Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 1
Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang giúp các em học sinh lớp 4 biết cách sử dụng dấu gạch ngang, dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 15, 16.
Dấu gạch ngang dùng để đánh dấu phần chú thích, chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại, các ý trong một đoạn liệt kê. Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang - Bài 1: Chân dung của em - Chủ điểm Măng non theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang Cánh diều
Soạn Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều trang 15, 16
Nhận xét
Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng làm gì?
NHÂN VẬT TRONG CÁC CÂU CHUYỆN, BÀI THƠ ĐÃ HỌC
- Bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
- Hồng trong câu chuyện Làm chị.
- Bạn nhỏ trong câu chuyện Cái răng khểnh.
- Minh trong câu chuyện Vệt phấn trên mặt bàn.
- Bạn nhỏ trong câu chuyện Những vết đinh.
Trả lời:
Dấu gạch ngang trong bảng sau được dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê tên các nhân vật trong các câu chuyện, bài thơ đã học.
Luyện tập
Câu 1: Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Trả lời:
Trẻ em có bổn phận sau đây:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn;
- Thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè;
- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em, trong đó có sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.
Trả lời:
Mẫu 1:
Em là một học sinh lớp 4. Ở nhà hay trên trường bố mẹ, thầy cô luôn dạy cho em những điều hay lẽ phải. Điều đó đã khiến em trở thành một người con ngoan trò giỏi:
- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ;
- Kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn;
- Thương yêu em nhỏ; đoàn kết với bạn bè;
- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Mẫu 2:
Em là một người có những đức tính tốt đáng khâm phục.
- Trước hết, em là một người rất trung thực - luôn nói thật và làm đúng điều đúng lúc.
- Thứ hai, em là người rất nhân ái, luôn quan tâm và giúp đỡ những người xung quanh mình. Em luôn lắng nghe và chia sẻ, giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
- Thứ ba, em là một người rất cần cù và kiên trì trong công việc. Em không bao giờ bỏ cuộc và luôn cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc của mình. Bằng sự cần cù và kiên trì đó, em đã đạt được nhiều thành tựu trong cuộc sống.
- Cuối cùng, em là người có tình yêu thương và trân trọng gia đình. Em luôn biết quan tâm, chăm sóc và yêu thương những người thân yêu của mình. Em hy vọng những đức tính tốt này sẽ giúp em trở thành một con người tốt và có ích trong xã hội.
>> Xem thêm: Viết một đoạn văn ngắn kể về những đức tính tốt của em
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

-
thảo ThạchThích · Phản hồi · 0 · 31/07/22
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Phân tích ba khổ cuối bài thơ Bếp lửa
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích hai khổ thơ cuối bài Đoàn thuyền đánh cá
-
Văn mẫu lớp 9: Phân tích khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá
-
Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Phân tích tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về thói ăn chơi đua đòi của giới trẻ hiện nay
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích 8 câu thơ đầu bài Chí khí anh hùng (Dàn ý + 8 mẫu)
-
Sổ tay Ô tô - Ebook tiếng Việt
-
Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Kết nối tri thức - Tuần 32
-
Phân tích tác phẩm Mua nhà của Nam Cao
-
Văn mẫu lớp 10: Tóm tắt tác phẩm Người ở bến sông Châu
Mới nhất trong tuần
-
Viết: Luyện tập thuật lại một sự việc được chứng kiến hoặc tham gia - Tiếng Việt 4 Cánh diều
1.000+ -
Viết: Viết hướng dẫn sử dụng một sản phẩm - Tiếng Việt 4 Cánh diều
1.000+ -
Viết: Luyện tập viết báo cáo - Tiếng Việt 4 Cánh diều
100+ -
Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo - Tiếng Việt 4 Cánh diều
100+ -
Nói và nghe: Kể chuyện Lên đường - Tiếng Việt 4 Cánh diều
1.000+ -
Viết: Viết báo cáo - Tiếng Việt 4 Cánh diều
1.000+ -
Nói và nghe: Kể chuyện Danh tướng Lý Thường Kiệt - Tiếng Việt 4 Cánh diều
1.000+ -
Góc sáng tạo: Cuộc sống quanh em
1.000+ -
Góc sáng tạo: Gương dũng cảm
1.000+ -
Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều
100+