. 14 bộ.
D. 20 bộ.

Câu 13 (0,5 điểm). Sự tích nỏ thần giải thích cho sự xuất hiện của công trình nào?

A. Thành Luy Lâu.
B. Thành Cổ Loa.
C. Thành nhà Hồ.
D. Thành Ung Châu.

Câu 14 (0,5 điểm). Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm nào?

A. 1982
B. 1983
C. 1980
D. 1985

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông dưới triều Nguyễn.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy giới thiệu đôi nét về Thánh địa Mỹ Sơn.

1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

B

C

D

A

C

D

B

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

B

D

C

A

B

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa và sau đó là đội Bắc Hải để thu lượm sản vật, đánh bắt hải sản,... đồng thời từng bước thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Các vua Triều Nguyễn tiếp tục xác lập và thực thi chủ quyền bằng việc cắm cờ, dựng cột mốc,... trên quần đảo Hoàng Sa. Vua Minh Mạng cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ trong đó thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

- Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc với khoảng hơn 70 đến tháp, nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi đồi, núi. Đây là nơi tổ chức lễ tế và đặt lăng mộ các vị vua, hoàng tộc của Vương quốc Chăm-pa.

- Đến tháp ở đây phần lớn được xây dựng bằng gạch kết hợp với đá sa thạch, cửa quay về phía đông. Tháp chính có kiến trúc thân vuông, ở giữa rộng tạo thành điện thờ. Bao quanh tháp chính là những ngôi tháp nhỏ. Tường bên ngoài tháp được trang trí các hoạ tiết hoa văn hình hoa là (hoa cúc, hoa sen,...), hình động vật (voi, sư tử,...).....

0,5 điểm

0,5 điểm

1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

1

1

2

0

1,0

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

1

1

2

0

1,0

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam.

2

1

1

3

1

2,5

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam.

1

1

2

0

1,0

Bài 5. Nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc.

1

1

2

0

1,0

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

1

1

2

0

2,0

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa.

1

1

1

1

1,5

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

1.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

Nhận biết

- Nhận biết được Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á.

1

C5

Kết nối

- Nắm được 5 giai tầng tượng trưng cho năm cánh trên lá cờ Việt Nam.

1

C10

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được đồng bằng chiến ¼ lãnh thổ nước ta.

1

C2

Vận dụng

- Nắm được dân số của Việt Nam năm 2023.

1

C9

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được quần đảo Trường Sa của Việt Nam thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Nhận biết được đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải được thành lập dưới thời chúa Nguyễn.

- Trình bày công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông dưới triều Nguyễn.

2

1

C3 C11

C1

(TL)

Kết nối

- Nắm được các loại cây trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

1

C14

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được số dân ở vùng Nam Bộ (năm 2020).

1

C7

Kết nối

- Nắm được Việt Nam đã tham gia Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1983.

1

C4

Bài 5. Nhà nước Văn Lang, nhà nước Âu Lạc.

Nhận biết

- Nhận biết được nhà nước Văn Lang được chia thành 15 bộ.

1

C12

Vận dụng

- Hiểu được sự tích nỏ thần giải thích cho sự xuất hiện của thành Cổ Loa.

1

C13

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

Nhận biết

- Nhận biết được địa bàn cư trú của cư dân Phù Nam chủ yếu ở khu vực Nam Bộ Việt Nam hiện nay.

1

C6

Kết nối

- Nắm được Cà Ràng là bếp đun của người dân Vương quốc Phù Nam. .

1

C8

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa.

Nhận biết

- Nhận biết được Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam.

1

C1

Kết nối

- Giới thiệu đôi nét về Thánh địa Mỹ Sơn.

1

C2

(TL)

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Chân trời sáng tạo

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Đền tháp Chăm-pa được sử dụng với mục đích gì?

A. Giao lưu văn hóa giữa các bộ lạc.
B. Thờ cúng thần linh và sinh hoạt cộng đồng.
C. Nơi tổ chức nghi lễ trưởng thành cho trẻ nhỏ.
D. Nơi tế lễ trời đất.

Câu 2 (0,5 điểm). Đồng duyên hải miền Trung có đặc điểm nào?

