Soạn bài Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 95 sách Kết nối tri thức tập 1

Eballsviet.com sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 9: Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi.

Soạn bài Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
Soạn bài Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

Nội dung của tài liệu được đăng tải chi tiết với kiến thức hữu ích, hãy cùng theo dõi ngay sau đây.

Soạn văn 12: Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi

Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh

Trước khi đọc

Em đã đọc tác phẩm văn học nào viết về những con người có ngoại hình khác lạ? Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm ấy.

Hướng dẫn giải:

Một số tác phẩm như: Sọ Dừa, Nàng tiên ốc,...

Đọc văn bản

Vì sao tác giả bài nghị luận cho rằng, cần phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải.

Hướng dẫn giải:

Qua lăng kính của một người lớn đã đi qua bao bể dâu của cuộc đời, của tình người, tuổi thơ được phát hiện lại, được trục vớt từ trong những hoài niệm, được chiếu sáng từ những thao thức giá trị.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Văn bản bàn luận về vấn đề gì? Theo em, phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này có gì khác với văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người.

Hướng dẫn giải:

  • Vấn đề bàn luận: Từ thằng quỷ nhỏ của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi
  • Phạm vi của vấn đề bàn luận trong văn bản này rộng hơn so với văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người.

Câu 2. Xác định các luận điểm chính của văn bản. Các luận điểm ấy có quan hệ với nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải:

  • Luận điểm 1: Nhận dạng khác biệt của Quỳnh và thái độ của mọi người đối với nhân dạng ấy.
  • Luận điểm 2: Nhận dạng con người là một tạo tác mang tính văn hóa
  • Luận điểm 3: Những phẩm chất cần có của một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi.

=> Các luận điểm từ cụ thể đến khái quát, luận điểm trước làm cơ sở cho luận điểm sau.

Câu 3. Đọc phần (1) và cho biết tác giả bài nghị luận đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để phân tích nhân dạng của Quỳnh và thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy. Em có nhận xét gì về các lí lẽ bằng chứng được tác giả sử dụng?

Hướng dẫn giải:

* Lí lẽ, bằng chứng phân tích nhân dạng của Quỳnh:

- Lí lẽ:

  • Chữ “quỷ” trong nhan đề tác phẩm được sử dụng để chỉ sự kì dị trong nhận dạng
  • Những nét kì dị gắn với gương mặt của nhân vật nên trở thành khiếm khuyết không che giấu, trở thành dấu hiệu thường trực để nhận biết nhân vật
  • Nhân dạng tuy chỉ là bề ngoài nhưng quyết định toàn bộ nhân cách, vị thế tồn tại của Quỳnh, khiến cậu phải chịu thân phận của một kẻ lạc loài.

- Bằng chứng: hai vành tai to, mỗi khi Quỳnh có tâm trạng, nó lại ve vẩy như cánh bướm, chiếc mũi to, đỏ ửng, lấm tấm mồ hôi.

* Lí lẽ, bằng chứng phân tích thái độ của các nhân vật khác đối với nhân dạng ấy:

- Lí lẽ: chiếc bàn học chỉ có hai chỗ ngồi và khoảng trống ở giữa là một ngoại lệ; Bằng chứng: với Hạnh, người đứng ra trấn áp những trò tai quái với Quỳnh thì vẫn có khoảng cách mênh mông

- Lí lẽ: mọi người không nhận ra phẩm chất tốt đẹp của Quỳnh, trừ Nga; Bằng chứng: Nga nhận ra và chứng kiến những gì Quỳnh làm cho bạn bè

- Lí lẽ: trong mắt người khác, tình cảm bình thường nếu xuất hiện ở Quỳnh sẽ trở nên kệch cỡm; Bằng chứng: tình cảm của Quỳnh và Nga là đề tài cho mấy câu vè ác quái của Luân

- Lí lẽ: không ai tin trong dung mạo dị thường của Quỳnh là tình cảm của một con người bình thường; Bằng chứng: thái độ của Nga, những trích dẫn về thái độ, phản ứng của Nga,...

Câu 4. Đọc phần (2) và cho biết tác giả có quan điểm như thế nào về nhân dạng của con người. Em hãy dẫn ra một vài lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản giúp làm sáng tỏ quan điểm của tác giả.

Hướng dẫn giải:

- Quan điểm của tác giả: nhân dạng của con người là một tạo tác mang tính văn hóa, được điều chỉnh bởi quy chuẩn của nhân loại.

- Các lí lẽ:

  • Nhân dạng không chỉ là bề ngoài, mà cũng được nhào nặn và xét đoán theo chuẩn mực giá trị.
  • Nhân dạng là của riêng cá nhân, nhưng lại được định giá bởi các chuẩn mực của cộng đồng
  • Nhận dạng không chỉ thực hiện chức năng sinh học, mà còn được nhào trộn, định giá theo quy tắc thẩm mĩ của cộng đồng.
  • Trong bất kì xã hội nào cũng có quy chuẩn.
  • Chuẩn mực có quyền lực, sức mạnh áp đặt, buộc cá nhân tuân thủ, không có quyền phản biện.
  • Tiêu chuẩn về nhân dạng là một loại quyền lực, trừ những gì thuộc về số ít, lệch chuẩn.

- Bằng chứng: trường hợp của Quỳnh, trút bỏ lốt ngoài của nhân vật trong truyện cổ tích.

Câu 5. Trong phần (2) tác giả đã lí giải như thế nào về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt? Việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối của phần này có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải:

- Trong phần (2) tác giả đã lí giải về cách ứng xử của chúng ta trước một nhân dạng đặc biệt: do chúng ta có những “tiêu chuẩn” về nhân dạng, những “tiêu chuẩn” ấy là một “quyền lực” loại trừ những gì thuộc về số ít, “lệch chuẩn” và “dị thường”

- Tác dụng của việc liên tưởng đến truyện cổ tích trong đoạn cuối: mở rộng bằng chứng, làm tăng tính thuyết phục cho vấn đề bản luận.

Câu 6. Trong phần (3) theo tác giả một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất gì? Những câu văn nào giúp em nhận ra điều đó?

Hướng dẫn giải:

- Trong phần (3) theo tác giả một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi cần có những phẩm chất: nhận diện đầy đủ những gì bịa đặt ra ngoài chuẩn mực, hình dung về chúng như những tồn tại khác, đánh thức và nuôi dưỡng tình yêu thương, trân trọng với những tồn tại ấy; không nên biến nhân vật văn học thiếu nhi trở thành nhân vật hoàn hảo; viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc, từng trải.

- Câu văn:

  • Trước tiên, chúng ta vẫn thường nghĩ… chuẩn mực ấy.
  • Chính từ đây mà tác phẩm… thấu hiểu và tôn trọng.
  • Thứ hai, không nên biến những nhân vật… nhân vật hoàn hảo.
  • Cuối cùng phải viết cho trẻ em… từng trải.

Câu 7. Trong đoạn cuối của bài nghị luận, tác giả cho rằng: “phải viết cho trẻ em từ cái nhìn của một người lớn sâu sắc và từng trải”. Em có suy nghĩ gì về quan niệm này?

Hướng dẫn giải:

- Suy nghĩ về quan điểm: đồng tình

- Lí giải: từ góc nhìn của người lớn với chiều sâu trong tư duy và sự phong phú trong kinh nghiệm sống, trải nghiệm cảm xúc để viết cho thiếu nhi, tuy nhiên cũng hoàn toàn có thể viết cho trẻ em từ cái nhìn hồn nhiên, hoá thân thành trẻ thơ để viết.

Câu 8. Nhận xét về nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả thể hiện ở văn bản (Cách đặt vấn đề, tổ chức luận điểm, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng, ngôn ngữ...)

Hướng dẫn giải:

  • Cách đặt vấn đề sắc sảo
  • Tổ chức luận điểm có sự kết nối, lô-gíc
  • Ngôn ngữ diễn đạt trong sáng, khúc triết.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) chia sẻ suy nghĩ của em về ý kiến “Không nên biến những nhân vật trong các tác phẩm văn học thiếu nhi trở thành những nhân vật hoàn hảo”.

Hướng dẫn giải:

- Về nội dung: nhân vật hoàn hảo là gì? tìm biểu hiện của nhân vật không hoàn hảo trong truyện? việc xây dựng nhân vật hoàn hảo khiến tác phẩm có giới hạn gì?

- Về hình thức: đảm bảo yêu cầu về câu văn, trình bày rõ ràng,...

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Thu
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm