Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2025 Bộ đề thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2025

Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2025 giúp các em học sinh Tiểu học, THCS, Sinh viên nhanh chóng trả lời các câu hỏi Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2025. Vòng sơ khảo cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 diễn ra từ tháng 3/2025 đến hết tháng 6/2025.

Cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc” năm 2025 giúp các em được tham gia và tiếp cận với những trang sách quý báu, khơi dậy niềm đam mê đọc sách, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho mình. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Câu hỏi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2025

1. Đề thi dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở

Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và trở thành người có ích cho xã hội?

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Đề 2:

Câu 1: Viết tiếp lời cho một tác phẩm mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

2. Đề thi dành cho học sinh phổ thông và sinh viên

Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, tác phẩm nào có tác động mạnh mẽ đến tư duy của anh (chị), khơi dậy khát vọng, ý chí phấn đấu, tiên phong, sáng tạo, tự tin bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách cho các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Đề 2:

Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách cho các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Nhận viết bài Đại sứ văn hóa đọc theo yêu cầu, sử dụng độc quyền, không trùng với các mẫu trên mạng. Liên hệ: 0936120169

Bài dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2025 cho học sinh Tiểu học và THCS

Đề 1

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và trở thành người có ích cho xã hội?

Trả lời:

Mẫu 1:

Một nhân vật truyền cảm hứng mạnh mẽ hướng em tới lối sống tích cực, biết yêu thương, chia sẻ và trở thành người có ích cho xã hội là nhân vật Thầy giáo Tạ trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên" của Chingiz Aitmatov.

Thầy Tạ là một người thầy tận tụy, luôn hết lòng vì học sinh, đặc biệt là cô bé An-tư-nai – một cô gái nghèo khó nhưng có ý chí vươn lên. Dù bị những người xung quanh chê cười, thầy vẫn kiên trì giúp đỡ, dạy dỗ cô bé, tạo điều kiện cho cô được học tập và thay đổi cuộc đời.

Tấm gương của thầy giáo Tạ giúp em nhận ra rằng, chỉ cần có lòng yêu thương và sẵn sàng sẻ chia, chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi tích cực cho người khác. Thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn gieo hy vọng, niềm tin vào tương lai, giúp em hiểu rằng mỗi người đều có thể đóng góp cho xã hội bằng những hành động nhỏ bé nhưng ý nghĩa.

Mẫu 2:

Cuốn sách em muốn đem tới cuộc thi lần này là cuốn “3 người thầy vĩ đại” của Robin Sharma. Em vừa đọc xong cuốn sách này từ tháng 12 năm 2021 và nhận thấy đây là cuốn sách mà ai ai cũng nên đọc vì giá trị nó đem đến cho chính bản thân người đọc là rất lớn, rộng hơn nữa là hướng tới một xã hội văn minh, với nhiều thành phần người dân có ý thức cống hiến và có trái tim yêu thương.

Xuyên suốt quyển sách là cuộc hành trình của một anh chàng có tên là Jack - may mắn sống sót sau một vụ tai nạn, bất ngờ gặp được một ông lão trong bệnh viện (người cha ruột mà anh chưa từng gặp) và đã được dẫn dắt để đi tìm 3 người thầy sẽ thay đổi cuộc đời của anh sau này đó là: vị thánh, người lướt sóng, nữ CEO.

Em cảm thấy bản thân mình đã tốt lên khá nhiều sau khi đọc xong cuốn sách này. Em đã tìm được sức mạnh trong bản thân mình, biết rằng sai lầm chỉ là 1 phần rất nhỏ trong cuộc sống mà ai cũng sẽ gặp và mọi thứ sảy ra trong cuộc sống đều có lý do của nó nên điều mình cần là cố gắng ở hiện thực và tránh tiếc nuối quá nhiều về những điều đã xảy ra. Là con người, chúng ta cần cân bằng giữa lý trí và trái tim, sống khôn ngoan nhưng tốt bụng, lãng mạn nhưng không kém phần thực tế, can đảm nhưng chu đáo, có trách nhiệm nhưng đầy đam mê. Đối với những người xung quanh, khi gặp 1 ai đó hãy dừng lại vài giây, nhắc lại mình những điểm tốt của họ, nâng giá trị họ lên và coi họ là những con người vĩ đại => làm như vậy, cách cư xử của mình với người xung quanh cũng sẽ khác đi rất nhiều, mình sẽ trân trọng họ hơn và buổi gặp mặt sẽ diễn ra tốt đẹp hơn, tình cảm giữa người với người sẽ được gắn bó hơn.

