Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 22 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 22 sách Kết nối tri thức tập 1
Bài Soạn văn 9: Thực hành tiếng Việt trang 22, hướng dẫn giải bài tập tiếng Việt trong SGK Ngữ văn.
Bạn đọc có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 22)
Một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn và cách phân biệt
Câu 1. Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong mỗi trường hợp sau:
a. sinh trong từ sinh thành và sinh trong từ sinh viên
b. bá trong từ bá chủ và bá trong cụm từ nhất hô bá ứng
c. bào trong từ đồng bào và bào trong từ chiến bào
d. bằng trong từ công bằng và bằng trong từ bằng hữu
Hướng dẫn giải:
a.
- sinh trong từ sinh thành: đẻ ra
- sinh trong từ sinh viên: người học
b.
- bá trong từ bá chủ: sức mạnh
- bá trong cụm từ nhất hô bá ứng: trăm, số nhiều
c.
- bào trong từ đồng bào: người
- bào trong từ chiến bào: áo
d.
- bằng trong từ công bằng: đều, giống nhau
- bằng trong từ bằng hữu: bè (bạn bè)
Câu 2. Tìm một từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố được in đậm trong các câu sau:
a. Thành càng kinh ngạc mừng rỡ, vội bắt dế bỏ vào lồng. (Bồ Tùng Linh, Dế chọi)
b. Vào tới cung cho chọi thử với đủ thứ dế kì lạ của các nơi dâng lên như hồ điệp (dế bướm), đường lang (dế bọ ngựa), du lợi đạt (dế đánh dầu), thanh ti đầu (dế trán tơ xanh) thì con nào cũng thua. (Bồ Tùng Linh, Dế chọi)
c. Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. (Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương)
d. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi! (Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương)
Hướng dẫn giải:
a.
- kinh ngạc (gây kích động mạnh)
- kinh nghiệm (trải qua)
b.
- kì lạ (khác thường)
- kì vọng (trong mong)
c.
- đa nghi (ngờ)
- thích nghi (thích hợp)
d.
- ngộ (hiểu ra)
- hội ngộ (gặp gỡ)
Câu 3. Đặt 4 câu, mỗi câu sử dụng một từ tìm được ở bài tập 2.
Hướng dẫn giải:
- Hùng đã có kinh nghiệm làm việc sáu năm.
- Bố mẹ kì vọng vào tài năng của Khôi.
- Cậu ta thích nghi rất tốt.
- Chúng tôi đã hội ngộ ở Vũng Tàu.
Câu 4. Những từ in đậm trong các câu sau có yếu tố Hán Việt bị dùng sai. Hãy tìm hiểu nghĩa của các yếu tố đó để chỉnh sửa.
a. Mỗi tác phẩm văn học là một chính thể, trong đó, các bộ phận có quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
b. Trên thế giới có nhiều hình thức tổ chức nhà nước, thể hiện sự đa dạng về chỉnh thể .
Hướng dẫn giải:
- chính thể: hình thức tổ chức của một nhà nước
- chỉnh thể: khối thống nhất gồm các bộ phận có quan hệ chặt chẽ không thể tách rời của một đối tượng
Câu 5. Nghĩa của từ cải biên khác với nghĩa của từ cải biến như thế nào? Điều gì tạo nên sự khác nhau về nghĩa giữa hai từ đó?
Hướng dẫn giải:
- cải biên: sửa đổi lại cho phù hợp với yêu cầu mới, thường dùng nói về việc xử lí tác phẩm nghệ thuật
- cải biến: làm cho biến đổi khác trước rõ rệt, dùng cho nhiều đối tượng