Bộ đề kiểm tra truyện ngụ ngôn lớp 7 (Chương trình mới) 6 Đề Văn 7 Chương trình mới (Có đáp án)

Bộ đề kiểm tra truyện ngụ ngôn lớp 7 - Chương trình mới tổng hợp 6 đề khác nhau có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo ôn luyện củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài tập khác nhau.

TOP 6 Đề truyện ngụ ngôn lớp 7 được biên soạn rất chi tiết mạch lạc với các ngữ liệu đều nằm ngoài chương trình SGK Ngữ văn lớp 7. Thông qua bộ đề kiểm tra truyện ngụ ngôn lớp 7 quý thầy cô có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng ra đề ôn tập cho các em học sinh của mình. Đồng thời các em học sinh ôn luyện thử sức mình trước các kì thi chính thức. Vậy sau đây là nội dung tài liệu Bộ đề Văn 7 Truyện ngụ ngôn mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề kiểm tra truyện ngắn lớp 7.

TOP 6 Đề truyện ngụ ngôn lớp 7 (Có đáp án)

I, ĐỌC HIỂU (4.0 điểm).

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CON NGỰA VÀ KỴ SĨ

Một kỵ sĩ nọ đã trải qua đủ mọi khó khăn, gian khổ cùng với con ngựa của mình. Trong suốt thời gian xảy ra chiến tranh, chú ngựa luôn được xem là người bạn đồng hành và là trợ thủ đắc lực của anh. Ngựa ta được chải lông cẩn thận mỗi ngày, được cho ăn cỏ khô và yến mạch.

Nhưng khi chiến tranh kết thúc, khẩu phần cỏ khô và ngũ cốc bị cắt giảm, ngựa phải ăn trấu và bất cứ thứ gì nó có thể tìm thấy bên vệ đường. Nó cũng bị bắt phải làm việc cực nhọc và thường phải chở những kiện hàng nặng quá sức mình.

Thời gian qua đi, chiến tranh lại nổ ra, người kỵ sĩ nọ mang bộ yên cương ra đặt lên lưng con ngựa của mình; sau khi đã khoác lên người bộ áo giáp nặng trịch, anh ta leo lên lưng ngựa phóng ra chiến trường.

Nhưng con ngựa không còn chịu nổi sức nặng đó nữa, nó ngã lăn ra.

Nó nói với ông chủ của mình:

- Ngài phải ra trận bằng chính đôi chân của mình thôi, vì ngài đã biến tôi từ một con chiến mã thành một con lừa rồi.

(Trích Tuyển tập truyện ngụ ngôn hay nhất của Aesop, NXB Trẻ, 2014, tr.71-72)

Câu 1. Người kể chuyện trong câu chuyện là ai?

Câu 2. Đề tài chính của truyện ngụ ngôn Con ngựa và kỵ sĩ là gì?

Câu 3. Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng? Thời gian qua đi, chiến tranh lại nổ ra, người kỵ sĩ nọ mang bộ yên cương ra đặt lên lưng con ngựa của mình; sau khi đã khoác lên người bộ áo giáp nặng trịch, anh ta leo lên lưng ngựa phóng ra chiến trường.

Câu 4. Nhận xét về nhân vật chàng kỵ sĩ trong câu chuyện trên.

Câu 5. Từ câu chuyện Con ngựa và kỵ sĩ, em rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

II. VIẾT 6.0 điểm)

Câu 1. Dựa vào ngữ liệu trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện "Con ngựa và kỵ sĩ".

Câu 2.

Có bạn cho rằng: Có thể bỏ qua một số một số môn học, chỉ nên tập trung học những môn mình yêu thích. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

1

- Người kể chuyện trong câu chuyện là: Người kể chuyện giấu mặt

 

2

- Đề tài chính của truyện ngụ ngôn Con ngựa và kỵ sĩ là: Cách ứng xử với người đã gắn bó nghĩa tình với mình.

 

3

- Nghệ thuật liệt kê: người kỵ sĩ nọ mang bộ yên cương ra đặt lên lưng con ngựa của mình; sau khi đã khoác lên người bộ áo giáp nặng trịch, anh ta leo lên lưng ngựa phóng ra chiến trường.

- Tác dụng:

- Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

- Qua từng hành động, hình ảnh người kỵ sĩ hiện lên mạnh mẽ, dứt khoát và sẵn sàng lao vào cuộc chiến, làm nổi bật tinh thần chiến đấu quả cảm.

 

4

- Nhân vật chàng kị sĩ trong câu chuyện là người sống ích kỉ, không có tình nghĩa với con vật (người bạn) đã gắn bó với mình trong những năm tháng khó khăn.

 

5

HS nêu bài học và lí giải hợp lí (ít nhất hai bài học)

Ví dụ:

- Quan tâm chăm sóc và quý trọng sự đóng góp và sự phục vụ của con vật nuôi với mình.

- Nên đối xử công bằng và được chăm sóc tốt cho vật nuôi.

- Sống có nghĩa, có tình với những người bạn đã gắn bó với mình trong suốt năm tháng khó khăn.

- Nếu sống ích kỉ, chỉ biết lợi ích của mình thì có ngày sẽ chỉ có một mình, không có ai bên cạnh giúp đỡ mình...

II. VIẾT (6 ĐIỂM)

 

 

a. Bảo đảm dung lượng (HS có thể viết bài văn ngắn hoặc đoạn văn) và cấu trúc bài làm có 3 phần Mở đoạn - Thân đoạn - Kết đoạn

 

 

b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày cảm nhận của em về tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Thuỳ trong đoạn trích trên.

 

 

* Hình thức: Đảm bảo đoạn văn không xuống dòng với dung lượng 200 chữ, khoảng 20 dòng

* Nội dung:

- Câu chuyện “Con ngựa và kỵ sĩ” mang đến bài học sâu sắc về lòng biết ơn và cách đối xử với những người đã giúp đỡ mình. Con ngựa trong câu chuyện là biểu tượng cho những người luôn âm thầm hy sinh, cống hiến hết mình vì người khác. Trong thời chiến, nó là “bạn đồng hành” trung thành, góp phần không nhỏ vào những chiến công của kỵ sĩ.

- Nhưng khi hòa bình trở lại, sự vô tâm và ích kỷ của con người đã khiến con ngựa bị lãng quên, thậm chí phải chịu đựng cuộc sống khốn khó và lao động kiệt quệ. Qua hình ảnh con ngựa ngã quỵ dưới sức nặng của chiến tranh, câu chuyện cảnh tỉnh chúng ta về hậu quả của sự vô ơn và thiếu trân trọng. Trong cuộc sống, mỗi người cần học cách nhớ đến công lao của những người đã từng giúp đỡ mình, biết tri ân và đối xử tử tế ngay cả khi hoàn cảnh thay đổi. Chỉ khi sống với lòng biết ơn và sự tử tế, chúng ta mới xây dựng được những mối quan hệ bền vững và xã hội tốt đẹp hơn.

- Câu chuyện là lời nhắc nhở ý nghĩa cho mỗi chúng ta, rằng sự vô tâm có thể làm tổn thương không chỉ người khác, mà còn chính chúng ta trong tương lai.

 

2

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối)

 

 

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Có thể bỏ qua một số môn học, chỉ nên học những môn mình yêu thích.

 

 

c. HS triển khai vấn đề: HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Trích dẫn ý kiến..

- Đưa ra quan điểm của bản thân phản đối ý kiến

2. Thân bài: Tập trung làm sáng tỏ vấn đề bằng các lý lẽ:

- Trình bày thực chất của ý kiến quan niệm: Có thể bỏ qua một số một số môn học, chỉ nên học những môn mình yêu thích là cách học sai trái, không đúng, người học chỉ tập trung thời gian để nghiên cứu môn học mà bản thân thấy thích thú còn những môn học khác thì bỏ qua, không quan tâm.

- Đưa ra lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe.

+ Mỗi môn học đều có một giá trị riêng, cung cấp những kiến thức khác nhau, rèn kĩ năng khác nhau nhưng đều có ý nghĩa phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh, có ích cho cuộc sống (Lấy dẫn chứng ý nghĩa một số môn học)

+ Nếu bỏ một số môn không học mà chỉ học những môn mình yêu thích sẽ dẫn tới tình trạng học lệch, về lâu dài sẽ dẫn tới sự phát triển thiếu toàn diện. ( Dẫn chứng)

+ Nhận xét những tác động tiêu cực của quan niệm: khiến học sinh có nhận thức, định hướng sai trong học tập.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại quan điểm của cá nhân.

- Thông điệp gửi tới mọi người.

- Liên hệ bản thân.

 

 

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

 

 

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

 

............

Tải file về để xem thêm đề kiểm tra truyện ngụ ngôn lớp 7

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
Đóng
Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm