Viết: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 5
Viết: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 32. Qua đó, giúp các em biết cách viết đoạn văn tả phong cảnh thật hay.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh của Bài 5: Quà sinh nhật - Chủ đề Khung trời tuổi thơ theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Viết: Viết đoạn văn cho bài văn tả phong cảnh Chân trời sáng tạo
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 32
Câu 1
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn... Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đỏ ối những quả...
Hoàng Hữu Bội
– Đoạn văn tả cảnh núi rừng vào buổi nào?
– Tác giả chọn tả những sự vật nào? Mỗi sự vật ấy được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
b. Mùa hè mới là mùa đầy sức quyến rũ của Sa Pa. Màn mây vén lên cùng với tiếng sắm động tháng Tư, thiên nhiên hiện ra như mới tinh khôi: sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, suối rì rào, thác xối, chim mở dàn hợp xướng khắp các cánh rừng và họa tưng bừng nở. Những ngày hè đổ lửa ở đồng bằng thì ở Sa Pa không khí trong lành mát rượi. Những cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, đủ cho núi rừng có cây tắm gội, cho suối dào dạt nước, cho các búp hoa xoè nở, cho cảnh vật biếc xanh.
Theo Lãng Văn
– Đoạn văn tả cảnh ở đâu? Vào thời gian nào?
– Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào? Với mỗi giác quan, tác giả cảm nhận được điều gì thú vị?
– Trong đoạn văn có những hình ảnh nhân hoá nào? Tác dụng của những hình ảnh nhân hoá đó là gì?
Trả lời:
a.
- Đoạn văn tả cảnh núi rừng vào buổi sáng.
- Tác giả chọn những sự vật và tả:
+ Vòm trời: cao xanh mênh mông.
+ Gió: tràn xuống thung lũng mát rượi.
+ Khoảng trời sau dãy núi: đỏ ửng.
+ Tia nắng: những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.
+ Cây lim: trổ hoa vàng.
+ Cây vải thiều: đỏ ối những quả.
b.
- Đoạn văn tả cảnh mùa hè ở Sa Pa.
- Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan:
+ Thị giác: Màn mây vén lên, thiên nhiên hiện ra như mới tinh khôi, sóng núi nhấp nhô vô tận, rừng sáng xanh lên trong nắng, hoa tưng bừng nở, búp hoa nở xòe, cảnh vật biếc xanh.
+ Thính giác: tiếng sấm động tháng Tư, suối rì rào, thác xối, chim mở màn hợp xướng, những cơn mưa rào ồn ào.
+ Xúc giác: không khí trong lành mát rượi.
- Hình ảnh nhân hóa: màn mây vén lên, sống núi nhấp nhô, suối rì rào, thác xối, chim hợp xướng, cơn mưa rào thoắt đến, ồn ào một chốc rồi đi, cỏ cây tắm gội, suối dạt nào nước.
=> Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên sinh động hơn.
Câu 2
Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở, trong đó có hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá.
- Hình ảnh
- Màu sắc
- Âm thanh
- ?
Trả lời:
Đầu làng em là một đầm sen rộng lớn có từ rất lâu rồi. Sen mọc xum xuê, lá to tròn, xanh biếc tỏa ra, che kín mặt hồ. Nhìn từ xa, hồ nước như một vườn hoa tươi tốt, bởi chẳng thấy được mặt nước đâu cả. Phải đến gần, mới nhìn thấy lấp ló gợn nước qua những tấm lá, nhờ cơn gió thổi ngang qua. Vào mùa hạ, sen nở rực rỡ, hương thơm ngọt ngào, vẫy gọi người đi đường dừng chân thưởng thức.
>> Tham khảo: Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cảnh đẹp ở quê hương em hoặc nơi em ở
Câu 3
Đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn đã viết.
Trả lời:
Em đọc lại và chỉnh sửa đoạn văn đã viết.
Câu 4
Chia sẻ với bạn những điều em thích trong đoạn văn của em.
- Từ ngữ gợi tả
- Hình ảnh so sánh
- Hình ảnh nhân hoàn
- ?
Trả lời:
Em chia sẻ với bạn theo gợi ý.
Vận dụng
Đóng vai nhân vật Trang trong bài “Quà sinh nhật” để nói lời cảm ơn Trinh khi nhận được món quà đặc biệt.