Tự đánh giá: Cây tre Việt Nam Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 3
Tự đánh giá: Cây tre Việt Nam giúp các em học sinh lớp 4 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 47, 48, 49 để chuẩn bị thật tốt cho tiết Tự đánh giá đạt kết quả cao.
Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tự đánh giá: Cây tre Việt Nam của Bài 3: Như măng mọc thẳng - Chủ điểm Măng non theo chương trình mới cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Tự đánh giá: Cây tre Việt Nam Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 47, 48, 49
A. Đọc và làm bài tập
Cây tre Việt Nam
(Trích)
Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi... đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn.
Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân...
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Theo Thép Mới
(:) Giải nghĩa từ:
- Ngút ngàn: nhiều và trải rộng, đến mức như vượt quá tầm mắt
- Vầu: cây cùng họ với tre, thân to, mình mỏng nhưng cứng cá
- Nhũn nhặn: khiêm tốn và nhã nhặn
- Chí khí: ý muốn bền bỉ, mạnh mẽ, quyết thực hiện mục đich cao đẹp của cuộc sống
Câu 1: Vẻ đẹp bình dị của cây tre Việt Nam được thể hiện ở câu nào dưới đây? Tìm ý đúng:
A. Tre, nứa, trúc, mai, vầu, mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.
B. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa.
C. Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau.
D. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
Chọn đáp án:
D. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên sự gắn bó thân thiết của cây tre với người dân Việt Nam? Tìm các ý đúng:
A. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
B. Vào đâu tre cũng sống. Ở đâu tre cũng xanh tốt.
C. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
D. Tre là cánh tay của người nông dân.
Chọn đáp án:
A. Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
C. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp.
D. Tre là cánh tay của người nông dân.
Câu 3: Những hình ảnh nào miêu tả cây tre gợi người đọc nghĩ đến những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam? Tìm các ý đúng:
A. Dáng tre vươn mộc mạc, mầm tre tươi nhũn nhặn.
B. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
C. Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
D. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
Chọn đáp án:
B. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.
C. Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
Câu 4: Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã sử dụng cách nào để nhân hóa cây tre? Tìm ý đúng:
Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính,... Dưới bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân.
a) Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
b) Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
c) Nói với sự vật như nói với người.
Trả lời:
Trong đoạn văn dưới đây, tác giả đã tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người để nhân hóa cây tre.
Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hoá.
Trả lời:
Cây cối trong vườn mang một vẻ xanh tươi, sức sống. Cây mít ở góc vườn đang vươn mình đón lấy ánh nắng. Những khóm hoa hồng đua nhau khoe sắc. Giàn thiên lý tỏa hương thơm dịu nhẹ… Khu vườn này mới đẹp biết bao nhiêu!
>> Tham khảo: Viết đoạn văn tả cây cối, trong đó có hình ảnh nhân hoá
B. Tự nhận xét
Câu 1: Em đạt yêu cầu ở mức nào?
Câu 2: Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Chọn file cần tải:
-
Tự đánh giá: Cây tre Việt Nam 36 KB Tải về
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Tài liệu tham khảo khác
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Chứng minh câu Đoàn kết là sức mạnh vô địch (11 mẫu)
50.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn tiếng Anh lớp 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 1 -
Viết đoạn văn ngắn về tình mẫu tử (25 mẫu)
100.000+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 - 2024 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Văn mẫu lớp 12: Phân tích Đất Nước (Sơ đồ tư duy)
1M+ 1 -
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100.000+ 1 -
Biên bản họp phụ huynh cuối học kì 1 (7 mẫu)
100.000+ -
Tuyển tập những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất
10.000+ -
Nghị quyết phân công nhiệm vụ Đảng viên
10.000+ -
Điều chỉnh nội dung môn Lịch sử năm 2021 - 2022 cấp THCS
10.000+
Mới nhất trong tuần
-
Tiếng Việt 4 - Tập 1
-
Măng non
-
Bài 1: Chân dung của em
- Chia sẻ và đọc: Tuổi ngựa
- Tự đọc sách báo: Tự đọc sách báo về thiếu nhi
- Viết: Viết đoạn văn về một nhân vật
- Nói và nghe: Kể chuyện: Làm chị
- Đọc: Cái răng khểnh
- Luyện từ và câu: Danh từ
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật
- Đọc: Vệt phấn trên mặt bàn
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật trang 13
- Nói và nghe: Trao đổi Chân dung của em, của bạn
- Đọc: Những vết đinh
- Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang
- Góc sáng tạo: Em tuổi gì?
