Vật lí 10 Bài 23: Năng lượng. Công cơ học Soạn Lý 10 trang 91 sách Kết nối tri thức

Giải Vật lí 10 Bài 23: Năng lượng Công cơ học sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 23 trang 91→93 thuộc chương 4: Năng lượng, công, công suất.

Giải bài tập Vật lý 10 Bài 23: Năng lượng Công cơ học giúp các em hiểu được kiến thức khái niệm, công thức của năng lượng, công cơ học, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 23 chương IV trong sách giáo khoa Vật lí 10. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 23: Năng lượng Công cơ học, mời các bạn cùng tải tại đây.

Vật lí 10 Bài 23: Năng lượng. Công cơ học

I. Năng lượng

Câu hỏi 1 trang 91 

Khi đun nước bằng ấm điện thì có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào xảy ra?

Gợi ý đáp án

Khi đun nước bằng ấm điện thì năng lượng điện từ dòng điện truyền sang ấm điện và có sự chuyển hóa năng lượng từ điện năng thành nhiệt năng để làm nóng nước. Ngoài ra chuyển hóa một phần thành động năng làm các phân tử nước chuyển động, năng lượng âm thanh khi nước sôi phát ra.

Câu hỏi 2 trang 91 

Khi xoa hai tay vào nhau cho nóng thì có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào xảy ra?

Gợi ý đáp án

Khi xoa hai tay vào nhau cho nóng thì hóa năng từ thức ăn do cơ thể nạp vào truyền sang tay, có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng của tay thành nhiệt năng làm ấm tay. Ngoài ra có một phần chuyển hóa thành năng lượng âm thanh khi xoa tay vào nhau phát ra tiếng động.

Câu hỏi 3 trang 91

Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống đất cứng và bị nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Điều đó có trái với định luật bảo toàn năng lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán xem còn có hiện tượng gì nữa xảy ra với quả bóng ngoài hiện tượng bị nảy lên và rơi xuống.

Gợi ý đáp án

- Một quả bóng cao su được ném từ độ cao h xuống đất cứng và bị nảy lên. Sau mỗi lần nảy lên, độ cao giảm dần, nghĩa là cơ năng giảm dần. Điều này không trái với định luật bảo toàn năng lượng.

Vì một phần cơ năng của quả bóng đã biến thành nhiệt năng khi quả bóng va chạm vào không khí và mặt đất, năng lượng âm thanh khi quả bóng đập vào mặt đất.

- Ngoài hiện tượng bị nảy lên và rơi xuống, ta thấy quả bóng còn bị nóng lên và biến dạng mỗi khi rơi xuống chạm đất và trở lại hình dạng ban đầu khi nảy lên.

Câu hỏi 4 trang 91 

Có sự truyền và chuyển hóa năng lượng nào trong việc bắn pháo hoa?

Gợi ý đáp án

Khi bắn pháo hoa, năng lượng hóa học ở bên trong quả pháo truyền năng lượng ra bên ngoài và có sự chuyển hóa năng lượng từ hóa năng thành quang năng, nhiệt năng và năng lượng âm thanh.

II. Công cơ học

Câu hỏi 1 trang 93

Hãy trả lời câu hỏi ở phần khởi động.

Trong các động tác nâng tạ từ vị trí (1) sang vị trí (2), từ vị trí (2) sang vị trị (3), từ vị trí (3) sang vị trí (4) ở hình trên:

- Có những quá trình truyền và chuyển hóa năng lượng nào?

- Động tác nào có thực hiện công, không thực hiện công?

Gợi ý đáp án

- Trong các động tác nâng tạ đã có sự truyền năng lượng từ người sang quả tạ và chuyển hóa năng lượng từ hóa năng do con người nạp thức ăn thành động năng của quả tạ thành thế năng của quả tạ khi nâng lên cao.

- Động tác ở hình 2 và hình 3 đang nâng tạ là thực hiện công, động tác đứng yên ở hình 1 và hình 4 là không thực hiện công.

Câu hỏi 2 trang 93

Khi cho một miếng đồng tiếp xúc với ngọn lửa thì ngọn lửa truyền năng lượng cho miếng đồng làm cho nó nóng lên. Quá trình truyền năng lượng này có phải là thực hiện công hay không? Tại sao?

Gợi ý đáp án

Khi cho một miếng đồng tiếp xúc với ngọn lửa thì ngọn lửa truyền năng lượng cho miếng đồng làm cho nó nóng lên. Quá trình truyền năng lượng này không phải là thực hiện công. Vì ngọn lửa chỉ tiếp xúc với miếng đồng chứ không tác dụng lực lên miếng đồng và không làm miếng đồng thay đổi trạng thái chuyển động.

Quá trình truyền năng lượng thông qua sự truyền nhiệt.

Câu hỏi 1 trang 95

Trường hợp nào sau đây trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công phát động, công cản và không thực hiện công?

a) Ô tô đang xuống dốc.

b) Ô tô đang lên dốc.

c) Ô tô chạy trên đường nằm ngang.

Gợi ý đáp án

a) Khi ô tô đang xuống dốc, trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công phát động. Vì thành phần \vec{P_{s} }\(\vec{P_{s} }\) của \vec{P}\(\vec{P}\) lên phương chuyển động cùng chiều với chiều chuyển động

b) Khi ô tô đang lên dốc, trọng lực tác dụng lên ô tô thực hiện công cản. Vì thành phần \vec{P_{s} }\(\vec{P_{s} }\) của \vec{P}\(\vec{P}\) lên phương chuyển động ngược chiều với chiều chuyển động, làm cản trở chuyển động của ô tô.

c) Khi ô chạy trên đường ngang, trọng lực tác dụng lên ô tô không thực hiện công. Vì trọng lực vuông góc với phương chuyển động.

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Xem thêm
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm