Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 64 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 64 sách Kết nối tri thức tập 2
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 64 Kết nối tri thức là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích dành cho bạn đọc.
Nội dung được giới thiệu chi tiết ngay sau đây, hãy cùng theo dõi để chuẩn bị bài nhanh chóng hơn.
Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 64
Câu 1. Lập bảng ghi lại những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ), Mưa xuân (Nguyễn Bính).
Hướng dẫn giải:
Tác phẩm | Giá trị nội dung | Giá trị nghệ thuật |
Tiếng Việt | Ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Việt. | - Thể thơ tám chữ với lối gieo vần phóng khoáng và cách ngắt nhịp biến hoá - Giàu tính nhạc |
Mưa xuân | Bức tranh thôn quê đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. | - Thể thơ tứ tuyệt trường thiên. - Giọng thơ linh hoạt. - Hình ảnh thơ gần gũi. |
Câu 2. Tìm đọc một số bài thơ của Lưu Quang Vũ và Nguyễn Bính. Trao đổi với các bạn về những nét đặc sắc trong sáng tác của mỗi nhà thơ.
Hướng dẫn giải:
- Một số bài thơ của Lưu Quang Vũ: Áo cũ, Phố ta, Anh chỉ sợ rồi trời sẽ mưa , Hơi ấm bàn tay, Ngày ấy,...
- Một số bài thơ của Nguyễn Bính: Chân quê, Lỡ bước sang ngang, Tương tư, Anh về quê cũ, Đêm mưa đất khách, Đêm mưa nhớ bạn, Giăng sáng,...
Câu 3. Chia sẻ quan niệm về thơ ca, Thế Lữ viết:
Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.
(Cây đàn muôn điệu)
Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.
Hướng dẫn giải:
“Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.”
(Cây đàn muôn điệu)
Hai câu thơ trên đã gợi cho tôi suy nghĩ về thơ ca. Trước hết, “Nàng Thơ” là cách gọi đầy thú vị dành cho thơ ca. Còn “đàn muôn điệu” , “bút muôn màu” gợi suy nghĩ về sự muôn vẻ của thơ ca. Thơ ca có thể khắc họa lên bức tranh cuộc sống muôn màu, vẽ lên mọi cung bậc cảm xúc của con người. Thơ ca có một vai trò vô cùng quan trọng. Có thể thấy, Thế Lữ đã nói về thơ ca bằng một hình ảnh rất sinh động, tình tứ. Câu thơ đã gợi nhiều suy tư cho người đọc.