- Tự đánh giá: Chiếc lá
-
Bài 2: Chăm học, chăm làm
- Chia sẻ và đọc: Văn hay chữ tốt
- Tự đọc sách báo: Tự đọc sách báo về tính chăm chỉ
- Viết: Viết đơn
- Nói và nghe: Kể chuyện Tấm huy chương
- Đọc: Lên rẫy
- Luyện từ và câu: Danh từ chung, danh từ riêng
- Viết: Luyện tập viết đơn
- Đọc: Cô giáo nhỏ
- Viết: Trả bài viết đoạn văn về một nhân vật
- Nói và nghe: Trao đổi Chăm học, chăm làm
- Đọc: Bài văn tả cảnh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ
- Góc sáng tạo: Đố vui Ai chăm, ai ngoan?
- Tự đánh giá: Đồng cỏ nở hoa
-
Bài 3: Như măng mọc thẳng
- Chia sẻ và đọc: Cau
- Tự đọc sách báo: Tự đọc sách báo về tính trung thực
- Viết: Tả cây cối
- Nói và nghe: Kể chuyện Chiếc ví
- Đọc: Một người chính trực
- Luyện từ và câu: Nhân hóa
- Viết: Luyện tập tả cây cối
- Đọc: Những hạt thóc giống
- Nói và nghe: Trao đổi Như măng mọc thẳng
- Đọc: Những chú bé giàu trí tưởng tượng
- Luyện từ và câu: Luyện tập về nhân hóa
- Góc sáng tạo: Quan sát vườn cây
- Tự đánh giá: Cây tre Việt Nam
-
Bài 4: Kho báu của em
- Chia sẻ và đọc: Những thư viện đặc biệt
- Tự đọc sách báo: Tự đọc sách báo về sách và thư viện
- Viết: Luyện tập tả cây cối
- Nói và nghe: Kể chuyện Cô bé ham đọc sách
- Đọc: Những trang sách tuổi thơ
- Luyện từ và câu: Dấu ngoặc kép
- Viết: Luyện tập tả cây cối
- Đọc: Người thu gió
- Viết: Luyện tập tả cây cối
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Mỗi lần cầm sách giáo khoa
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Sách và thư viện
- Góc sáng tạo: Ngày hội đọc sách
- Tự đánh giá: Mẹ con cùng đọc
- Bài 5: Ôn tập giữa học kì I
-
Bài 6: Ước mơ của em
- Chia sẻ và đọc: Ở vương quốc tương lai: Công xưởng xanh
- Tự đọc sách báo: Tự đọc sách báo về ước mơ
- Viết: Luyện tập tả cây cối
- Nói và nghe: Tập kịch Ở Vương quốc Tương Lai
- Đọc: Ở Vương quốc Tương Lai (tiếp theo): Khu vườn kì diệu
- Luyện từ và câu: Động từ
- Viết: Luyện tập tả cây cối
- Đọc: Nếu chúng mình có phép lạ
- Viết: Viết đoạn văn tưởng tượng
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Theo đuổi ước mơ
- Luyện từ và câu: Luyện tập về động từ
- Góc sáng tạo: Diễn kịch Ở Vương quốc Tương Lai
- Tự đánh giá: Cánh diều tuổi thơ
-
Bài 1: Chân dung của em
-
Cộng đồng
-
Bài 7: Họ hàng, làng xóm
- Chia sẻ và đọc: Người cô của bé Hương
- Tự đọc sách báo: Tự đọc sách báo về họ hàng, làng xóm
- Viết: Trả bài tả cây cối
- Nói và nghe: Kể chuyện Cây hoa hồng bạch
- Đọc: Kỉ niệm xưa
- Luyện từ và câu: Tính từ
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng
- Đọc: Mảnh sân chung
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Anh đom đóm
- Luyện từ và câu: Luyện tập về tính từ
- Góc sáng tạo: Tình làng nghĩa xóm
- Tự đánh giá: Trời mưa
-
Bài 8: Người ta là hoa đất
- Chia sẻ và đọc: Ông Yết Kiêu
- Tự đọc sách báo: Tự đọc sách báo về tài năng, phẩm chất tốt đẹp của con người
- Viết: Viết đoạn văn kể về một câu chuyện mà em thích
- Nói và nghe: Trao đổi Tài năng con người
- Đọc: Nhà bác học của đồng ruộng
- Luyện từ và câu: Câu chủ đề của đoạn văn
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích
- Đọc: Ba nàng công chúa
- Viết: Trả bài viết đoạn văn tưởng tượng
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Tôn vinh sáng tạo
- Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn
- Góc sáng tạo: Triển lãm Tinh hoa đất Việt
- Tự đánh giá: Nữ tiến sĩ đầu tiên
-
Bài 9: Tài sản vô giá
- Chia sẻ và đọc: Đón Thần Mặt Trời
- Tự đọc sách báo: Tự đọc sách báo về sức khỏe và thầy thuốc
- Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích
- Nói và nghe: Kể chuyện Cứu người trước đã
- Đọc: Để học tập tốt
- Luyện từ và câu: Chủ ngữ
- Viết: Viết thư thăm hỏi
- Đọc: Chọn đường
- Viết: Luyện tập viết thư thăm hỏi
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Buổi sáng đi học
- Luyện từ và câu: Luyện tập về chủ ngữ
- Góc sáng tạo: Trò chơi Đố vui về sức khỏe
- Tự đánh giá: Nghìn thang thuốc bổ
- Bài 10: Ôn tập cuối học kì I
-
Bài 7: Họ hàng, làng xóm
-
Măng non
-
Tiếng Việt 4 - Tập 2
-
Cộng đồng
-
Bài 11: Trái tim yêu thương
- Chia sẻ và đọc: Món quà
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về lòng nhân ái
- Viết: Luyện tập viết thư thăm hỏi
- Nói và nghe: Kể chuyện Giếng nước của Ry-an
- Đọc: Buổi học cuối cùng
- Luyện từ và câu: Tra từ điển
- Viết: Luyện tập viết thư thăm hỏi
- Đọc: Những hạt gạo ân tình
- Viết: Luyện tập viết thư thăm hỏi
- Nói và nghe: Trao đổi Lòng nhân ái
- Đọc: Con sóng lan xa
- Luyện từ và câu: Vị ngữ
- Góc sáng tạo: Dự án Trái tim yêu thương
- Tự đánh giá: Tiếng hát buổi sớm mai
-
Bài 12: Những người dũng cảm
- Chia sẻ và đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về lòng dũng cảm
- Viết: Tả con vật
- Nói và nghe: Kể chuyện Chiếc tẩu
- Đọc: Xả thân cứu đoàn tàu
- Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ
- Viết: Trả bài viết thư thăm hỏi
- Đọc: Sự thật là thước đo chân lí
- Viết: Luyện tập tả con vật
- Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo
- Đọc: Người lính dũng cảm
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Dũng cảm
- Góc sáng tạo: Gương dũng cảm
- Tự đánh giá: Bông hồng thép
-
Bài 11: Trái tim yêu thương
-
Đất nước
-
Bài 13: Niềm vui lao động
- Chia sẻ và đọc: Đàn bò gặm cỏ
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về sự nghiệp xây dựng đất nước
- Viết: Luyện tập tả con vật
- Nói và nghe: Kể chuyện Chuyện của loài chim
- Đọc: Người giàn khoan
- Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang
- Viết: Luyện tập tả con vật
- Đọc: Đoàn thuyền đánh cá
- Viết: Luyện tập tả con vật
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Có thể bạn đã biết
- Luyện từ và câu: Dấu ngoặc đơn
- Góc sáng tạo: Cuộc sống quanh em
- Tự đánh giá: Diện mạo mới của Ea Lâm
-
Bài 14: Bài ca giữ nước
- Chia sẻ và đọc: Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về bảo vệ Tổ quốc
- Viết: Luyện tập tả con vật
- Nói và nghe: Kể chuyện Danh tướng Lý Thường Kiệt
- Đọc: Mít tinh mừng độc lập
- Luyện từ và câu: Trạng ngữ
- Viết: Luyện tập tả con vật
- Đọc: Bức ảnh
- Viết: Luyện tập tả con vật
- Nói và nghe: Trao đổi Tình yêu quê hương, đất nước
- Đọc: Trường Sa
- Luyện từ và câu: Trạng ngữ (tiếp theo)
- Góc sáng tạo: Những trang sử vàng
- Tự đánh giá: Chiếc võng của bố
- Bài 15: Ôn tập giữa học kì II
-
Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn
- Chia sẻ và đọc: Chiến công của những du kích nhỏ
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về tấm gương thiếu nhi yêu nước
- Viết: Viết báo cáo
- Nói và nghe: Kể chuyện Lên đường
- Đọc: Em bé Bảo Ninh
- Luyện từ và câu: Luyện tập về lựa chọn từ ngữ
- Viết: Luyện tập viết báo cáo
- Đọc: Phong trào Kế hoạch nhỏ
- Viết: Viết hướng dẫn thực hiện một công việc
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Mùa xuân em đi trồng cây
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Ý chí
- Góc sáng tạo: Lập kế hoạch nhỏ
- Tự đánh giá: Đoàn tàu mang tên Đội
-
Bài 13: Niềm vui lao động
-
Ngôi nhà chung
-
Bài 17: Khám phá thế giới
- Chia sẻ và đọc: Chẳng phải chuyện đùa
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về thế giới xung quanh
- Viết: Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm
- Nói và nghe: Kể chuyện Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon
- Đọc: Đường đi Sa Pa
- Luyện từ và câu: Luyện tập về lựa chọn từ ngữ
- Viết: Trả bài viết báo cáo
- Đọc: Ngọn đuốc trong đêm
- Viết: Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Bức mật thư
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Du lịch
- Góc sáng tạo: Vẽ tiếp sức
- Tự đánh giá: Lời thì thầm của khu vườn
-
Bài 18: Vì cuộc sống con người
- Chia sẻ và đọc: Chuyện cổ tích về loài người
- Tự đọc sách báo: Đọc sách báo về các phát minh, sáng chế
- Viết: Thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia
- Nói và nghe: Kể chuyện Lửa thần
- Đọc: Sáng tạo vì cuộc sống
- Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ Sáng chế, phát minh
- Viết: Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia
- Đọc: Nhà bác học Niu-tơn
- Viết: Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia
- Nói và nghe: Trao đổi Hướng dẫn làm một sản phẩm
- Đọc: Vòng quanh Trái Đất
- Luyện từ và câu: Quy tắc viết tên riêng của cơ quan, tổ chức
- Viết: Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia
- Đọc: Nụ cười Ga-ga-rin
- Viết: Viết hướng dẫn làm một sản phẩm
- Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo
- Đọc: Một trí tuệ Việt Nam
- Luyện từ và câu: Luyện tập viết tên riêng của cơ quan, tổ chức
- Viết: Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia
- Góc sáng tạo: Em làm đồ chơi
- Tự đánh giá: Nhà phát minh sáu tuổi
- Bài 19: Ôn tập cuối năm học
-
Bài 17: Khám phá thế giới
-
Cộng đồng