Văn mẫu lớp 9: Tổng hợp kết bài Phò giá về kinh (15 mẫu) Kết bài Phò giá về kinh
Kết bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải tuyển chọn 15 kết bài cô đọng, súc tích nhất, giúp các em học sinh có thêm nhiều cách viết kết bài phân tích, cảm nhận bài thơ,... thật hay.
Kết bài Phò giá về kinh giúp đúc kết, tổng hợp lại những giá trị cốt lõi của bài viết, nhằm tạo ấn tượng sâu sắc tới người đọc. Mời các em cùng tham khảo 15 kết bài Phò giá về kinh trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com để có thêm nhiều ý tưởng mới cho đoạn kết bài của mình:
Tổng hợp kết bài Phò giá về kinh
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 1
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 2
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 3
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 4
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 5
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 6
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 7
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 8
- Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 9
- Kết bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình
- Kết bài cảm nghĩ bài Phò giá về kinh
Kết bài phân tích Phò giá về kinh
Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 1
Tác phẩm “Phò giá về kinh” vang lên cùng với sông núi, mang tầm vóc lớn lao. Bài thơ chính là khúc khải hoàn ca của ngày chiến thắng trở về.
Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 2
“Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng; ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.
Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 3
Với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ngắn gọn mà dồn nén cảm xúc, “phò giá về kinh” của Trần Quốc Tuấn vừa ngợi ca chiến thắng hào hùng của dân tộc, vừa thể hiện niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. Bài thơ được xem là bản hùng ca hòa trong dàn đồng ca yêu nước của dân tộc cùng với các tác phẩm như Nam Quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo… Những khúc ca ấy đã khơi gợi trong mỗi chúng ta tình yêu đất nước và ý thức bảo vệ, xây dựng, giữ gìn đất nước trong mỗi người.
Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 4
Bài thơ “Phò giá về kinh” đã thể hiện được hào khí Đông A một thời. Bài thơ cũng đã nhắc nhở con người phải giữ gìn và bảo vệ nền hòa bình của quốc gia.
Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 5
Chỉ bằng bốn câu thơ ngắn gọn, Trần Quang Khải đã thể hiện được khí thế hào hùng và bày tỏ được khát vọng xây dựng đất nước, giữ gìn hòa bình. Bài thơ cũng là một lời nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước .
Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 6
Bài thơ “Phò giá về kinh” với ngôn ngữ chọn lọc, cô đọng giàu sức biểu cảm đã cho thấy hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trịnh của nhân dân đời Trần. Đồng thời, tác giả Trần Quang Khải cũng đã khẳng định chân lí vừa mang ý nghĩa thời sự vừa mang ý nghĩa lịch sử:
“Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy ngàn thu”
Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 7
“Phò giá về kinh” đã ra đời đến mấy trăm năm lịch sử nhưng giá trị mà bài thơ để lại vẫn còn vẹn nguyên cho đến ngày nay. Vị danh tướng tài ba - một nhà thơ lớn của dân tộc Trần Quang Khải đã dành hết tâm tư của mình cho bài thơ, nhắn nhủ đến toàn thể nhân dân, chính đoàn kết là sức mạnh dẫn đến chiến thắng. Đồng thời cũng nêu lên tinh thần tự hào dân tộc và nhắc nhở mọi người cần tu dưỡng tài năng, đạo đức cống hiến của tổ quốc.
Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 8
Bằng cách nói chân thành, với câu chữ giản dị, mộc mạc, “Tụng giá hoàn kinh sư” đã thể hiện hào khí chiến thắng vang dội và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta trong thời đại nhà Trần.
Kết bài phân tích Phò giá về kinh - Mẫu 9
“Tụng giá hoàn kinh sư” đã thể hiện hào khí chiến thắng cũng như khát vọng thái bình của nhân dân ta trong thời đại nhà Trần. Bài thơ giống như một khúc ca khải hoàn mang hào khí Đông A sôi nổi, hào hùng.
Kết bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình
Kết bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình - Mẫu 1
Bài thơ “Tụng giá hoàn kinh sư” đã mở ra bằng hào khí chiến thắng và khép lại bằng khát vọng hoà bình. Hai nguồn cảm xúc lớn lao ấy đã nâng bài thơ lên một tầm cao để nghìn đời sau người đời còn được chiêm ngưỡng.
Kết bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình - Mẫu 2
Đọc bài thơ “"Tụng giá hoàn kinh sư” của tác giả Trần Quang Khải, mỗi chúng ta không chỉ cảm thấy tự hào về truyền thống đấu tranh giữ nước bất khuất của cha ông, mà hơn thế nữa chúng ta còn tự hào bởi lịch sử ngàn xưa đã chứng minh Việt Nam luôn là một đất nước khao khát cuộc sống thái bình!
Kết bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình - Mẫu 3
Hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình là tư tưởng chủ đạo âm vang xuyên suốt tác phẩm “Phò giá về kinh”. Bài thơ tuy ngắn nhưng ý nghĩa đong đầy, chứa đựng ước mong, suy nghĩ của một tư tưởng lớn, một nhân cách lớn.
Kết bài phân tích hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình - Mẫu 4
Bài thơ làm sống dậy ở người đọc tình yêu nước, tinh thần dân tộc mà mang đến cảm nhận chân thực về những năm tháng hào hùng, oanh liệt của dân tộc và thấy được ý nghĩa lớn lao của tự do, hoà bình. Hơn ai hết, là những thế hệ trẻ của tương lại, em sẽ nỗ lực và phấn đấu hết mình để tiếp tục góp phần vào xây dựng đất nước, tiếp nối lời dạy, niềm nhắn nhủ của cha ông xưa" các vua hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước".
Kết bài cảm nghĩ bài Phò giá về kinh
Kết bài cảm nghĩ bài Phò giá về kinh - Mẫu 1
Tóm lại, “Phò giá về kinh” là một bài thơ tứ tuyệt cô đọng, hàm súc. Bài thơ còn nguyên giá trị đến muôn đời sau về bài học bảo vệ nền hòa bình của mỗi quốc giá.
Kết bài cảm nghĩ bài Phò giá về kinh - Mẫu 2
Như vậy, chỉ với bốn câu thơ, Trần Quang Khải đã thể hiện được hào khí của dân tộc. Đồng thời, Phò giá về kinh còn gửi gắm khát vọng về quốc gia thịnh trị vẫn còn nguyên giá trị đến muôn đời.