Soạn bài Ca Huế - Cánh diều 7 Ngữ văn lớp 7 trang 103 sách Cánh diều tập 1
Văn bản Ca Huế được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn. Eballsviet.com muốn cung cấp bài Soạn văn 7: Ca Huế, thuộc sách Cánh diều, tập 1.
Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để giúp ích cho quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Soạn văn 7: Ca Huế
1. Soạn bài Ca Huế siêu ngắn
Câu 1. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản Ca Huế giới thiệu về hoạt động nghệ thuật nào?
Hướng dẫn giải:
Hoạt động nghệ thuật: diễn xướng ca Huế
Câu 2. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản Ca Huế gồm ba phần. Có ý kiến cho rằng: Phần (1) nêu giá trị, phần (2) nói về nguồn gốc và phần (3) nêu môi trường diễn xướng của ca Huế. Ý kiến này chưa đúng, em hãy xác định lại nội dung từng phần cho phù hợp.
Hướng dẫn giải:
- Phần (1): nguồn gốc
- Phần (2): môi trường diễn xướng của ca Huế
- Phần (3): giá trị
Câu 3. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc chuyển nội dung phần (2) sang những quy tắc cụ thể theo mẫu sau:
Hướng dẫn giải:
Quy tắc, luật lệ | Quy định cụ thể |
Môi trường diễn xướng | Một không gian hẹp |
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế | Khoảng từ 8 đến 10 người |
Số lượng người nghe ca Huế | Hạn chế |
Số lượng nhạc công | Từ 5 đến 6 người |
Số lượng nhạc cụ | 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển |
Phong cách biểu diễn | Biểu diễn truyền thống hoặc biểu diễn cho du khách |
Câu 4. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế?
Hướng dẫn giải:
Câu văn: “Là thể loại âm nhạc… ngày 08 tháng 6 năm 2015”
Câu 5. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Dựa và các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.
Hướng dẫn giải:
- Nguồn gốc: khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật.
- Môi trường diễn xướng: không gian hẹp.
- Số lượng người trình diễn: khoảng từ 8 đến 10 ngườ
- Phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách.
Câu 6. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.
Hướng dẫn giải:
Một số loại hình hoạt động ca nhạc truyền thống như: ca trù, cải lương, tuồng, chèo,...
2. Soạn bài Ca Huế chi tiết
2.1 Chuẩn bị
- Văn bản thông tin này giới thiệu về loại hình nghệ thuật: ca Huế.
- Những quy tắc, luật lệ: Môi trường diễn xướng, Trình diễn ca Huế…
- Cách trình bày: Nhan đề ngắn gọn, văn bản được chia làm các tiểu mục được triển khai rõ ràng.
- Các thông tin trong văn bản: Cung cấp những thông tin cơ bản về ca Huế.
- Tóm tắt: Nguồn gốc của ca Huế bắt đầu từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Nhưng theo thời gian, lối hát thính phòng này đã được dân gian hóa để phù hợp với tầng lớp nhân dân. Ca Huế được diễn xướng trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt cổ điển hoặc có thể sử dụng đàn tứ tuyệt. Hai hình thức biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Biểu diễn truyền thống giống như một cuộc tọa đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Ca Huế
2.2 Đọc hiểu
Câu 1. (trang 104 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Ở phần (2), những thông tin nào thể hiện quy tắc, luật lệ của ca Huế?
Hướng dẫn giải:
- Môi trường diễn xướng
- Số người diễn xướng
- Các loại nhạc cụ
Câu 2. (trang 104 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hai phong cách trình diễn ca Huế có gì khác nhau?
Hướng dẫn giải:
- Biểu diễn truyền thống: Người biểu diễn và người thưởng thức có quan hệ mật thiết, có quen biết hoặc nghe đến tài nghệ biểu diễn của nhau. Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm nhỏ giống như một cuộc tọa đàm nhỏ về hoạt động ca Huế. Người nghe có hiểu biết nhất định về ca Huế.
- Biểu diễn cho du khách: Có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển, cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn. Người nghe không có nhiều hiểu biết về ca Huế.
Câu 3. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Thông tin chính của phần (3) là gì?
Hướng dẫn giải:
Giá trị của ca Huế.
2.3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản Ca Huế giới thiệu về hoạt động nghệ thuật nào?
Hướng dẫn giải:
Hoạt động nghệ thuật: Diễn xướng ca Huế.
Câu 2. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản Ca Huế gồm ba phần. Có ý kiến cho rằng: Phần (1) nêu giá trị, phần (2) nói về nguồn gốc và phần (3) nêu môi trường diễn xướng của ca Huế. Ý kiến này chưa đúng, em hãy xác định lại nội dung từng phần cho phù hợp.
Hướng dẫn giải:
- Phần (1) nói về nguồn gốc
- Phần (2) nói về môi trường diễn xướng của ca Huế
- Phần (3) nêu giá trị
Câu 3. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Văn bản giới thiệu các đặc điểm của ca Huế nhưng cũng chính là nêu lên các quy tắc, luật lệ trong hoạt động ca Huế. Hãy làm sáng tỏ điều đó bằng việc chuyển nội dung phần (2) sang những quy tắc cụ thể theo mẫu sau:
Hướng dẫn giải:
Quy tắc, luật lệ | Quy định cụ thể |
Môi trường diễn xướng | Một không gian hẹp |
Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế | Khoảng từ 8 đến 10 người |
Số lượng người nghe ca Huế | Hạn chế |
Số lượng nhạc công | Từ 5 đến 6 người |
Số lượng nhạc cụ | 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển |
Phong cách biểu diễn | Biểu diễn truyền thống hoặc biểu diễn cho du khách |
Câu 4. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Câu văn nào trong văn bản đã khái quát được giá trị của hoạt động ca Huế?
Hướng dẫn giải:
Câu văn: “Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015”
Câu 5. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Dựa và các thông tin từ văn bản trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế.
Hướng dẫn giải:
- Mẫu 1: Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.
- Mẫu 2: Nguồn gốc của ca Huế bắt đầu từ hát cửa quyền trong cùng vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian đã dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường trong không gian hẹp. Số lượng người trình diễn khoảng từ 8 đến 10 người, số lượng nhạc công từ 5 đến 6 người. Số lượng nhạc cụ sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc trong dàn ngũ tuyệt, tứ tuyệt cổ điển. Ca Huế biểu diễn bằng hai phong cách: biểu diễn truyền thống và biểu diễn cho du khách. Có thể khẳng định rằng, ca Huế là một thể loại âm nhạc đỉnh cao trong số các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Xem thêm: Tóm tắt những hiểu biết của em về ca Huế
Câu 6. (trang 105 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hãy nêu một hoạt động ca nhạc truyền thống của quê hương em hoặc các vùng miền khác có hình thức tương tự như hoạt động ca Huế.
Hướng dẫn giải:
Một số loại hình hoạt động ca nhạc truyền thống như: Hát xoan (Phú Thọ), Hát quan họ (Bắc Ninh)...
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về vai trò của quê hương đối với mỗi người (Dàn ý + 2 Mẫu)
-
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 72 - Kết nối tri thức 7
-
Bộ đề thi giáo viên dạy giỏi trường Mầm non (Cấp trường)
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Đề thi vào lớp 10 môn Toán tỉnh Bình Định năm học 2017 - 2018 (Có đáp án)
-
Bài tuyên truyền về an toàn giao thông (13 Mẫu)
-
Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu (Sơ đồ tư duy)
-
Văn mẫu lớp 8: Kể một câu chuyện cảm động thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con
-
Văn mẫu lớp 11: Viết đoạn văn nêu nhận xét về một nhân vật/ chi tiết trong một truyện thơ
-
Toán 7 Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Mới nhất trong tuần
-
Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều
100+ -
Trong cuộc sống, có nhiều câu chuyện tương tự truyện Ếch ngồi đáy giếng, em hãy nêu lên một câu chuyện như thế
1.000+ -
Soạn bài Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân - Cánh diều 7
10.000+ 1 -
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội - Cánh diều 7
10.000+ -
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 9 - Cánh diều 7
10.000+ -
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
50.000+ 3 -
Soạn bài Đẽo cày giữa đường - Cánh diều 7
10.000+ -
Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng - Cánh diều 7
10.000+ 1 -
Soạn bài Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - Cánh Diều 7
10.000+ 1 -
Soạn bài Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang - Cánh diều 7
10.000+