Soạn bài Ôn tập cuối học kì I trang 134 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 1 - Tuần 18
Soạn bài Ôn tập cuối học kì I sách Chân trời sáng tạo, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi tiết 1, tiết 2, tiết 3 trang 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 141.
Qua đó, cũng giúp các em ôn tập thật tốt, nắm chắc toàn bộ kiến thức quan trọng của học kì 1. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án ôn tập cuối học kì 1 sách Chân trời sáng tạo cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn bài Ôn tập cuối học kì I Chân trời sáng tạo
Ôn tập cuối học kì I - Tiết 1
Câu 1
Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
Câu 2
Đọc và trả lời câu hỏi:
1. Mùa đông, bầu trời và cây cối thế nào?
2. Se sẻ và chị ong làm gì vào mùa đông?
3. Chiếc áo choàng của mẹ được so sánh với hình ảnh nào?
4. Điều gì thay đổi khi mẹ về nhà?
5. Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
Trả lời:
1. Mùa đông, bầu trời và cây cối:
- Mặt trời trốn đi đâu
- Cây khoác tấm áo nâu
- Áo trời thì xám ngắt.
2. Se Sẻ giấu tiếng hát, núp sâu trong mái nhà. Chị ong không đến vườn hoa.
3. Chiếc áo choàng của mẹ được so sánh với hình ảnh "như đốm nắng đang trôi".
4. Điều hay đổi khi mẹ về nhà: Mang theo vạt nắng hồng, cả mùa xuân sáng bừng.
5. Em thích hình ảnh khi mẹ về nhà. Vì hình ảnh ấy rất đẹp và ý nghĩa. Mẹ về nhà như mang nắng về khiến căn nhà trở nên sáng bừng và ấm áp như mùa xuân.
Ôn tập cuối học kì I - Tiết 2
Câu 1
Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
Câu 2
Viết từ:
Trả lời:
Em hãy viết các từ trên vào vở và chú ý:
- Khi viết tên riêng cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó.
- Chữ viết phải chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm…
- Khi viết cần chú ý viết nét liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút.
- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt.
Câu 3
Viết câu:
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Ca dao
Câu 4
Tìm từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ ngữ dưới đây, biết rằng từ ngữ đó:
Trả lời:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng chữ d hoặc chữ r:
- hẹp - rộng
- khó - dễ
- ngắn - dài
- mỏng dày
b. Chứa tiếng có vần ăn hoặc vần ăng:
- nhạt - mặn
- cong - thẳng
- đen - trắng
- mềm - căng
Ôn tập cuối học kì I - Tiết 3
Câu 1
Ôn luyện đọc thành tiếng và học thuộc lòng.
Câu 2
Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh so sánh có trong bài thơ sau:
Cô giáo với mùa thu
Cô giáo em
Hiền như cô Tấm
Giọng cô đầm ấm
Như lời mẹ ru.
Cô giáo đưa mùa thu
Đến với những quả vàng chín mọng
Một mùa thu hi vọng
Tiếng chim cu ríu rít sân trường.
Trả lời:
Các hình ảnh so sánh có trong bài thơ:
Cô giáo em
Hiền như cô Tấm
Giọng cô đầm ấm
Như lời mẹ ru
Tác dụng: làm cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, gợi lên người đọc hình ảnh cô giáo hiền dịu, giọng nói ấm áp rất gần gũi.
Câu 3
Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bông hoa:
Trả lời:
Từ ngữ | Có nghĩa giống nhau | Có nghĩa trái ngược nhau |
hiền | tốt bụng | dữ, hung hăng |
quả | trái | |
chín | xanh | |
tiếng ca | giọng hát |
Câu 4
Thay ☐ bằng dấu câu tích hợp:
Em bé và bông hồng
Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió☐ Màu hoa đỏ thắm ☐ Cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như Còn ngập ngừng chưa muốn nở hết ☐ Đoá hoa toả hương thơm ngát. “Ôi ☐ Bông hồng đẹp quá!" Bé khẽ reo lên và với tay định hái. Mẹ trông thấy liền bảo:
- Những chữ gì trên tấm biển kia ☐ Mẹ đố con đọc được đấy!
Bé vừa đánh vần vừa đọc. Bỗng em ôm chầm lấy mẹ thỏ thẻ: “Mẹ ơi, con không hái hoa nữa".
