Toán 8 Bài 1: Khái niệm hàm số Giải Toán 8 Chân trời sáng tạo trang 6, 7, 8, 9 - Tập 2
Giải Toán 8 tập 2 trang 9 giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi phần hoạt động và 5 bài tập trong SGK bài Khái niệm hàm số thuộc chương 5 Hàm số và đồ thị được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Toán lớp 8 tập 2 trang 9 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh học tốt môn Toán 8 Chân trời sáng tạo. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Toán 8 trang 9 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng theo dõi.
Giải Toán 8 Bài 1: Khái niệm hàm số
Phần Hoạt động
Hoạt động 1 trang 6 Toán 8 tập 2
a) Nhiệt độ cơ thể d (oC) của bệnh nhân theo thời gian h (giờ) trong ngày được ghi trong bảng sau:
H (giờ) | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
d (oC) | 36 | 37 | 36 | 37 | 38 | 37 | 38 | 39 | 39 |
Ứng với mỗi giờ em đọc được bao nhiêu số chỉ nhiệt độ?
b) Thời gian t (giờ) để một vật chuyển động đều đi hết quãng đường 180 km tỉ lệ nghịch với vận tốc v (km/h) của nó theo công thức: \(t=\frac{180}{v}\).
Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của t khi v lần lượt bằng 10; 20; 30; 60; 180. Ứng với mỗi giá trị của đại lượng v em tính được bao nhiêu giá trị của đại lượng t?
Gợi ý đáp án
a) Ứng với mỗi giờ em đọc được 1 số chỉ nhiệt độ.
b) Với v = 10, \(t=\frac{180}{10}=18\) (giờ)
v = 20, \(t=\frac{180}{20}=9\) (giờ)
v = 30, \(t=\frac{180}{30}=6\) (giờ)
v = 60, \(t=\frac{180}{60}=3\) (giờ)
v = 180, \(t=\frac{180}{180}=1\) (giờ)
Ta có bảng các giá trị tương ứng:
t | 10 | 20 | 30 | 60 | 180 |
v | 18 | 9 | 6 | 3 | 1 |
Ứng với mỗi giá trị của đại lượng v em tính được 1 giá trị của đại lượng t.
Hoạt động 2 trang 7 Toán 8 Tập 2
Cho biết đại lượng y được tính theo đại lượng x như sau:
y = 2x + 3
x | 1 | 2 | 3 | 4 | ... |
y = 2x + 3 | 5 | 7 | 9 | ... | ... |
a) Tính y khi x = 4
b) Cho x một giá trị tùy ý, tính giá trị tương ứng của y.
Gợi ý đáp án
a) Với x = 4 ta có y = 2 . 4 + 3 = 11
b) Cho x = 0 ta có y = 2 . 0 + 3 = 3
Phần Bài tập
Bài 1 trang 9 Toán 8 tập 2
Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong các bảng sau. Trong mỗi trường hợp, hãy cho biết đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không.
a)
x | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
y | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
b)
Gợi ý đáp án
a) Dựa vào bảng, ta thấy với một giá trị của x ta chỉ nhận được một giá trị của y tương ứng, do đó đại lượng y là hàm số của đại lượng x.
b) Dựa vào bảng, ta thấy tồn tại một giá trị của x ta có thể nhận được hai giá trị của y tương ứng, do đó đại lượng y không là hàm số của đại lượng x.
Bài 2 trang 9 Toán 8 tập 2
Cho hàm số y = f(x) = 3x.
a) Tính f(1); f(−2); \(f\left(\frac{1}{\left(3\right)}\right)\)
b) Lập bảng các giá trị tương ứng của y khi x lần lượt nhận các giá trị: −3; −2; −1; 0; 1; 2; 3.
Gợi ý đáp án
a) Ta có:
• f(1) = 3.1 = 3 ;
• f(−2) = 3.(−2) = −6 ;
\(f\left(\frac{1}{\left(3\right)}\right)=3\frac{1}{3}=1\)
b) Ta có f(−3) = 3.(−3) = −9; f(−1) = 3.(−1) = −3;
f(0) = 3.0 = 0; f(2) = 3.2 = 6; f(3) = 3.3 = 9.
Từ đó ta có bảng sau:
x | −3 | −2 | −1 | 0 | 1 | 2 | 3 |
y = 3x | −9 | −6 | −3 | 0 | 3 | 6 | 9 |
Bài 3 trang 9 Toán 8 tập 2
Cho hàm số y = f(x) = x 2 + 4. Tính f(−3); f(−2); f(−1); f(0); f(1).
Gợi ý đáp án
• f(−3) = (−3)2 + 4 = 9 + 4 = 13 ;
• f(−2) = (−2)2 + 4 = 4 + 4 = 8 ;
• f(−1) = (−1)2 + 4 = 5 ;
• f(0) = 0 + 4 = 4 ;
• f(1) = 1 + 4 = 5 .
Vậy f(−3) = 13 ; f(−2) = 8 ; f(−1) = 5 ; f(0) = 4 ; f(1) = 5 .
Bài 4 trang 9 Toán 8 tập 2
Khối lượng m (g) của một thanh sắt có khối lượng riêng là 7,8 kg/dm 3 tỉ lệ thuận với thể tích V (cm 3 ) theo công thức m = 7,8V. Đại lượng m có phải là hàm số của đại lượng V không? Nếu có, tính m(10); m(20); m(30); m(40); m(50).
Gợi ý đáp án
Đại lượng m là hàm số của đại lượng V vì với mỗi một giá trị của V ta luôn chỉ xác định được một giá trị của m.
Ta có: m = 7,8V
m(10) = 7,8.10 = 78;
m(20) = 7,8.20 = 156;
m(40) = 7,8.40 = 312;
m(50) = 7,8.50 = 390.
Bài 5 trang 9 Toán 8 tập 2
Thời gian t(giờ) của một vật chuyển động đều trên quãng đương 20km tỉ lệ nghịch với tốc độ v (km/h) của nó theo công thức \(t=\frac{20}{v}\) . Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của t khi v lần lượt nhận các giá trị 10; 20; 40; 80.
Gợi ý đáp án
Với v = 10 ta có \(t=\frac{20}{10}=2\)
Với v = 20 ta có \(t=\frac{20}{20}=1\)
Với v = 40 ta có \(t=\frac{20}{40}=0,5\)
Với v = 80 ta có \(t=\frac{20}{80}=0,25\)
Khi đó, ta có bảng sau:
v (km/h) | 10 | 20 | 40 | 80 |
t (giờ) | 2 | 1 | 0,5 | 0,25 |
Link Download chính thức:
![👨](https://download.vn/Themes/Default/images/icon-comment.png)