A. rộng, bị chia cắt bởi các thung lũng.
B. hẹp, các đồi xếp chồng lên nhau lan ra sát biển.
C. hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi nhỏ lan ra sát biển.
D. rộng, bằng phẳng, có các dãy núi lan ra biển.

Câu 3 (0,5 điểm). Vị vua nào đã cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ?

A. Vua Trần Nhân Tông.
B. Vua Lý Thái Tổ.
C. Vua Gia Long.
D. Vua Minh Mạng.

Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là nhược điểm của vùng có dân cư thưa thớt?

A. Tình trạng thiếu lao động.
B. Không khí trong lành.
C. Giao thông ùn tắc.
D. Ô nhiễm môi trường.

Câu 5 (0,5 điểm). Việt Nam có chung biên giới với các quốc gia nào?

A. Lào, Trung Quốc, Bru-nei.
B. Thái lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
C. Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào.
D. Trung Quốc, Thái Lan, Lào.

Câu 6 (0,5 điểm). Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết nào?

A. Mai An Tiêm.
B. Trọng Thủy và Mị Châu.
C. Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
D. Hỗn Điền và Liễu Diệp.

Câu 7 (0,5 điểm). Vùng nào có số dân đông đúc nhất cả nước?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Nam Bộ.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Tây Nguyên.

Câu 8 (0,5 điểm). Đất nước Phù Nam ra đời vào khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X.
B. Thế kỉ I
C. Thế kỉ III.
D. Thế kỉ V.

Câu 9 (0,5 điểm). Rừng nước ta phân bố tập trung ở vùng nào?

A. Thung lũng và ven biển.
B. Ven biển và thung lũng.
C. Đồi núi và đồng bằng.
D. Đồi núi và ven biển.

Câu 10 (0,5 điểm). Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là bài hát nào?

A. Đội ca.
B. Bài ca người lính.
C. Tiến quân ca.
D. Khúc quân hành.

Câu 11 (0,5 điểm). Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa vào thời gian nào?

A. 1982
B. 1983.
C. 2002.
D. 1995.

Câu 12 (0,5 điểm). Ai là người đứng đầu của nhà nước Văn Lang?

A. An Dương Vương.
B. Hùng Vương.
C. Kinh Dương Vương.
D. Thục phán.

Câu 13 (0,5 điểm). Cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề gì?

A. Làm gốm.
B. Trồng lúa nước
C. Săn bắn.
C. Rèn vũ khí.

Câu 14 (0,5 điểm). Đảo phú quốc còn được mệnh danh là gì?

A. Đảo Ngọc.
B. Đảo Vàng.
C. Hòn Ngọc.
D. Hòn Vàng.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của đền tháp Chăm-pa.

2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

B

C

D

A

C

D

B

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

B

D

C

A

B

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Từ thế kỉ XVII, nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí và khai thác tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Năm 1838, vua Minh Mạng cho về Đại Nam nhất thống toàn đồ thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam.

-Thời Pháp thuộc, bia chủ quyền được Pháp dựng ở quần đảo Hoàng Sa.

- Năm 1982, Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà), tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Năm 2002, Việt Nam kí Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

- Các đền tháp Chăm-pa thường được xây bằng gạch nung màu đỏ. Trong mỗi khu đền tháp, các tháp có kiểu dáng đa dạng. Một trong những khu đến tháp tiêu biểu của cư dân Chăm-pa là Mỹ Sơn.

- Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phần lớn các đền tháp được xây theo kiểu hình tháp với những tầng bậc thu nhỏ dần đến đỉnh, mỗi tầng hình trang trí được lặp lại giống nhau. Không gian bên trong đền tháp khá chật hẹp, cánh cửa chính thường mở về hướng đông.

0,5 điểm

0,5 điểm

2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

1

1

2

0

1,0

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

1

1

2

0

1,0

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam.

2

1

1

3

1

2,5

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam.

1

1

2

0

1,0

Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

1

1

2

0

1,0

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

1

1

2

0

2,0

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa.

1

1

1

1

1,5

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

2.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

Nhận biết

- Nhận biết được Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc, Cam-pu-chia, Lào.

1

C5

Kết nối

- Nắm được quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tiến quân ca.

1

C10

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được đồng duyên hải miền Trung có đặc điểm hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi nhỏ lan ra sát biển.

