Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống lớp 9
Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) gồm 3 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 dễ dàng đưa ra ý kiến, lập luận thật chặt chẽ để hoàn thiện bài nói của mình.
Chiến tranh thực sự là một nỗi ám ảnh và đáng sợ với tất cả con người. Vậy nên chúng ta hãy đoàn kết chống lại chiến tranh và bảo vệ hòa bình của nhân loại. Mời các em cùng tham khảo bài viết để trả lời câu hỏi tiết Nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống - Bài 4: Truyện ngắn SGK Ngữ văn 9 Cánh diều tập 1 trang 106.
Đề bài: Chia sẻ những suy nghĩ của em về chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê)
Chia sẻ những suy nghĩ của em về chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu”
Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 1
Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê).
Thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh trước khi đạt được nền hòa bình hiện tại. Tuy nhiên, dù sống trong hòa bình, hậu quả của những cuộc chiến đó vẫn còn tồn tại.
Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ về khái niệm "chiến tranh". Đơn giản mà nói, chiến tranh là một hiện tượng xã hội lịch sử, là cuộc đấu tranh giữa các quốc gia, tầng lớp, và lực lượng chính trị có mâu thuẫn lợi ích kinh tế hoặc chính trị với nhau. Một cuộc chiến tranh có thể diễn ra dưới dạng xung đột quân sự như hai cuộc Đại chiến thế giới trong thế kỷ XX, hoặc không có xung đột quân sự như cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.
Vậy tại sao một cuộc chiến tranh lại xảy ra? Theo các nhà nghiên cứu về chiến tranh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chiến tranh, nhưng có một nguyên nhân chính là xung đột, tranh chấp về quyền lợi kinh tế hoặc chính trị giữa các quốc gia và dân tộc. Trước khi chiến tranh xảy ra, nhân loại đã phải chịu đựng một xã hội đầy bất công và mục nát. Chỉ khi mọi thứ vượt qua giới hạn, cuộc chiến tranh mới bùng nổ. Ví dụ, Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nổ ra nhằm tranh giành và chia lại thuộc địa giữa các nước thực dân, đó là một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ban đầu có vẻ là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, với lý tưởng bảo vệ nhân dân An Nam. Tuy nhiên, thực chất, họ muốn đồng hóa dân tộc ta, biến chúng ta thành nô lệ của họ...
Khi xảy ra một cuộc chiến tranh, tất nhiên sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho cả những nước tham chiến và toàn nhân loại trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề nhất phải kể đến là những hậu quả về con người. Hàng nghìn người đã hy sinh trong chiến tranh, bao gồm cả những người lính trực tiếp tham gia và những người dân vô tội mất mạng do chiến tranh. Những người này đều là những con người vô danh, không tên không tuổi. Một số may mắn sống sót sau cuộc chiến, nhưng lại phải chịu đau đớn kép khi trở về cuộc sống bình thường. Họ gánh chịu nỗi đau về thể xác, bao gồm những thương binh và những bệnh nhân chất độc da cam. Nỗi đau về tinh thần cũng hiện diện, gồm những dư chấn của chiến tranh và những ký ức đáng sợ về bom đạn, sự mất mát người thân và sự tan rã gia đình.
Chiến tranh không chỉ để lại hậu quả về con người, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng cho môi trường thiên nhiên. Vùng chiến trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải hóa học sử dụng trong chế tạo bom mìn và chất độc hóa học được giải phóng xuống đất. Điều này không chỉ gây hại cho con người, mà còn phá hủy rừng rậm và môi trường sống của động vật. Sông suối bị ô nhiễm nghiêm trọng, các cánh đồng không thể được trồng trọt và tưới tiêu bởi người nông dân. Hơn nữa, chiến tranh phá hủy nhiều công trình vĩ đại mà con người đã xây dựng. Cuộc chiến làm suy yếu kinh tế của các bên tham chiến, khiến tài nguyên tập trung vào cuộc chiến đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, dù chiến thắng hay thua, các nước tham chiến đều đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình là sau Thế chiến II, các quốc gia hàng đầu về kinh tế như Anh, Pháp và Mỹ đã rơi vào khủng hoảng kinh tế. Kinh tế suy thoái gây nạn đói, giảm trình độ dân trí và làm cho đất nước trở nên nghèo nàn và lạc hậu. Những cuộc chiến tranh cũng gây căng thẳng cho quan hệ quốc tế và gây khó khăn nghiêm trọng cho việc hợp tác giữa các quốc gia, đe dọa sự phát triển của nhân loại.
Là người dân Việt Nam, chúng ta không thể quên những cuộc chiến mà dân tộc ta đã phải trải qua. Từ khi đất nước mới được xây dựng, chúng ta đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến xâm lược từ các nước láng giềng. Trong số đó, những cuộc chiến gây tổn thất nặng nề nhất là cuộc chiến bảo vệ đất nước suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc, và hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Với một biên giới rộng lớn và lâu đời, đất nước ta đã phải chịu sự xâm lược của phương Bắc từ rất lâu. Trong suốt hàng ngàn năm sống chung với sự đô hộ từ phương Bắc, nền văn hóa của người Việt đã dần bị ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Các tư tưởng như trọng nam khinh nữ, công dung ngôn hạnh... vẫn còn hiện hữu sâu trong suy nghĩ của nhiều người cho đến ngày nay. Cuộc sống của dân tộc ta trong thời kỳ đó đã rất khốn khó. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hàng ngàn người con Việt Nam đã hy sinh, và có bao nhiêu tên tuổi trẻ đã ra đi khi mới 18, 20 tuổi, mang trong mình những khát vọng tươi trẻ như những cô gái ngã ba Đồng Lộc, anh chàng Kim Đồng... Chiến tranh đã tàn phá đất nước ta, với đói kém và sự thiếu thốn kéo theo đó là sự xâm lược của giặc ngoại. Vào năm 1945, hơn hai triệu người Việt chết đói, 90% dân số nước ta còn mù chữ. Những hậu quả để lại đã kéo dài cho đến tận bây giờ, từ những bệnh nhân chất độc màu da cam đến những tổn thương tinh thần (những cảnh ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất người thân...).
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng chiến tranh thực sự là một từ ám ảnh và đáng sợ với tất cả con người. Mỗi người, mỗi dân tộc và mỗi quốc gia hãy đoàn kết chống lại chiến tranh và bảo vệ hòa bình của nhân loại.
Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 2
Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê).
Lịch sử nhân loại đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn đầy máu và nước mắt. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến là những cuộc chiến tranh và hậu quả của nó. Chiến tranh là việc mỗi quốc gia chưa bằng lòng với lãnh thổ của mình mà đem quân đội đi đánh chiếm quốc gia khác nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ hoặc củng cố chính trị, nhưng chiến tranh cũng làm cho số phận mỗi con người trở nên mong manh, ngắn ngủi và vô vọng hơn giống như số phận của ông lão trong Ông lão bên chiếc cầu của nhà văn Hê-minh-uê.
Chiến tranh là một hoạt động sai trái và bất nhân mà công dân trên khắp thế giới cần đả đảo và ngăn cản. Trên thế giới đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu và để lại hậu quả vô cùng nặng nề cho con người mà lịch sử đã ghi chép lại khiến chúng ta ám ảnh. Chiến tranh có sức tàn phá nặng nề, thiệt hại to lớn, mất mát, rạn nứt tình người, chính vì thế con người cần có nhận thức đúng đắn và ngăn chặn sớm mọi mầm mống của chiến tranh.
Khi một cuộc chiến tranh xảy ra, ắt hẳn sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân những nước tham chiến cũng như toàn nhân loại trên nhiều phương diện. Nhưng có lẽ hậu quả nặng nề nhất phải kể đến là về con người. Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh. Họ có thể là những người lính trực tiếp tham gia chiến tranh. Họ cũng có thể chỉ là những người dân vô tội vì chiến tranh mà mất đi mạng sống của mình. Nhưng họ có một điểm chung, đều là những con người vô danh, không tên không tuổi. Có những người may mắn sống sót sau khi cuộc chiến kết thúc nhưng trở lại cuộc sống bình thường họ lại mang trong mình hai nỗi đau. Một nỗi đau về thể xác, đó là các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam… Một nỗi đau về tinh thần, đó là những dư chấn của cuộc chiến, những ám ảnh về chết chóc bom đạn, nỗi đau khi mất đi người thân, gia đình bị ly tán…
Không chỉ để lại hậu quả về con người, chiến tranh còn có sức tàn phá ghê gớm đối với môi trường thiên nhiên. Ô trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi những chất thải hóa học dùng để chế tạo bom mìn, các chất độc hóa học giải xuống mặt đất không chỉ gây hại cho con người mà còn phá hủy những cánh rừng, động vật tự nhiên mất đi môi trường sống. Những dòng sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, những cánh đồng khô hạn không được trồng trọt tưới tiêu bởi người nông dân. Không chỉ vậy, chiến tranh còn phá hủy vô số những công trình xây dựng vĩ đại của nhân loại. Một cuộc chiến xảy ra khiến cho nền kinh tế của các bên tham chiến đổ dồn vào cuộc chiến ấy. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, dù giành chiến thắng hay thua cuộc, các nước tham chiến đều phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Một ví dụ điển hình như sau cuộc đại chiến thế giới, các nước đứng đầu về kinh tế như Anh, Pháp, Mỹ đều rơi vào các cuộc khủng hoảng kinh tế. Kinh tế không phát triển khiến cho người dân đói khổ, trình độ dân trí thấp và đất nước trở nên nghèo nàn lạc hậu. Các cuộc chiến tranh xảy ra khiến cho mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng hơn, việc hợp tác giữa các quốc gia cũng trở nên khó khăn đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển của nhân loại.
Như vậy, có thể thấy, chiến tranh thực sự là một từ ám ánh và đáng sợ với toàn nhân loại. Mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia hãy cùng đồng lòng chống lại chiến tranh, bảo vệ nền hòa bình của nhân loại. Bên cạnh đó, chúng ta cần có hành vi ngăn chặn, lên án những hành vi làm nhen nhóm lên cuộc chiến tranh, chủ trương sống vì hòa bình. Các bạn học sinh cần có ý thức học tập, trau dồi bản thân, trở thành một công dân có ích. Mỗi người một hành động nhỏ, một đóng góp nhỏ sẽ tạo thành khối sức mạnh dân tộc to lớn, hãy yêu quý nền hòa bình và bảo vệ nền hòa bình đáng quý của toàn nhân loại.
Suy nghĩ về chiến tranh và số phận con người qua truyện Ông lão bên chiếc cầu - Mẫu 3
Xin chào cô giáo và các bạn, em tên là Nguyễn Thị Hoa, học sinh lớp 9A, trường THCS An Thượng, hôm nay em xin trình bày vấn đề: chiến tranh và số phận con người qua truyện “Ông lão bên chiếc cầu” (Hê-minh-uê).
Chiến tranh từng nổ lên trên mảnh đất quê hương này. Thế hệ ngày nay làm sao có thể hiểu hết những gian khổ mà chiến tranh đã gây ra khi đang sống hạnh phúc tận hưởng nền hòa bình, độc lập? Nhưng chúng ta có thể tìm hiểu nó bằng cách đọc nhiều bài viết về chiến tranh, tra từ điển và rút ra được rằng, chiến tranh chính sự tổ chức, tranh chấp của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước với nhau.
Với riêng nhân loại, chiến tranh còn là nỗi ám ảnh ghê sợ của một thời máu lửa, chồng chéo đau thương và là thứ đã cướp đi sự sống của bao con người. Trước khi xảy ra chiến tranh, nhân loại phải hứng chịu một xã hội đầy tranh chấp, bị mục nát, thối rữa. Kinh tế đổ dồn vào chiến tranh, con người chịu đói khổ, mất mát. Chiến tranh xảy ra, mọi ngành kinh tế đều bị trì trệ rồi sụp đổ. Nền kinh tế bắt đầu chỉ phục vụ cho chiến tranh. Chỉ còn lại công nghiệp nặng, tất cả mọi thứ đều sản xuất ra chỉ để phục vụ cho chiến tranh. Mọi thứ chỉ quanh quẩn ở chuyện sản xuất súng đạn, thuốc men, vải, thực phẩm phục vụ cho chiến tranh. Tiền bắt đầu mất giá nhanh đến chóng mặt, mất giá đến nỗi tiền chỉ còn là giấy, vàng chỉ còn là kim loại. Có tiền, có vàng cũng chẳng mua được gì vì lúc này thực phẩm và thuốc men mới là thứ quan trọng và khan hiếm đến nối không có để sử dụng. Ruộng nương đều phải trồng những loại cây phục vụ cho chiến tranh như cao su, bông, đai. Người nông dân phải đi phục vụ cho hậu cần, làm việc không công. Tất cả mọi người, từ trẻ em cho đến người già, ai có thể làm việc được đều phải làm việc phục vụ cho chiến tranh.
Chiến tranh bùng nổ khi giới hạn của tình thương đạt đến đỉnh điểm không thể níu giữ được nữa. Chúng ta biết nhân loại đã trải qua bao cuộc chiến đẫm máu là Chiến tranh thế giới thứ Nhất, Chiến tranh thế giới thứ Hai ở thế kỉ XX. Dù đã sang thế kỉ XXI nhưng tàn dư của nó vẫn còn lại ít nhiều. Chẳng kể đến khi học lịch sử, ta đều đã thấy sức tàn phá của nó nặng nề như thế nào, hàng nghìn quả bom bị ném vào cả triệu con người vô tội. Nhật Bản sau chiến tranh mất nhiều năm để gây dựng lại đất nước, những quốc gia thua cuộc lâm vào khủng hoảng. Khắp nơi nơi trên thế giới rơi vào cảnh không nhà, không người thân, lâm vào khốn cùng. Không cần đi xa ra thế giới, quay về Việt Nam, lịch sử Việt Nam từng trải qua biết bao cuộc xâm lược, đấu tranh để đổi lấy nền độc lập ngày hôm nay.
Chiến tranh, bao thanh niên phải lên đường từ giả mẹ già, con thơ để ra chiến trường, đi mà không biết ngày về. Ngày nay nhìn những ngôi mộ liệt sĩ nằm dài theo dọc miền đất nước ta không khỏi xót xa và căm hận chiến tranh. Không chỉ để lại đau thương cho những con người thời chiến ngày ấy. Đừng nghĩ chiến tranh là họ chỉ đánh nhau mà để cho dân được yên ổn. Không hề, bất kỳ cuộc chiến nào, một khi phe tấn công tràn đến đâu thì họ sẽ cướp bóc, giết chóc đến đấy không chừa một ai. Đừng nghĩ người dân sẽ được yên ổn. Họ đánh để họ chiếm đất, họ chiếm tài nguyên chứ không phải để gánh một đống người dân, không có ăn lại còn phải lo cho dân nữa, không hề. Nhưng những chuyện như vậy đều bị giấu kín nên hầu như không ai biết cả. Cho đến bây giờ khi đã sống giữa thời bình những ám ảnh về năm tháng bom đạn vẫn không ngừng ẩn hiện trong giấc mơ người lính. Có người lính già bao năm chinh chiến, ngày trở về vợ, con không nhận ra. Hay nhiễm trong mình chất độc màu da cam, di truyền cho bao thế hệ con cháu trong gia đình.
Có thể nói tàn dư mà chiến tranh để lại ta chẳng thể đếm hết được bằng những con số. Thời gian dường như phai mờ tất cả nhưng những hồi ức về chiến tranh, chiến trường cứ mãi ăn sâu vào tâm trí bao người. Chung quy, chiến tranh bùng nổ cũng bởi sự ích kỉ của con người, ham mê lợi ích trước mắt mà đem lầm than gieo vào đầu người dân vô tội. Tất yếu chiến tranh có cuộc chiến phi nghĩa và cuộc chiến chính nghĩa.
Nếu chiến tranh vì bảo vệ chính nghĩa, những điều đúng đắn được cả thế giới ủng hộ nhằm đổi lấy hòa bình thì ta có thể chấp nhận đánh đổi. Nhưng cũng có những cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ vì tranh giành đất đai, quyền lực mà đem tính mạng của quân dân nướng trên ngọn lửa hung tàn. Những cuộc chiến đó cần được lên án và sớm ngăn chặn.