Xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng Bài dự thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2025

Xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng gồm 5 mẫu hay nhất, giúp các bạn có thêm nhiều ý tưởng mới để trả lời các câu hỏi Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc thủ đô năm 2025.

Vòng sơ khảo cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2025 diễn ra từ tháng 3/2025 đến hết tháng 6/2025. Cuộc thi khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách nhằm hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ, từ đó khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào đọc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Mời các em cùng tham khảo:

Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng - Mẫu 1

Văn hóa đọc đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tri thức và phát triển con người. Tuy nhiên, đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em khuyết tật chữ in, việc tiếp cận sách vẫn còn nhiều hạn chế. Để giúp các em có cơ hội tiếp cận tri thức và nuôi dưỡng niềm đam mê đọc sách, một kế hoạch hành động cụ thể là vô cùng cần thiết.

Mục tiêu của kế hoạch

Kế hoạch này hướng đến ba mục tiêu chính: (1) đưa sách đến gần hơn với trẻ em thuộc nhóm yếu thế, giúp các em có cơ hội tiếp cận tri thức một cách công bằng; (2) khuyến khích thói quen đọc sách, tạo dựng niềm yêu thích sách từ nhỏ; (3) xây dựng môi trường đọc sách thuận lợi, giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc hiểu và tư duy.

Các hoạt động cụ thể

Để đạt được những mục tiêu trên, trước hết cần tập trung vào việc phát triển nguồn sách. Một trong những giải pháp quan trọng là tổ chức các chương trình quyên góp sách từ cá nhân, tổ chức, trường học và thư viện. Những cuốn sách được chọn lọc nên phù hợp với độ tuổi, sở thích và ngôn ngữ của trẻ, bao gồm cả truyện tranh, sách giáo khoa, sách kỹ năng sống, sách chữ nổi Braille cho trẻ khiếm thị và sách nói cho những em gặp khó khăn với chữ in.

Bên cạnh đó, cần xây dựng các mô hình đọc sách phù hợp với điều kiện địa phương. Một số mô hình hiệu quả có thể triển khai bao gồm thư viện di động – sử dụng xe máy hoặc thùng sách để mang sách đến từng bản làng xa xôi; tủ sách cộng đồng đặt tại trường học, nhà văn hóa thôn hoặc điểm sinh hoạt chung; thư viện mini tại gia đình nhằm tạo môi trường đọc sách ngay tại nhà. Đối với trẻ em khiếm thị hoặc khó khăn trong việc đọc chữ in, cần đẩy mạnh việc phát triển sách nói và tài liệu chữ nổi.

Ngoài việc cung cấp sách, việc tổ chức các hoạt động khuyến đọc cũng vô cùng quan trọng. Các sự kiện như "Ngày hội đọc sách" có thể được tổ chức định kỳ với các hoạt động kể chuyện, diễn kịch, minh họa nội dung sách để tạo sự hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó, các cuộc thi kể chuyện theo sách hay thành lập câu lạc bộ đọc sách sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đọc và trao đổi nội dung sách một cách sáng tạo. Đặc biệt, chương trình "Gia đình cùng đọc" có thể vận động phụ huynh cùng đọc sách với con, giúp trẻ thêm yêu thích việc đọc.

Song song với việc khuyến khích trẻ đọc sách, cũng cần tập huấn và hỗ trợ tình nguyện viên, giáo viên để họ có thể hướng dẫn trẻ phương pháp đọc hiệu quả. Việc cung cấp tài liệu song ngữ hoặc sách bằng tiếng dân tộc thiểu số cũng là một giải pháp giúp trẻ tiếp cận sách dễ dàng hơn.