Cuốn sách còn nói thêm về những kí kíp trong kinh doanh và phát triển quan hệ khi làm kinh tế. Mọi thứ đều xoay quanh sự tử tế, thực sự quan tâm cho người khác. Đây cũng là chìa khóa để xây dựng một xã hội văn minh, phát triển cả kinh tế lẫn con người.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Trả lời:

1. Mục tiêu

Xây dựng thói quen và niềm yêu thích đọc sách cho bản thân.

Góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in.

Tạo điều kiện tiếp cận sách cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, giúp mở rộng tri thức và nâng cao kỹ năng đọc hiểu.

2. Đối tượng hưởng lợi

Trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số có ít cơ hội tiếp xúc với sách.

Trẻ em khuyết tật chữ in (như trẻ khiếm thị) cần sách chữ nổi hoặc sách nói.
Cộng đồng địa phương nhằm nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc đọc sách.

3. Nội dung công việc thực hiện

a. Phát triển văn hóa đọc cho bản thân

Đặt mục tiêu đọc ít nhất 2-3 cuốn sách mỗi tháng.

Ghi chép, tóm tắt nội dung và chia sẻ những điều bổ ích từ sách qua mạng xã hội hoặc các buổi thảo luận.

Tham gia các câu lạc bộ đọc sách để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

b. Tổ chức hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng

Thu gom, quyên góp sách: Kêu gọi bạn bè, gia đình, cộng đồng đóng góp sách cho trẻ em vùng khó khăn.

Xây dựng tủ sách cộng đồng: Tạo các tủ sách mini tại trường học, nhà văn hóa địa phương hoặc các điểm sinh hoạt chung.

Tổ chức các buổi đọc sách, kể chuyện: Đọc sách cho trẻ, tổ chức thi kể chuyện theo sách để khơi dậy hứng thú với việc đọc.

Hỗ trợ trẻ em khuyết tật chữ in: Quyên góp sách chữ nổi, sách nói hoặc thu âm sách để giúp trẻ khiếm thị tiếp cận tri thức.

4. Dự kiến kết quả đạt được

Cá nhân hình thành thói quen đọc sách, nâng cao kiến thức và kỹ năng đọc hiểu.

Trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận nhiều sách hơn.

Trẻ em khuyết tật chữ in có thêm tài liệu học tập và giải trí phù hợp.

Cộng đồng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc đọc sách, từ đó hình thành thói quen đọc sách rộng rãi hơn.

Việc phát triển văn hóa đọc không chỉ giúp cá nhân mở mang tri thức mà còn lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội học tập và tiến bộ.

Kế hoạch hành động phát triển văn hoá đọc cho bản thân

Tên kế hoạch: Thử thách 7 ngày đọc sách

- Mục tiêu: Mỗi ngày đọc ít nhất 20 trang sách

- Mục đích: Rèn luyện thói quen đọc sách

- Đối tượng hưởng lợi: Bản thân

- Nội dung: Mỗi ngày, em sẽ dành ra ít nhất 30 phút để đọc tối thiểu 20 trang sách. Sau đó viết cảm nhận về nội dung mình đã được đọc và chia sẻ nó cho mọi người (bố mẹ, ông bà, cô giáo, bạn bè, …)

- Kết quả đạt được: Em đã đọc xong cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” mà em đã chia sẻ ở trên trong vòng 7 ngày, thực hiện đọc đều đặn hàng ngày, không bỏ cuộc. Bạn bè sau khi nghe em chia sẻ về mỗi ngày về cuốn sách cũng đã mượn sách, tìm đọc “Tuổi thơ dữ dội”, sau đó chúng em đã chia sẻ, trò chuyện rất vui vẻ về nội dung cuốn sách. Nhờ vậy đã rút ra được nhiều bài học và hiểu nhau hơn. Cuối cùng, chúng em quyết định bắt đầu thử thách mới với sách “Hạt giống tâm hồn”.

Kế hoạch hành động phát triển văn hoá đọc cho cộng đồng

Trên cơ sở kế hoạch phát triển văn hoá đọc cho bản thân, em có một vài đề xuất xây dựng văn hoá đọc cho cộng đồng là trường .... của em như sau:

Tổ chức cuộc thi “Tôi là Đại sứ Văn hoá đọc”

- Mục tiêu: Mỗi đơn vị lớp có một nửa số thành viên tham dự

- Mục đích: Tạo sân chơi để các bạn học sinh đọc sách và chia sẻ sách; rèn luyện khả năng giao tiếp, phản xạ tốt cho các bạn học sinh.

- Đối tượng hưởng lợi: Học sinh trưởng ...

- Nội dung cụ thể: Học sinh tham gia theo 2 vòng

+ Vòng 1: Thực hiện “Thử thách: 7 ngày đọc sách”. Tại thử thách này, mỗi học sinh tham gia sẽ đọc 1 cuốn sách tự chọn. Các học sinh tự dành ra ít nhất 30 phút để đọc tối thiểu 20 trang sách. Sau đó, mỗi ngày đều phải viết cảm nhận về nội dung mình đã được đọc và chia sẻ nó trước lớp (trong giờ sinh hoạt, giờ ra chơi).

+ Vòng 2: Mỗi đơn vị lớp chọn ra 03 thành viên đọc sách và chia sẻ sách tốt nhất để tham gia vòng “Tranh biện” trước toàn trường. Ở vòng này, BGK sẽ là các giáo viên hoặc khách mời từ ngoài trường.

Vòng tranh biện được chia thành 3 phần:

Phần 1 - Trả lời câu hỏi: Đại diện mỗi lớp sẽ trực tiếp trả lời câu hỏi của các BGK về cuốn sách mà các bạn đã đọc. 01 bạn có câu trả lời hay và chính xác nhất mỗi lớp sẽ được chọn đi tiếp vào vòng trong.

Phần 2 – Đối đầu: Các người chơi sẽ bốc thăm để tìm đội chơi của mình. Sau đó nhận đề của BTC/BGK về 1 quan điểm liên quan đến sách. Một đội là “đồng ý”, một đội là “phản đối”. Hai đội chơi phải tự thảo luận với các thành viên để đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan điểm của đội chơi mình. Sau đó sẽ tiến hành tranh biện với nhau trước BGK. Mỗi lượt chơi chọn 1 đội có phần tranh biện tốt nhất đi tiếp vào Phần 3.

Phần 3 – Tôi là đại sứ văn hoá đọc: 02 đội xuất sắc nhất sẽ đi vào Phần 3. Phần này có thể lệ giống như Phần 2. Hai đội chơi sẽ nhận đề tài và tiến hành bảo vệ quan điểm của đội mình. Ngoài ra, hai đội cần trả lời câu hỏi của BGK có liên quan đến chủ đề. Đội chiến thắng là đội có phần tranh biện tốt nhất và phần trả lời câu hỏi tốt nhất.

*Đội chiến thắng chính là Đại sứ Văn hoá đọc của ...... Đại sứ Văn hoá đọc này sẽ có trách nhiệm truyền cảm hứng đọc sách cho bạn bè trong lớp và trong trường, tổ chức các hoạt động để phát triển văn hoá đọc trong trường mình.

Thành lập CLB “Cùng nhau đọc sách”

Cùng sự giúp đỡ của các thầy cô, các Đại sự Văn hoá đọc của trường sẽ thành lập 1 CLB mang tên “Cùng nhau đọc sách”. CLB sẽ được mở cửa vào 1 – 2 ngày trong tuần để cho các bạn học sinh đến mượn sách, đọc sách tại chỗ. Nguồn sách: sách của Thư viện trường, sách nhận quyên góp từ các bạn học sinh trong trường. Bất cứ ai là học sinh ... cũng có thể đến đọc, mượn sách.

Đề 2

Câu 1: Viết tiếp lời cho một tác phẩm mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.

Trả lời:

Nhiều năm sau, khi đã trở thành một giáo sư danh tiếng, An-tư-nai quay lại ngôi làng nhỏ ngày xưa – nơi cô từng lớn lên với bao khó khăn và thử thách. Đứng trước ngôi trường cũ, ký ức về thầy Tạ hiện về rõ ràng trong tâm trí cô. Chính thầy là người đã trao cho cô cơ hội được học tập, được đọc những cuốn sách đầu tiên, giúp cô hiểu rằng tri thức có thể thay đổi số phận một con người.

Nhìn thấy những đứa trẻ vùng cao vẫn đang đối mặt với thiếu thốn, An-tư-nai quyết định hành động. Cô lập một thư viện nhỏ ngay trong trường, mang đến những cuốn sách mà mình từng đọc và yêu thích. Cô không chỉ dạy học, mà còn truyền cho các em niềm đam mê đọc sách, bởi cô tin rằng sách chính là con đường giúp các em thoát khỏi nghèo đói và vươn tới tương lai tốt đẹp hơn.

Một ngày nọ, trong số các em nhỏ đến mượn sách, có một cô bé rụt rè nhưng đôi mắt sáng ngời. Cô bé ngập ngừng hỏi: “Cô ơi, đọc sách có thể giúp em trở thành cô giáo giống cô không ạ?” An-tư-nai mỉm cười, xoa đầu cô bé: “Chỉ cần con có ước mơ và không ngừng học hỏi, con có thể làm được nhiều hơn thế nữa.”

Từ đó, ánh sáng tri thức tiếp tục lan tỏa, từng trang sách không chỉ mở ra thế giới mới cho các em nhỏ mà còn gieo mầm hy vọng, tình yêu quê hương và khát vọng cống hiến cho đất nước. Vì tri thức không chỉ thay đổi cuộc đời một người, mà còn có thể làm thay đổi cả một thế hệ.

Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).

Trả lời:

Để phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật chữ in, em sẽ xây dựng một kế hoạch cụ thể. Trước hết, em sẽ rèn luyện thói quen đọc sách cá nhân bằng cách đọc ít nhất hai cuốn sách mỗi tháng, ghi chép lại những bài học bổ ích và chia sẻ nội dung sách qua mạng xã hội hoặc các buổi thảo luận nhóm. Tiếp theo, em sẽ lan tỏa văn hóa đọc đến cộng đồng bằng cách tổ chức các chương trình quyên góp sách từ bạn bè, thầy cô và các tổ chức thiện nguyện để xây dựng tủ sách cộng đồng cho trẻ em vùng khó khăn. Đồng thời, em sẽ tổ chức các buổi đọc sách tập thể, kể chuyện và cung cấp sách chữ nổi hoặc sách nói cho trẻ khuyết tật chữ in, giúp các em có cơ hội tiếp cận tri thức dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, em sẽ phối hợp với các tổ chức phi lợi nhuận để mở rộng quy mô hoạt động. Kết quả mong đợi là không chỉ giúp bản thân hình thành thói quen đọc sách bền vững mà còn tạo điều kiện cho nhiều trẻ em tiếp cận tri thức, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc đọc sách, góp phần xây dựng một xã hội ham học hỏi và giàu tri thức hơn.

Bài dự thi cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô 2025 cho Sinh viên

Đề 1

Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, tác phẩm nào có tác động mạnh mẽ đến tư duy của anh (chị), khơi dậy khát vọng, ý chí phấn đấu, tiên phong, sáng tạo, tự tin bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

Trả lời:

Một trong những tác phẩm có tác động mạnh mẽ đến tư duy của em, khơi dậy khát vọng, ý chí phấn đấu, tinh thần tiên phong và sáng tạo là “Đường kách mệnh” của Nguyễn Ái Quốc. Đây không chỉ là một cuốn sách lịch sử mà còn là ngọn đuốc soi đường cho tinh thần cách mạng và khát vọng độc lập của dân tộc Việt Nam.

Tác phẩm giúp em nhận thức sâu sắc về vai trò của trí tuệ, ý chí kiên định và tinh thần đổi mới trong sự nghiệp phát triển đất nước. Qua từng trang sách, em học được bài học về lòng yêu nước, trách nhiệm cá nhân và sự cần thiết của việc không ngừng học hỏi, sáng tạo để vươn lên. Cuốn sách không chỉ truyền cảm hứng về tinh thần tiên phong, mà còn nhắc nhở em rằng mỗi người trẻ cần trang bị tri thức, bản lĩnh để tự tin bước vào kỷ nguyên hội nhập, góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển, giàu mạnh và sánh vai với các cường quốc năm châu.

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách cho các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Trả lời:

Để thúc đẩy việc đọc sách cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi và người khuyết tật chữ in, em đề xuất sáng kiến “Thư viện di động – Ánh sáng tri thức”. Sáng kiến này nhằm đưa sách đến gần hơn với những đối tượng khó tiếp cận tri thức bằng cách xây dựng các tủ sách lưu động, thư viện xe buýt hoặc các điểm đọc sách miễn phí tại các trung tâm cộng đồng, trường học và đồn biên phòng. Ngoài ra, việc phát triển sách nói, sách chữ nổi và tổ chức các buổi đọc sách, kể chuyện cho người cao tuổi, trẻ em vùng sâu, vùng xa sẽ giúp lan tỏa văn hóa đọc một cách rộng rãi. Kết quả mong đợi là không chỉ giúp cải thiện kiến thức, nâng cao nhận thức của cộng đồng mà còn khơi dậy tinh thần học hỏi, tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cho các khu vực khó khăn, góp phần xây dựng một xã hội ham học và phát triển bền vững.

Đề 2

Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khát vọng xây dựng đất nước thịnh vượng, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Trả lời:

Ánh Sáng Từ Những Trang Sách

Làng An Bình nép mình dưới chân dãy núi xanh, nơi những con đường đất quanh co dẫn đến từng mái nhà đơn sơ. Ở đó có cậu bé Minh – một đứa trẻ hiếu học nhưng phải bỏ dở việc học vì gia đình nghèo khó. Dù vậy, Minh chưa bao giờ ngừng khao khát tri thức. Mỗi lần đi ngang qua ngôi trường làng, cậu lại đứng ngoài cửa sổ, lắng nghe từng bài giảng vọng ra từ lớp học. Nhưng điều Minh ao ước nhất vẫn là được đọc những cuốn sách – những trang giấy có thể mở ra cả thế giới.

Một ngày nọ, khi đang phụ mẹ gánh nước ngoài chợ, Minh nhìn thấy một tấm áp phích: "Thư viện lưu động – Sách cho mọi người". Cậu lập tức chạy đến điểm tập trung, nơi một chiếc xe chở đầy sách dừng lại giữa sân đình làng. Lần đầu tiên trong đời, Minh được tận tay chạm vào những trang sách mới tinh, thơm mùi giấy. Cậu say mê lật giở từng trang, đọc từng dòng chữ như nuốt lấy từng con chữ vào tâm hồn. Những câu chuyện về những con người vươn lên từ nghèo khó, về những nhà khoa học thay đổi thế giới hay những bài học đạo lý sâu sắc đã thắp lên trong Minh một ngọn lửa mạnh mẽ.

Từ đó, Minh không bỏ lỡ bất kỳ chuyến xe thư viện nào. Cậu đọc sách dưới ánh đèn dầu, rồi kể lại cho em gái nghe. Không chỉ thế, Minh còn đến từng nhà trong làng, mượn sách cho những người lớn tuổi hay các bạn nhỏ không thể đến thư viện. Dần dần, văn hóa đọc lan tỏa, những đứa trẻ trong làng không còn chỉ rong chơi ngoài đồng mà bắt đầu tìm đến những cuốn sách. Ngay cả những cụ già cũng ngồi bên bếp lửa, lắng nghe Minh đọc những câu chuyện thú vị.

Nhờ tri thức từ sách, Minh dần thay đổi tư duy, biết cách trồng rau hiệu quả hơn, giúp bố mẹ cải thiện thu nhập. Cậu cũng dạy lại cho các em nhỏ trong làng những gì mình học được. Nhiều năm sau, Minh thi đỗ vào một trường đại học danh tiếng, rồi trở thành người sáng lập dự án “Thư viện cho tương lai”, mang sách đến nhiều vùng quê nghèo khác.

Ngày Minh trở về làng với những chiếc xe thư viện mới, cậu nhìn thấy lũ trẻ vây quanh những cuốn sách, mắt ánh lên niềm say mê hệt như cậu năm xưa. Minh hiểu rằng, chỉ cần một cuốn sách đúng lúc, một cơ hội để học hỏi, cuộc đời của một con người, thậm chí cả một thế hệ, có thể thay đổi mãi mãi. Từ những trang sách nhỏ bé, ánh sáng tri thức đã lan tỏa, giúp quê hương Minh từng bước thoát nghèo, vươn lên thịnh vượng, văn minh và hạnh phúc.

Câu 2: Anh (chị) hãy viết một sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách cho các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).

Trả lời:

Một sáng kiến thiết thực nhằm thúc đẩy văn hóa đọc cho người dân vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi và người khuyết tật chữ in là “Thư viện di động – Ánh sáng tri thức”. Sáng kiến này hướng đến việc xây dựng các tủ sách lưu động, sử dụng xe thư viện để đưa sách đến các khu vực xa xôi, giúp người dân tiếp cận tri thức dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc phát triển sách nói, sách chữ nổi và tổ chức các buổi đọc sách cộng đồng sẽ hỗ trợ người khuyết tật, người già tiếp cận tri thức một cách thuận tiện. Bằng cách hợp tác với các tổ chức, trường học và nhóm thiện nguyện, sáng kiến này không chỉ lan tỏa văn hóa đọc mà còn góp phần nâng cao dân trí, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng khó khăn, từ đó xây dựng một cộng đồng ham học, góp phần vào sự thịnh vượng chung của đất nước.

>> Tham khảo: Viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨

    Tài liệu tham khảo khác

    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm