Đọc: Ban mai - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo tập 1 Bài 8
Soạn bài Ban mai giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc tuần 4, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 42, 43.
Bài thơ Ban mai cho các em thấy cảnh sắc buổi ban mai và cảm nhận của tác giả trên con đường đi ngắm buổi bình minh. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết Tập đọc Ban mai - Bài 8 Chủ đề Khung trời tuổi thơ.
Soạn bài Ban mai Chân trời sáng tạo
Soạn Tiếng Việt 5 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 42, 43
Khởi động
Nói 1 – 2 câu về cảnh ban mai ở quê hương em hoặc nơi em ở.
Trả lời:
Buổi sáng, ông mặt trời vẫn còn chìm vào giấc ngủ, bầu trời có màu hồng huyền hảo. Trên những chiếc lá cây hoa hồng trong vườn nhà em có dọng lại những hạt sương, như những chiếc vòng cổ ngọc trai, giúp tôn lên vẻ đẹp của những bông hoa hồng kiều diễm. Cảnh buổi sớm thật là đẹp.
Bài đọc
Ban mai
Tôi chạy ra bờ sông, chỗ thả mấy con ngựa. Cỏ linh lăng ướt đẫm lành lạnh quất tanh tách vào đôi chân trần, đâm đau nhói vào hai bàn chân nứt nẻ nhưng tôi vẫn cảm thấy thích thú.
Tôi vừa chạy vừa quan sát mọi diễn biến xung quanh. Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời. Đám cúc thỉ xa đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy nó, nhưng nó không chịu thua nó thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầy quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng. Kia là lối qua kênh, mặt đất nát nhừ vì xe cộ qua lại nhiều, nước rỉ qua những vệt bánh xe. Kia là đám cây bạc hà thơm thơm mọc cao ngang tầm thắt lưng, nom như một hòn đảo nhỏ màu tím nhạt. Tôi chạy trên mảnh đất quê hương, trên đầu tôi chim én thi nhau lao vun vút.
Chao ôi, nếu tôi có màu vẽ thì tuyệt quá, tôi sẽ vẽ cả vầng mặt trời buổi sáng này, cả dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm này, cả cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia!
Theo Chin-ghit Ai-ma-tốp, Phạm Mạnh Hùng dịch
- Linh lăng: một loại có thường dùng làm thức ăn cho vật nuôi.
- Cúc thì xa: còn gọi là cây thanh cúc, có thể sống được ở dưới nước.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Nhân vật tôi cảm nhận được những gì trên đường chạy ra bờ sông?
Trả lời:
Nhân vật tôi cảm nhận được cỏ linh lăng ướt đẫm lành lạnh quất tanh tách vào đôi chân trần, đâm đau nhói vào hai bàn chân nứt nẻ nhưng vẫn cảm thấy thích thú.
Câu 2: Tìm và nêu tác dụng của những hình ảnh nhân hoá trong đoạn văn thứ hai.
Trả lời:
- Hình ảnh nhân hóa:
+ Mặt trời vươn mình nhô lên sau dãy núi, cây hướng dương mọc hoang trên bờ kênh vươn về phía mặt trời.
+ Đám cúc thỉ xa đầu trắng hau háu xúm xít vây lấy nó, nhưng nó không chịu thua nó thè ra những chiếc lưỡi vàng, đón lấy những tia nắng ban mai, cho bầy quả nang chặt cứng hạt uống no ánh sáng.
- Tác dụng: giúp sự vật trở nên sinh động hơn.
Câu 3: Nhân vật tôi ước có màu vẽ để làm gì? Vì sao?
Trả lời:
Nhân vật tôi ước có màu vẽ để vẽ cả vầng mặt trời buổi sáng này, cả dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm này, cả cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia.
Vì cảnh vật quá đẹp, nhân vật tôi muốn ghi nhớ lại.
Câu 4: Đặt một tên khác cho bài đọc và giải thích lí do em chọn tên đó.
Trả lời:
Tên khác: Khung cảnh bình minh
Giải thích: Vì bài đọc miêu tả khung cảnh tuyệt đẹp của buổi bình minh với rất nhiều cảnh vật.