Nguồn lực và lộ trình thực hiện

Để kế hoạch có thể triển khai hiệu quả, cần có sự tham gia của nhiều bên, bao gồm giáo viên, tình nguyện viên, các tổ chức xã hội và sự hỗ trợ từ các nhà tài trợ. Về lộ trình thực hiện, trước tiên cần khảo sát thực tế, lập kế hoạch và kêu gọi tài trợ trong vòng ba tháng đầu năm. Tiếp theo, việc thu gom sách, xây dựng thư viện và đào tạo tình nguyện viên sẽ được tiến hành từ tháng 4 đến tháng 6. Giai đoạn tháng 7 đến tháng 9 sẽ tập trung triển khai các hoạt động khuyến đọc và đánh giá hiệu quả. Cuối năm sẽ là thời gian tổng kết, điều chỉnh và mở rộng chương trình.

Đánh giá và duy trì

Sau mỗi giai đoạn thực hiện, cần tiến hành khảo sát để đánh giá mức độ quan tâm của trẻ đối với sách, lấy ý kiến từ giáo viên, phụ huynh để có những điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế duy trì lâu dài bằng cách mở rộng mạng lưới tình nguyện viên, tìm kiếm thêm nguồn tài trợ để tiếp tục phát triển chương trình.

Kết luận

Phát triển văn hóa đọc không chỉ giúp trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ khuyết tật có cơ hội tiếp cận tri thức, mà còn góp phần nâng cao dân trí, phát triển cộng đồng. Việc xây dựng một kế hoạch bài bản và có sự chung tay của xã hội sẽ giúp các em mở ra cánh cửa tri thức, hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.

Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng - Mẫu 2

1. Mục tiêu

Xây dựng thói quen và niềm yêu thích đọc sách cho bản thân.

Góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in.

Tạo điều kiện tiếp cận sách cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, giúp mở rộng tri thức và nâng cao kỹ năng đọc hiểu.

2. Đối tượng hưởng lợi

Trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số có ít cơ hội tiếp xúc với sách.

Trẻ em khuyết tật chữ in (như trẻ khiếm thị) cần sách chữ nổi hoặc sách nói.
Cộng đồng địa phương nhằm nâng cao ý thức về tầm quan trọng của việc đọc sách.

3. Nội dung công việc thực hiện

a. Phát triển văn hóa đọc cho bản thân

Đặt mục tiêu đọc ít nhất 2-3 cuốn sách mỗi tháng.

Ghi chép, tóm tắt nội dung và chia sẻ những điều bổ ích từ sách qua mạng xã hội hoặc các buổi thảo luận.

Tham gia các câu lạc bộ đọc sách để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm.

b. Tổ chức hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng

Thu gom, quyên góp sách: Kêu gọi bạn bè, gia đình, cộng đồng đóng góp sách cho trẻ em vùng khó khăn.

Xây dựng tủ sách cộng đồng: Tạo các tủ sách mini tại trường học, nhà văn hóa địa phương hoặc các điểm sinh hoạt chung.

Tổ chức các buổi đọc sách, kể chuyện: Đọc sách cho trẻ, tổ chức thi kể chuyện theo sách để khơi dậy hứng thú với việc đọc.

Hỗ trợ trẻ em khuyết tật chữ in: Quyên góp sách chữ nổi, sách nói hoặc thu âm sách để giúp trẻ khiếm thị tiếp cận tri thức.

4. Dự kiến kết quả đạt được

Cá nhân hình thành thói quen đọc sách, nâng cao kiến thức và kỹ năng đọc hiểu.

Trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận nhiều sách hơn.

Trẻ em khuyết tật chữ in có thêm tài liệu học tập và giải trí phù hợp.

Cộng đồng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc đọc sách, từ đó hình thành thói quen đọc sách rộng rãi hơn.

Việc phát triển văn hóa đọc không chỉ giúp cá nhân mở mang tri thức mà còn lan tỏa giá trị tích cực đến cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội học tập và tiến bộ.

Kế hoạch hành động phát triển văn hoá đọc cho bản thân

Tên kế hoạch: Thử thách 7 ngày đọc sách

- Mục tiêu: Mỗi ngày đọc ít nhất 20 trang sách

- Mục đích: Rèn luyện thói quen đọc sách

- Đối tượng hưởng lợi: Bản thân

- Nội dung: Mỗi ngày, em sẽ dành ra ít nhất 30 phút để đọc tối thiểu 20 trang sách. Sau đó viết cảm nhận về nội dung mình đã được đọc và chia sẻ nó cho mọi người (bố mẹ, ông bà, cô giáo, bạn bè, …)

- Kết quả đạt được: Em đã đọc xong cuốn sách “Tuổi thơ dữ dội” mà em đã chia sẻ ở trên trong vòng 7 ngày, thực hiện đọc đều đặn hàng ngày, không bỏ cuộc. Bạn bè sau khi nghe em chia sẻ về mỗi ngày về cuốn sách cũng đã mượn sách, tìm đọc “Tuổi thơ dữ dội”, sau đó chúng em đã chia sẻ, trò chuyện rất vui vẻ về nội dung cuốn sách. Nhờ vậy đã rút ra được nhiều bài học và hiểu nhau hơn. Cuối cùng, chúng em quyết định bắt đầu thử thách mới với sách “Hạt giống tâm hồn”.

Kế hoạch hành động phát triển văn hoá đọc cho cộng đồng

Trên cơ sở kế hoạch phát triển văn hoá đọc cho bản thân, em có một vài đề xuất xây dựng văn hoá đọc cho cộng đồng là trường .... của em như sau:

Tổ chức cuộc thi “Tôi là Đại sứ Văn hoá đọc”

- Mục tiêu: Mỗi đơn vị lớp có một nửa số thành viên tham dự

- Mục đích: Tạo sân chơi để các bạn học sinh đọc sách và chia sẻ sách; rèn luyện khả năng giao tiếp, phản xạ tốt cho các bạn học sinh.

- Đối tượng hưởng lợi: Học sinh trưởng ...

- Nội dung cụ thể: Học sinh tham gia theo 2 vòng

+ Vòng 1: Thực hiện “Thử thách: 7 ngày đọc sách”. Tại thử thách này, mỗi học sinh tham gia sẽ đọc 1 cuốn sách tự chọn. Các học sinh tự dành ra ít nhất 30 phút để đọc tối thiểu 20 trang sách. Sau đó, mỗi ngày đều phải viết cảm nhận về nội dung mình đã được đọc và chia sẻ nó trước lớp (trong giờ sinh hoạt, giờ ra chơi).

+ Vòng 2: Mỗi đơn vị lớp chọn ra 03 thành viên đọc sách và chia sẻ sách tốt nhất để tham gia vòng “Tranh biện” trước toàn trường. Ở vòng này, BGK sẽ là các giáo viên hoặc khách mời từ ngoài trường.

Vòng tranh biện được chia thành 3 phần:

Phần 1 - Trả lời câu hỏi: Đại diện mỗi lớp sẽ trực tiếp trả lời câu hỏi của các BGK về cuốn sách mà các bạn đã đọc. 01 bạn có câu trả lời hay và chính xác nhất mỗi lớp sẽ được chọn đi tiếp vào vòng trong.

Phần 2 – Đối đầu: Các người chơi sẽ bốc thăm để tìm đội chơi của mình. Sau đó nhận đề của BTC/BGK về 1 quan điểm liên quan đến sách. Một đội là “đồng ý”, một đội là “phản đối”. Hai đội chơi phải tự thảo luận với các thành viên để đưa ra lí lẽ để bảo vệ quan điểm của đội chơi mình. Sau đó sẽ tiến hành tranh biện với nhau trước BGK. Mỗi lượt chơi chọn 1 đội có phần tranh biện tốt nhất đi tiếp vào Phần 3.

Phần 3 – Tôi là đại sứ văn hoá đọc: 02 đội xuất sắc nhất sẽ đi vào Phần 3. Phần này có thể lệ giống như Phần 2. Hai đội chơi sẽ nhận đề tài và tiến hành bảo vệ quan điểm của đội mình. Ngoài ra, hai đội cần trả lời câu hỏi của BGK có liên quan đến chủ đề. Đội chiến thắng là đội có phần tranh biện tốt nhất và phần trả lời câu hỏi tốt nhất.

*Đội chiến thắng chính là Đại sứ Văn hoá đọc của ...... Đại sứ Văn hoá đọc này sẽ có trách nhiệm truyền cảm hứng đọc sách cho bạn bè trong lớp và trong trường, tổ chức các hoạt động để phát triển văn hoá đọc trong trường mình.

Thành lập CLB “Cùng nhau đọc sách”

Cùng sự giúp đỡ của các thầy cô, các Đại sự Văn hoá đọc của trường sẽ thành lập 1 CLB mang tên “Cùng nhau đọc sách”. CLB sẽ được mở cửa vào 1 – 2 ngày trong tuần để cho các bạn học sinh đến mượn sách, đọc sách tại chỗ. Nguồn sách: sách của Thư viện trường, sách nhận quyên góp từ các bạn học sinh trong trường. Bất cứ ai là học sinh ... cũng có thể đến đọc, mượn sách.

Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng - Mẫu 3

Thứ nhất, hòa mình với sách

Em sẽ dành thời gian hàng ngày từ 5-10 phút cho đến 1 tiếng để đọc sách, không kể là tiểu thuyết, sách học thuật, hay sách về lịch sử và văn hóa. Đây là cơ hội tuyệt vời để em mở rộng vốn từ vựng và hiểu biết. Em sẽ tự đặt ra các thử thách đọc sách hàng tháng cho bản thân, có thể là đọc một cuốn sách về một chủ đề mới hoặc một tác phẩm của một tác giả mà em chưa từng biết đến. Điều này sẽ giúp em phát triển khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn học sâu sắc hơn.

Thứ hai, tạo ra môi trường đọc sách tại nhà và trường học

Tại nhà, em sẽ tạo ra một góc đọc sách thoải mái và yên tĩnh, khuyến khích các thành viên trong gia đình đóng góp sách và tham gia vào các buổi đọc sách chung. Em sẽ tổ chức các buổi thảo luận sách trong gia đình để chia sẻ và trao đổi về những cuốn sách đã đọc, tạo nên một không gian văn hóa đọc sôi nổi và gắn kết. Tại trường học, em sẽ cùng bạn bè đề xuất lên thầy cô và nhà trường tổ chức các buổi đọc sách thú vị và ý nghĩa. Các hoạt động như thảo luận sách, câu đố về sách, hoặc các buổi triển lãm sách sẽ giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực và sáng tạo, khuyến khích mọi người tham gia vào việc đọc sách.

Thứ ba, sử dụng công nghệ để tiếp cận sách

Em sẽ sử dụng các ứng dụng đọc sách trên điện thoại di động hoặc các trang web đọc sách trực tuyến để trải nghiệm sách một cách thuận tiện và linh hoạt. Một số ứng dụng đọc sách có hình ảnh sinh động, chức năng note trong sách và nhiều tính năng hữu ích khác, giúp em dễ dàng tiếp cận với hàng ngàn cuốn sách từ mọi nơi. Em cũng sẽ tham gia vào các cộng đồng đọc sách trực tuyến, tham gia vào các nhóm đọc sách trên mạng xã hội hoặc các diễn đàn thảo luận sách để chia sẻ suy nghĩ và ý kiến của mình với cộng đồng độc giả khác. Điều này không chỉ giúp em kết nối với những người có cùng sở thích mà còn mở rộng mạng lưới bạn bè và tri thức.

Cuối cùng, tổ chức các sự kiện văn hóa đọc

Em sẽ đề xuất và tham gia tổ chức các sự kiện triển lãm sách văn hóa nhằm giới thiệu và khuyến khích đọc sách từ các nền văn hóa khác nhau. Những sự kiện này sẽ tạo ra một không gian thú vị và phong phú, nơi mọi người có thể tìm hiểu về văn hóa qua sách và chia sẻ những trải nghiệm đọc sách độc đáo của mình.

Chúng ta, những người trẻ tuổi, cần đầu tư vào việc phát triển văn hóa đọc không chỉ để nâng cao tri thức và kỹ năng của bản thân mà còn để góp phần xây dựng một xã hội tri thức và phát triển. Hãy cùng nhau thực hiện kế hoạch này để tạo ra một cộng đồng đọc sách mạnh mẽ và phồn thịnh trong năm 2025 và những năm tiếp theo!

Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng - Mẫu 4

Tôi sẽ nỗ lực hết mình để có những biện pháp phù hợp và thiết thực nhất nhằm giảm thiểu và lan tỏa văn hóa đọc trong nhà trường. Việc quyên góp sách làm từ thiện cho vùng trung du, miền núi và xây dựng những thư viện đọc nhỏ Hỗ trợ nhu cầu đọc sách của mọi người để mọi người có cơ hội đến gần hơn với sách là điều cần thiết. Tôi ước mơ mở một câu lạc bộ sách, khuyến khích và kết nối những người yêu sách, đặc biệt là các bạn trẻ và giúp sách đến gần hơn với những bạn trẻ vung cao.

Tại trường, các em có thể vận động thầy cô, bạn bè đóng góp, ủng hộ, phối hợp với Thư viện trường tổ chức Hội sách quy mô nhỏ, nơi các em có thể mua bán sách với giá phải chăng hoặc là củng cố ví sinh viên, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mỗi học sinh trong trường có cơ hội đọc được nhiều sách, để những cuốn sách các em đã đọc và tâm đắc đến được với nhiều người. Và tôi dự định cùng những người bạn thích đọc sách của mình làm một triển lãm về bộ sách nào đó, trưng bày, giới thiệu những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn những đoạn văn hay, những thông tin thú vị trong sách. hứng thú khám phá cho bạn. Thông tin về buổi giao lưu buổi chiều sẽ được phổ biến rộng rãi trên website, fanpage của trường, trên Thư viện điện tử để tạo diễn đàn đọc sách ý nghĩa. Để làm được điều đó, tôi rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người. “Hãy thay đổi nhận thức của bạn ngay hôm nay, tôi có thể và bạn cũng có thể!”

Trong mỗi lớp học, tôi thấy có một chiếc tủ nhỏ để đựng dụng cụ học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số sách và từ điển cần thiết cho việc học. Tôi muốn xây dựng toàn bộ tủ sách bằng cách sử dụng mỗi thành viên trong lớp để đóng góp một cuốn sách. Trong vòng một học kỳ hoặc một năm học, tất cả học sinh trong lớp đã có thể đọc đủ những đầu sách này trước khi cuốn sách về với chủ nhân của nó. Theo thời gian, hoạt động này sẽ tiếp tục với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, bạn có thể viết nhận xét và nhận nhuận bút cho trang game của trường, giáo viên chủ nhiệm cũng có thể tham gia hoặc tổ chức thảo luận về lớp. Nội dung sổ buổi chiều trong giờ sinh hoạt lớp. Nếu làm được như vậy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen và niềm vui chung của nhiều học sinh.

Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng

- Hình thức: mở ngày hội trao đổi sách cũ

- Mục tiêu:

  • Để cho sách tiếp cận được đến nhiều người, nhân rộng văn hóa đọc
  • Tiết kiệm giấy in, bảo vệ môi trường

- Đối tượng hưởng lợi: Học sinh, sinh viên

- Nội dung công việc thực hiện:

  • Nguồn sách: thu nhận sách tại nhiều địa điểm khác nhau
  • Địa điểm tổ chức: Tại khuôn viên các trường học
  • Cách trao đổi: Theo loại sách, giá bìa và độ dày, tên sách, mỗi cuốn sẽ có một số điểm tích lũy nhất định. Cứ 10.000 đồng tính trên giá bìa sách, chủ sách sẽ nhận được một phiếu mua hàng. Điểm trên phiếu có thể cộng dồn qua các lần góp sách. Trong ngày hội, chọn những cuốn sách yêu thích dựa trên số điểm tích lũy được trên phiếu.

- Kết quả:

  • Nhiều người đã đọc sách, và tiếp thu văn hóa đọc trong cộng đồng
  • Thay đổi cách nhìn, thói quen của cộng đồng về văn hóa đọc.
Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Chọn file cần tải:

Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm