Soạn bài Tự đánh giá: Một trăm dặm dưới mặt đất - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 79 sách Cánh diều tập 1
Văn bản Một trăm dặm dưới mặt đất được tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ văn. Hôm nay, Eballsviet.com muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Tự đánh giá: Một trăm dặm dưới mặt đất, thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Tài liệu trên sẽ giúp ích cho các bạn học sinh lớp 7 trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Hãy cùng theo dõi chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Tự đánh giá: Một trăm dặm dưới mặt đất
1. Nội dung chính của đoạn chữ in nghiêng ở phía trên văn bản Một trăm dặm dưới mặt đất là gì?
A. Kể lại những câu chuyện phiêu lưu và thám hiểm miệng núi lửa
B. Miêu tả cảnh một giáo sư người Đức thực hiện cuộc du hành trong lòng đất
C. Giới thiệu khái quát tiểu thuyết Cuộc du hành vào lòng đất của Véc-nơ
D. Kể lại cảnh đoàn thám hiểm khám phá những bí mật trong trung tâm Trái Đất
2. Nội dung chính của đoạn trích Một trăm dặm dưới mặt đất là gì?
A. Kể lại câu chuyện A-xen bị tai nạn, rơi vào một chiếc hang rộng vô cùng
B. Kể lại câu chuyện vị giáo sư đã khám phá ra chiếc hang trong lòng đất
C. Kể lại việc vì sao cậu bé A-xen lại bị rơi vào chiếc hang rộng vô cùng
D. Kể lại cảnh cậu bé A-xen khám phá ra bí mật của vùng biển Li-đen-brốc
3. Không gian trong đoạn trích là không gian nào?
A. Trong hang và trên mặt đất
B. Trong lòng chiếc hang khổng lồ
C. Bãi biển và bầu trời
D. Bầu trời sao và vòm đá hoa cương
4. Vì sao biển ngắm trong đoạn trích lại có tên là Li-đen-brốc?
A. Tên biển đã có từ thời xa xưa
B. Do người dân địa phương đặt từ lâu
C. Lấy tên vị giáo sư đã khám phá ra nó
D. Lấy tên từ một truyền thuyết về biển cả
5. Trí tưởng tượng phong phú của tác giả thể hiện ở việc miêu tả cảnh nào?
A. Cảnh vòm đá hoa cương của chiếc hang rộng mênh mông
B. Cảnh cậu bé A-xen bị hất xuống một đường hầm thẳng đứng
C. Cảnh từng đợt sóng theo nhau xô lên bãi cát vàng mịn
D. Cảnh khối núi đá kéo dài in hình trên nền chân trời mù sương
6. Phương án nào nêu nhận xét đúng về cách viết của tác giả trong đoạn trích trên?
A. Sử dụng nhiều chi tiết thần kì, hoang đường, không có thực
B. Sử dụng nhiều cảnh tượng mang yếu tố thần linh, siêu nhiên
C. Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng, nhưng có cơ sở khoa học
D. Tạo ra tình huống li kì chỉ có trong truyện thần thoại, truyền thuyết
7. Câu văn nào thể hiện rõ người viết dựa vào kiến thức khoa học?
A. Khả năng chiếu sáng, sự khuếch tán, sắc sáng trắng và khô, sự tăng nhiệt độ… tất cả chứng tỏ ánh sáng này thuần túy do điện mà ra.
B. Không tài nào tưởng tượng nổi, tôi ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!
C. Nhưng cháu sẽ được nhìn thấy tận mắt và tự hiểu là có những điều mà khoa học địa chất chưa khám phá hết!
D. Vòm đá hoa cương treo trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ảnh đổi màu chuyển động.
8. Câu nào sau đây chứa số từ?
A. Trí tưởng tượng của tôi hoàn toàn bất lực trước khoảng rộng bao la ấy!
B. Không tài nào tưởng tượng nổi, tôi ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!
C. ... Sau bốn mươi bảy ngày bị cầm tù trong một đường hầm chật hẹp, nay được hít thở cái không khí ẩm và mặn của biển, còn gì vui sướng hơn!
D. Không lẽ cháu bị điên vì cháy thấy ánh sáng Mặt Trời, cháu nghe tiếng gió thổi và cả tiếng sóng vỗ nữa.
9. Câu văn “Vòm đá hoa cương treo trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động.” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
10. Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) trả lời câu hỏi: Vì sao cuối đoạn trích, nhân vật “tôi” lại “ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!”?
Gợi ý:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
D | B | B | C | A | C | A | C | B |
10.
Mẫu 1
Trong đoạn cuối văn bản “Một trăm dặm dưới mặt đất”, nhân vật “tôi” lại “ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!”. Điều đó xuất phát khung cảnh trước mắt ông giống như là một hành tình xa lạ nào đó. Trong không gian rộng lớn của cái hang khổng lồ này có biển với tiếng sóng vỗ rì rào, những rặng núi sừng sững, cao vút. Thứ ánh sáng soi tỏ mọi chi tiết trên biển không phải ánh sáng Mặt Trời với những tia nắng rực rỡ hay thứ ánh sáng lạnh lẽo, nhợt nhạt của mặt trăng mà là thứ ánh sáng thuần túy do điện tạo ra. Vòm đá hoa cương trên đầu giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động. Chính “tôi” cũng phải thừa nhận rằng trí tưởng tượng của mình cũng phải hoàn toàn bất lực trước khoảng rộng bao la ấy.
Mẫu 2
Ở đoạn cuối văn bản “Một trăm dặm dưới mặt đất”, nhân vật “tôi” đã “ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!”. Những cảm xúc này là do “tôi” đã gặp phải một sự cố bất ngờ - ngã xuống một đường hầm gần như thẳng đứng, bất tỉnh và máu me đầy người. Nhưng mọi thứ không dừng lại ở đó, khi bước ra khỏi hang, “tôi” đã thấy biển với đừng đợt sóng xô vào bãi cát vàng mịn, những ngọn núi sừng sững cao vút như xé toạc bờ biển đâm ra khơi. Và thứ ánh sáng khiến “tôi” nhìn rõ mọi vật không phải của Mặt Trăng hay Mặt Trời mà là ánh điện. Cuối cùng, “tôi” nhận ra bản thân đang bị giam trong một cái hang không ước được diện tích. Bản thân “tôi” cũng không biết phải giải thích như thế nào về sự tồn tại của một chỗ như vậy và mọi trí tưởng tượng đều hoàn toàn bất lực trước cảnh tượng này, nghĩ rằng mình đang ở một hành tinh xa lạ nào đó.