1

C2

Vận dụng

- Nắm được Rừng nước ta phân bố tập trung ở vùng đồi núi và ven biển.

1

C9

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được vua Minh Mạng đã cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đồ.

- Nhận biết được Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa vào 1982.

- Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

2

1

C3 C11

C1

(TL)

Kết nối

- Nắm được đảo phú quốc còn được mệnh danh Đảo Ngọc.

1

C14

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được Nam Bộ có số dân đông đúc nhất cả nước.

1

C7

Kết nối

- Nắm được nhược điểm của vùng có dân cư thưa thớt.

1

C4

Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Nhận biết

- Nhận biết được người đứng đầu của nhà nước Văn Lang là Hùng Vương.

1

C12

Vận dụng

- Hiểu được cư dân Văn Lang, Âu Lạc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước.

1

C13

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

Nhận biết

- Nhận biết được Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết Hỗn Điền và Liễu Diệp.

1

C6

Kết nối

- Nắm được đất nước Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I.

1

C8

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa.

Nhận biết

- Nhận biết được Đền tháp Chăm-pa được sử dụng thờ cúng thần linh và sinh hoạt cộng đồng

1

C1

Kết nối

- Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của đền tháp Chăm-pa.

1

C2

(TL)

3. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5 Cánh diều

3.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 5 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là tháp Chăm-pa tiêu biểu?

A. Tháp Khương Mỹ.
B. Tháp Nhạn.
C. Tháp Mỹ Sơn.
D. Tháp Bánh Ít.

Câu 2 (0,5 điểm). Lượng nước sông của nước ta thay đổi theo yếu tố nào?

A. Theo khí hậu vùng miền.
B. Địa hình Bắc - Nam.
C. Mùa trong năm.
D. Tháng trong năm.

Câu 3 (0,5 điểm). Đội Hoàng Sa và Bắc Hải được thành lập dưới thời nào?

A. Chúa Trịnh.
B. Vua Lý.
C. Vua Lê.
D. Chúa Nguyễn.

Câu 4 (0,5 điểm). Việt Nam có bao nhiêu dân tộc?

A. 54
B. 55.
C. 56
D. 53.

Câu 5 (0,5 điểm). Việt Nam tiếp giáp với vùng biển nào?

A. Biển đen.
B. Biển Bắc.
C. Biển Đông.
D. Biển Đỏ.

Câu 6 (0,5 điểm). Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết nào?

A. Mai An Tiêm.
B. Trọng Thủy và Mị Châu.
C. Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
D. Hỗn Điền và Liễu Diệp.

Câu 7 (0,5 điểm). Dân số nước ta đứng thứ mấy trong khu vực Đông Nam Á?

A. 4
B. 3
C. 5.
D. 6.

Câu 8 (0,5 điểm). Đất nước Phù Nam tồn tại đến khoảng thời gian nào?

A. Thế kỉ X.
B. Thế kỉ VII.
C. Thế kỉ III.
D. Thế kỉ V.

Câu 9 (0,5 điểm). Các dãy núi nước ta có hướng nào?

A. Tây Bắc – Đông Bắc.
B. Tây Nam – Đông Bắc.
C. Đông Bắc – Tây Nam.
D. Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 10 (0,5 điểm). Bờ biển của Việt Nam dài bao nhiêu ki-lô-mét?

A. 2630 km.
B. 2360 km.
C. 3260 km.
D. 3620 km.

Câu 11 (0,5 điểm). Việt Nam tham gia Công ước về Luật Biển năm nào?

A. 1982
B. 1983.
C. 2002.
D. 1995.

Câu 12 (0,5 điểm). Ai là người đứng đầu của nhà nước Âu Lạc?

A. Hùng Vương.
B. An Dương Vương.
C. Kinh Dương Vương.
D. Hùng Hiền Vương.

Câu 13 (0,5 điểm). Sự xuất hiện của nhà nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết nào?

A. Sơn Tinh Thủy Tinh
B. Con Rồng cháu Tiên
C. Thánh Gióng.
D. Thành Cổ Loa

Câu 14 (0,5 điểm). Lễ Khao lề thế lính được tổ chức ở đâu?

A. Đảo Lý Sơn.
B. Đảo Hải Nam.
C. Đảo Nam Ngư.
D. Đảo Sơn Trà.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của tháp Nhạn.

3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Đáp án

B

C

D

A

C

D

B

Câu hỏi

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Đáp án

B

D

C

A

B

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Từ thế kỉ XVII, chúa Nguyễn đã cho lập Đội Hoàng Sa, sau đó lập thêm Đội Bắc Hải để khai thác sản vật và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Sang thế kỉ XIX, hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được Triều Nguyễn thực hiện với các hoạt động như: cứu nạn tàu thuyền, thu thuế, trồng cây, lập bia chủ quyền,....

- Dưới thời Pháp thuộc, người Pháp cho dựng bia chủ quyền, lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Hiện nay, Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực thi các biện pháp toàn diện nhằm bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông như: ban hành các văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền, tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường an ninh quốc phòng trên biển.....

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

- Một trong những đền tháp Chăm-pa tiêu biểu là Tháp Nhạn, được xây dựng trên đỉnh ngọn đồi thuộc thành phố Tuy Hoà (Phú Yên).

- Tháp Nhạn có mặt bằng hình vuông, cao gần 20 m, cấu trúc thành ba phần: đế tháp, thân tháp và mái tháp. Để tháp hình khối hộp vuông, cửa tháp quay về hướng đông, ba mặt còn lại của thân tháp là cửa giả. Cột góc của tháp hình khối vuông. Mái tháp gồm 3 tầng thu nhỏ lên trên. Vật liệu xây dựng tháp chủ yếu là gạch có màu đỏ, vàng nhạt.

0,5 điểm

0,5 điểm

3.3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1 Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

1

1

2

0

1,0

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

1

1

2

0

1,0

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam.

2

1

1

3

1

2,5

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam.

1

1

2

0

1,0

Bài 5. Nước Văn Lang, Âu Lạc.

1

1

2

0

1,0

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

1

1

2

0

2,0

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa.

1

1

1

1

1,5

Tổng số câu TN/TL

8

1

4

1

2

0

14

2

10,0

Điểm số

4,0

2,0

2,0

1,0

1,0

0

7,0

3,0

10,0

Tổng số điểm

6,0

60%

3,0

30%

1,0

10%

10,0

100%

10,0

100%

3.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử - Địa lí 5

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Bài 1. Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.

Nhận biết

- Nhận biết được Việt Nam giáp với Biển Đông.

1

C5

Kết nối

- Nắm được bờ biển Việt Nam dài 3260 km.

1

C10

Bài 2. Thiên nhiên Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được lượng nước các sông của nước thay đổi theo mùa.

1

C2

Vận dụng

- Nắm được các dãy núi nước ta có hướng Tây Bắc – Đông Nam.

1

C9

Bài 3. Biển, đảo Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết được Đội Hoàng Sa và Bắc Hải được thành lập dưới thời chúa Nguyễn.

- Nhận biết được Việt Nam tham gia Công ước Luật Biển năm 1982.

- Nêu một số bằng chứng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

2

1

C3 C11

C1

(TL)

Kết nối

- Nắm được lễ Khao lề thế lính được tổ chức ở đảo Lý Sơn.

1

C14

Bài 4. Dân cư và dân tộc ở Việt Nam.

Nhận biết

- Nhận biết dân số nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á.

1

C7

Kết nối

- Nắm được Việt Nam có 54 dân tộc.

1

C4

Bài 5. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.

Nhận biết

- Nhận biết được người đứng đầu của nhà nước Âu Lạc là An Dương Vương.

1

C12

Vận dụng

- Hiểu được sự xuất hiện của nhà nước Văn Lang được phản ánh qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

1

C13

Bài 6. Vương quốc Phù Nam

Nhận biết

- Nhận biết được Sự thành lập của đất nước Phù Nam gắn với truyền thuyết Hỗn Điền và Liễu Diệp.

1

C6

Kết nối

- Nắm được đất nước Phù Nam tồn tại đến khoảng thế kỉ VII.

1

C8

Bài 7. Vương quốc Chăm-pa.

Nhận biết

- Nhận biết được tháp Nhạn là tháp Chăm-pa tiêu biểu.

1

C1

Kết nối

- Em hãy giới thiệu đôi nét về kiến trúc của đền tháp Nhạn.

1

C2

(TL)

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm