Soạn bài Hai bàn tay em trang 47 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 1 - Tuần 6
Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Bài 3: Hai bàn tay em giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 47, 48, 49.
Qua đó, các em tìm các sự vật được so sánh với nhau. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Tập đọc Hai bàn tay em của Bài 3 Chủ đề Những búp măng non. Mời thầy cô và các em tham khảo bài Tập đọc lớp 3 tuần 6 trong bài viết dưới đây:
Soạn bài Hai bàn tay em Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 4: Hai bàn tay em
Câu 1
Hát một bài hát về đôi bàn tay.
Câu 2
Trao đổi: Đôi bàn tay giúp em làm những việc gì?
Gợi ý trả lời:
Em thấy, bàn tay của em đã làm được nhiều công việc khác nhau như: tập viết chữ, vẽ tranh, múa, quét nhà, nhặt rau, nghe điện thoại, chải tóc, tưới cây, sắp xếp đồ đạc trong nhà...
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 4: Hai bàn tay em
Đọc và trả lời câu hỏi
Hai bàn tay em
(trích)
Hai bàn tay em | Tay em đánh răng |
Đêm em nằm ngủ | Giờ em ngồi học |
Có khi một mình Huy Cận |
Giải nghĩa từ:
- Giăng giăng: dàn ra theo chiều ngang
Câu 1: Trong khổ thơ đầu, hai bàn tay của bạn nhỏ được so sánh với hình ảnh nào?
Gợi ý trả lời:
Hai bàn tay của bạn nhỏ được so sánh với hoa đầu cành.
Câu 2: Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Khi bạn nhỏ ngủ, hai bàn tay ngủ cùng, một tay bên má và một tay bên lòng.
- Khi bạn nhỏ đánh răng, hai bàn tay đánh răng trắng như hoa nhài.
- Khi bạn nhỏ học bài, bàn tay siêng năng viết từng hàng chữ trên vở của bạn nhỏ.
- Khi bạn nhỏ một mình, bạn nhỏ thủ thỉ với đôi bàn tay rằng bạn yêu quý hai bàn tay.
Câu 3: Em thích nhất hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em thích nhất là chi tiết khi bạn nhỏ một mình, bạn nhỏ thủ thỉ với đôi bàn tay. Hình ảnh này làm em cảm thấy bạn nhỏ và đôi bàn tay giống như hai người bạn thân thiết, luôn yêu thương và chia sẻ cùng nhau.
Câu 4: Nói về những việc em nên làm để giữ gìn đôi bàn tay.
Gợi ý trả lời:
Em nên giữ đôi tay sạch sẽ, em thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sau khi đi chơi, đi học về, sau khi đi vệ sinh...
Đọc một bài đọc về thiếu nhi
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.
b. Chia sẻ với bạn cách em tìm bài đã đọc.
Gợi ý trả lời:
a. Viết vào Phiếu đọc sách
- Tên bài đọc: Mưa
- Tác giả: Trần Đăng Khoa (1967)
- Sách, báo: Tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968)
- Nội dung: Miêu tả cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê, qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của tác giả Trần Đăng Khoa.
b. Em có thể tham khảo một số cách sau:
- Em tìm được trên báo: Báo Nhi đồng, Báo Thiếu niên Tiền Phong,…
- Em tìm trong sách thơ, truyện dành cho thiếu nhi.
Viết: Đường đến trường
Câu 1: Nghe – viết:
Gợi ý trả lời:
- Viết hoa chữ cái đầu câu và những chữ tên riêng, những chữ đầu sau dấu chấm.
- Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu phẩy giữa câu và dấu chấm cuối câu.
Câu 2: Tìm tiếng có chữ d hoặc chữ gi phù hợp với mỗi chỗ trống:
Gợi ý trả lời:
- thúc giục, thể dục, phút giây, sợi dây
- giao bài, giàn bầu, dày cộp, giày dép
Câu 3: Tìm 3 - 4 từ ngữ:
Gợi ý trả lời:
a.
- Vần ay: may mắn, bàn tay, máy bay, say sưa,…
- Chữ ây: đám mây, cây xanh, xây dựng, cuộn dây,…
b.
- Chữ uôc: viên thuốc, bạch tuộc, dây buộc, bó đuốc,…
- Chữ uôt: rét buốt, con chuột, ruột thịt, trong suốt,…
Luyện từ và câu: So sánh
Câu 1: Tìm các sự vật được so sánh với nhau và từ ngữ dùng để so sánh trong mỗi đoạn thơ, câu văn sau:
a.
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Hoa hồng hồng nụ
Cánh tròn ngón xinh.
Huy Cận
b.
Ở cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
Phạm Như Hà
c. Chiếc nhãn vở tựa như một đám mây xinh xắn.
d. Mỗi bông hoa phượng là một đốm lửa đỏ rực.
Gợi ý trả lời:
a) Hai sự vật được so sánh: Hai bàn tay em và hoa đầu cành
Từ so sánh: như
b) Hai sự vật được so sánh: dấu hỏi và vành tai nhỏ
Từ so sánh: như
c) Hai sự vật được so sánh: Chiếc nhãn vở và đám mây xinh xắn
Từ so sánh: tựa như
d) Hai sự vật được so sánh: bông hoa phượng và đốm lửa đỏ rực
Từ so sánh: là
Câu 2: Đặt 1 – 2 câu có hình ảnh so sánh.
Gợi ý trả lời:
- Mặt trời đỏ rực như lửa cháy.
- Dòng sông tựa như một dải lụa mềm.
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 4: Hai bàn tay em
Câu 1
Gọi tên các trò chơi trong tranh:
Gợi ý trả lời:
- Tranh 1: Trò chi chi chành chành
- Tranh 2: Trò oẳn tù tì
- Tranh 3: Trò múa rối tay
Câu 2
Bàn tay giúp em những gì khi tham gia các trò chơi vừa gọi tên.
Gợi ý trả lời:
Bàn tay giúp em chơi được các trò chơi trên, nếu không có đôi bàn tay, em sẽ không thể chơi được khi thiếu đôi bàn tay.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 5
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 7 học kì 1
Mới nhất trong tuần
-
Soạn bài Hai bàn tay em trang 47
5.000+ -
Soạn bài Triển lãm Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy trang 44
1.000+ -
Soạn bài Gió sông Hương trang 40
1.000+ -
Soạn bài Hoa cỏ sân trường trang 36
5.000+ -
Soạn bài Mùa thu của em trang 32
5.000+ -
Soạn bài Lắng nghe những ước mơ trang 13
1.000+ -
Soạn bài Chiếc nhãn vở đặc biệt trang 10
1.000+ -
Soạn bài Bồ câu hiếu khách trang 124
10.000+ -
Soạn bài Cóc kiện Trời trang 120
1.000+ -
Soạn bài Đi tàu trên sông Von-ga trang 116
100+