Vật lí 10 Bài 27: Hiệu suất Soạn Lý 10 trang 106 sách Kết nối tri thức
Giải Vật lí 10 Bài 26: Hiệu suất sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 26 trang 106→108 thuộc chương 4: Năng lượng, công, công suất.
Giải bài tập Vật lý 10 Bài 26 giúp các em hiểu được kiến thức khái niệm, công thức của Hiệu suất, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 26 chương IV. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 26: Hiệu suất, mời các bạn cùng tải tại đây.
Vật lí 10 Bài 27: Hiệu suất
I. Năng lượng có ích và năng lượng hao phí
Câu hỏi 1 trang 106
Trong động cơ ô tô chạy bằng xăng và trong quạt điện:
a) Có những sự chuyển hóa năng lượng nào?
b) Trong số những dạng năng lượng tạo thành, dạng năng lượng nào là có ích, dạng năng lượng nào là hao phí?
Gợi ý đáp án
a)
- Trong động cơ ô tô chạy bằng xăng có sự chuyển hóa hóa năng thành cơ năng và nhiệt năng, năng lượng âm thanh.
- Trong quạt điện có sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng và nhiệt năng, năng lượng âm thanh.
b)
- Trong động cơ ô tô chạy bằng xăng:
+ Phần năng lượng chuyển hóa thành cơ năng là có ích, vì phần năng lượng này được chuyển hóa theo đúng mục đích sử dụng của chúng ta, giúp xe ô tô có thể chuyển động được.
+ Phần năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng là hao phí, vì phần năng lượng này được chuyển hóa không đúng mục đích sử dụng của chúng ta, chỉ có tác dụng làm nóng động cơ ô tô chứ không giúp ô tô chuyển động.
+ Phần năng lượng chuyển hóa thành âm thanh khi động cơ nổ là hao phí, gây ra tiếng ồn.
- Trong quạt điện:
+ Phần năng lượng chuyển hóa thành cơ năng là có ích, vì phần năng lượng này được chuyển hóa theo đúng mục đích sử dụng của chúng ta, giúp cánh quạt quay tạo ra gió.
+ Phần năng lượng chuyển hóa thành nhiệt năng là hao phí, vì phần năng lượng này được chuyển hóa không đúng mục đích sử dụng của chúng ta, chỉ có tác dụng làm nóng động cơ của quạt chứ không giúp cánh quạt quay tạo ra gió.
+ Phần năng lượng chuyển hóa thành âm thanh khi quạt quay là hao phí, gây ra tiếng ồn.
Câu hỏi 2 trang 106
Xác định năng lượng có ích và năng lượng hao phí trong các trường hợp dưới đây:
a) Acquy khi nạp điện.
b) Acquy khi phóng điện.
c) Sử dụng ròng rọc để kéo vật nặng lên cao.
d) Bếp từ khi đang hoạt động.
Gợi ý đáp án
a) Acquy khi nạp điện.
- Điện năng => hoá năng là biến đổi năng lượng có ích.
- Điện năng => nhiệt năng là biến đổi năng lượng hao phí.
b) Acquy khi phóng điện.
- Hoá năng => điện năng là biến đổi năng lượng có ích.
- Điện năng => nhiệt năng là biến đổi năng lượng hao phí.
c) Sử dụng ròng rọc để kéo vật nặng lên cao.
- Thế năng và động năng biến đổi lẫn nhau là biến đổi năng lượng có ích.
- Cơ năng => nhiệt năng là biến đổi năng lượng hao phí.
d) Bếp từ khi đang hoạt động.
- Điện năng => nhiệt năng là biến đổi năng lượng có ích.
- Điện năng => năng lượng âm thanh là biến đổi năng lượng hao phí.
II. Hiệu suất
Câu hỏi 1 trang 108
Phân tích sự tiêu hao năng lượng ở động cơ đốt trong dùng trong ô tô (Hình 27.3).
Gợi ý đáp án
Năng lượng ở động cơ đốt trong dùng trong ô tô được phân bố như sau:
- 5% năng lượng tạo ra bức xạ nhiệt ra ngoài.
- 25% năng lượng tạo ra truyền cho hệ thống làm mát.
- 24% năng lượng truyền ra ngoài theo khí thải.
- 41% nhiệt sinh công được truyền đến các bánh xe.
- Lượng % còn lại chuyển thành các dạng năng lượng khác.
Câu hỏi 2 trang 108
Hiệu suất của nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời không bằng \(\frac{1}{3}\) hiệu suất của nhà máy nhiệt điện. Tại sao người ta vẫn khuyến khích xây dựng nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời?
Gợi ý đáp án
Dù hiệu suất của nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời không bằng 1313 hiệu suất của nhà máy nhiệt điện, nhưng người ta vẫn khuyến khích xây dựng nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời. Vì
- Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tái tạo, sạch, an toàn.
- Nhà máy điện dùng năng lượng mặt trời không thải ra khí độc, không gây ô nhiễm môi trường, không gây hiệu ứng nhà kính.
Link Download chính thức:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Đoạn văn tiếng Anh về ngày Nhà giáo Việt Nam (10 Mẫu)
-
Bài thơ Từ ấy - In trong tập Từ ấy, Tố Hữu
-
Nghị luận giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
-
13 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 1 năm học 2010 - 2011
-
Nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn (2 Dàn ý + 10 mẫu)
-
Nghị luận xã hội về hiện tượng nói chuyện riêng trong giờ học
-
Văn mẫu lớp 7: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật Trần Hưng Đạo
-
Công thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5 - Tổng hợp kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4, 5
-
Nghị luận xã hội về tệ nạn cờ bạc (2 Dàn ý + 15 Mẫu)
-
Nghị luận về câu Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực
Mới nhất trong tuần
-
Sơ đồ tư duy Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Vật lí 10 Bài 9: Chuyển động thẳng biến đổi đều
100+ -
Vật lí 10 Bài 1: Làm quen với Vật lí
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 12: Chuyển động ném
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 11: Thực hành Đo gia tốc rơi tự do
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực
100+ -
Vật lí 10 Bài 14: Định luật 1 Newton
100+ -
Vật lí 10 Bài 15: Định luật 2 Newton
100+ -
Vật lí 10 Bài 3: Thực hành tính sai số trong phép đo. Ghi kết quả đo
1.000+ -
Vật lí 10 Bài 2: Các quy tắc an toàn trong phòng thực hành vật lí
1.000+