Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 41 sách Kết nối tri thức tập 1
Tài liệu Soạn văn 9: Nỗi niềm chinh phụ, cung cấp kiến thức về tác phẩm, hướng dẫn trả lời câu hỏi.
Bạn đọc có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 9: Nỗi niềm chinh phụ
Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ
Trước khi đọc
Câu 1. Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.
Hướng dẫn giải:
Một số cuộc chiến: Kháng chiến chống quân Thanh của vương triều Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo.
Câu 2. Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?
Hướng dẫn giải:
Cuộc tiễn đưa trong chiến tranh thương mang tâm trạng xót xa, bi thương vì người đi đứng trước ranh giới của sự sống và cái chết.
Đọc văn bản
Câu 1. Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu.
Hướng dẫn giải:
- Âm thanh: tiếng nhạc chen lẫn tiếng trống
- Hình ảnh bóng cờ rực rỡ
- Người chinh phụ tiễn biến người chinh phu trong sự xót xa, lưu luyến
Câu 2. Các từ ngữ miêu tả cảm xúc của người chinh phụ.
Hướng dẫn giải:
Các từ ngữ: ngùi ngùi, đoạn trường, ngẩn ngơ, sầu
Câu 3. Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia ly người chinh phu.
Hướng dẫn giải:
Tâm trạng: nhớ nhung, cô đơn và mong ngóng ngày đoàn tụ
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?
Hướng dẫn giải:
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát:
- Số chữ trong câu: hai câu bảy chữ đan xen với câu lục bát
- Vần lưng, hiệp vẫn ở chữ thứ sáu của câu 6 tiếng và chữ thứ sáu của câu 8 tiếng (ví dụ: này - bay, đường - trường,…)
- Tuân thủ niêm, luật
- Sự khác biệt:
- Thể thơ lục bát chỉ có các cặp câu lục bát kết hợp với nhau; thể thơ song thất lục bát có thêm cặp câu 7 tiếng.
- Cách gieo vần của thể thơ song thất lục bát đa dạng hơn, bao gồm gieo ở cả vần lưng và vần chân.
Câu 2. Xác định bố cục đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần?
Hướng dẫn giải:
Gồm 2 phần:
- Phần 1. 12 câu đầu: cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu
- Phần 2. Còn lại: tâm trạng của người chinh phụ sau khi tiễn biệt người chinh phu
Câu 3. Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:
Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,
Câu Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng
Hướng dẫn giải:
- Ngắt nhịp:
Chốn Hàm Dương /chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương/ thiếp hãy trông sang.
Khói Tiêu/ Tương cách/ Hàm Dương,
Câu Hàm Dương/ cách Tiêu Tương /mấy trùng
- Tác dụng: tạo cảm giác xa cách muôn trùng của người chinh phụ và chinh phu, tạo sự đăng đối nhịp nhàng cho câu thơ.
Câu 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong những câu thơ sau:
a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.
Hướng dẫn giải:
a.
- Phép đối: “Chàng đi” và “Thiếp về”; “cõi xa mưa gió” và buồng cũ chiếu chăn”
- Tác dụng: cho thấy hoàn cảnh đối lập của người chinh phụ và người chinh phu
b.
- Phép đối: “tuôn” và “trải”, “màu mây biếc” và “ngần núi xanh”
- Tác dụng: tô đậm sự hùng vĩ của thiên nhiên, miêu tả khoảng cách xa xôi của người chinh phu và chinh phụ
c.
- Phép đối “Chốn Hàm Kinh” và “Bến Tiêu Dương”, “chàng còn ngoảnh lại” và “thếp hãy trông sang”
- Tác dụng: tô đậm tình cảm vợ chồng, luôn hướng về nhau
Câu 5. Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.
Hướng dẫn giải:
- Phép đối “cùng trông lại - cùng chẳng thấy”: gợi không gian đã quá xa cách khiến cho hai người dù vẫn hướng về nhau nhưng không thể nhìn thấy nhau.
- Điệp ngữ: “thấy, ngàn dâu, ai”
- Tính từ chỉ mức độ tăng dần: “xanh xanh - xanh ngắt”
=> Hình ảnh thiên nhiên mênh mông đến hút tầm mắt khiến cho khoảng cách giữa hai người càng thêm rộng lớn.
- Câu cuối: câu hỏi tu từ “Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?” như muốn khẳng định nỗi buồn thương, cảm giác trống vắng cô độc của người ở lại không thể đo đếm được.
Câu 6. Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng thế nào? Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu gì về giá trị cuộc sống?
Hướng dẫn giải:
- Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng: lưu luyến, cô đơn, lo âu.
- Qua tâm trạng của người chinh phụ, em hiểu về giá trị cuộc sống: trân trọng tình cảm gia đình, hi sinh bản thân để đem lại hạnh phúc cho người khác,...
Câu 7. Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Hình ảnh ấn tượng nhất: Chàng thì đi cõi xa mưa gió/Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
- Nguyên nhân: hình ảnh giàu sức gợi, cho thấy sự cách biệt của chinh phụ và chinh phu.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ sau:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
(Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?))
Hướng dẫn giải:
Trong Nỗi niềm chinh phụ, tôi đặc biệt ấn tượng với bốn câu thơ:
Chàng thì đi cõi xa mưa gió,
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.
Đoái trông theo đã cách ngăn,
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.
Nỗi sầu chia ly của người vợ qua bốn câu thơ đầu đã khắc họa lại không khí chia ly nhuốm màu buồn bã, cô đơn của vợ chồng người chinh phụ. Tác giả đã sử dụng hình ảnh đối lập “Chàng thì đi - Thiếp thì về” và việc sử dụng hình ảnh “tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh” đã diễn tả sự chia cắt về không gian. Người chồng thì lên đường đi ra chiến trận, đối mặt với những khó khăn hiểm nguy. Còn người vợ thì trở về mái ấm gia đình, bình yên nhưng cô đơn, trống trải. Hiện thực về cuộc chia ly được gợi ra đầy chân thực và đau thương. Động từ “đoái” gợi ra hình ảnh người chinh phụ nhìn theo người chinh phu dù đã xa cách ngàn trùng. Hình ảnh ước lệ tượng trưng “mây biếc” - “núi xanh” kết hợp với động từ “tuôn”, “trải” càng làm cho không gian trở nên rộng lớn, khiến cho nỗi buồn thêm lớn hơn, trải dài vô tận. Như vậy, bốn câu thơ đầu đã khắc họa lại không khí chia ly nhuốm màu buồn bã, cô đơn của vợ chồng người chinh phụ.