Theo Trần Hoài Dương
Trả lời:
Em bé và bông hồng
Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió. Màu hoa đỏ thắm. Cánh hoa mịn màng, khum khum úp sát vào nhau như còn ngập ngừng chưa muốn nở hết. Đoá hoa toả hương thơm ngát. “Ôi! Bông hồng đẹp quá!" Bé khẽ reo lên và với tay định hái. Mẹ trông thấy liền bảo:
- Những chữ gì trên tấm biển kia? Mẹ đố con đọc được đấy!
Bé vừa đánh vần vừa đọc. Bỗng em ôm chầm lấy mẹ thỏ thẻ: "Mẹ ơi, con không hái hoa nữa!”.
Theo Trần Hoài Dương
Câu 5
Tìm trong đoạn văn ở bài tập 4:
a. Một câu hỏi
b. 2 - 3 câu kể
Trả lời:
a. Những chữ gì trên tấm biển kia?
b. Giữa vườn lá um tùm xanh mướt còn ướt đẫm sương đêm, một bông hoa rập rờn trước gió.
Màu hoa đỏ thắm.
Bé vừa đánh vần vừa đọc.
Đánh giá cuối học kì I
Phần A
Câu 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
Câu hỏi 1: Điều đặc biệt của cô giáo là: Cô có rất nhiều con. Vì cô coi mỗi học trò của mình như một người con, vậy nên cô có rất nhiều học trò, cũng chính là cô có rất nhiều con.
Câu hỏi 2: Em sẽ ghi những điều sau vào nhật kí đọc sách:
- Ghi ngày đọc sách
- Viết tên cuốn sách và tên tác giả:
- Ghi chép lại những chi tiết chính:
- Nội dung có gì thú vị?
- Cách trình bày và tranh ảnh minh hoạ có gì đặc biệt?
- Những điều rút ra được sau khi đọc cuốn sách?
Câu hỏi 3: Bạn nhỏ yêu: nắng Sài Gòn, gió Sài Gòn, yêu ba mẹ.
Câu hỏi 4: Tiếng hót của chim sơn ca được miêu tả bằng những từ ngữ: trầm bổng, lảnh lót, trong ngần.
Câu 2: Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:
Các em nhỏ và cụ già
1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu,
- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? - Một em trai hỏi.
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi;
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay là cụ đánh mất cái gì?
- Chúng mình thử hỏi xem đi!
3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp,
- Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:
- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện, Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.
Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về.
Theo Xu-khôm-lin-xci
Chọn ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:
a. Chi tiết nào cho thấy cuộc dạo chơi của các bạn nhỏ rất vui?
- Đàn sếu sải cánh trên cao.
- Đám trẻ ra về.
- Tiếng nói cười ríu rít.
b. Các bạn nhỏ dừng lại làm gì?
- Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã
- Để hỏi thăm một cụ già đang bị ốm.
- Để hỏi thăm một cụ già đánh mất đồ
c. Chi tiết nào cho thấy các bạn nhỏ rất ngoan?
- Các bạn nói cười ríu rít.
- Các bạn bàn tán sôi nổi.
- Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.
d. Vì sao các bạn nhỏ không giúp được gì nhưng ông cụ văn thấy lòng nhẹ hơn?
- Vì các em nhỏ đã có một ngày dạo chơi rất vui.
- Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.
- Vì các em nhỏ đã đứng nhìn theo xe chở ông cụ.
e. Từ ngữ in đậm trong câu “Một lát sau, xe buýt đến." trả lời cho câu hỏi nào?
- Khi nào?
- Ở đâu?
- Vì sao?
g. Câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ với nỗi buồn của ông cụ?
- Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi.
- Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.
- Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.
h. Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ thương cảm.
i. Em thích chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?
k. Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì?
Trả lời:
a. Tiếng nói cười ríu rít.
b. Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã.
c. Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.
d. Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.
e. Khi nào?
g. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.
h. bi cảm, cảm thương
i. Em thích nhất chi tiết “Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm”. Chi tiết này cho thấy những đứa trẻ thật ngoan và tốt bụng. Các em có một tình yêu thương con người sâu sắc khi thấy thương cảm trước cảnh một cụ già có chuyện buồn.
k. Bài đọc giúp em hiểu thêm về sự sẻ chia trong cuộc sống. Đôi khi giúp đỡ người khác không phải là chúng ta cho họ vật gì, mà sự cho đi lớn nhất đó là sự đồng cảm và sẻ chia với những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.
Phần B
Câu 1: Nghe - viết:
Câu 2: Thực hiện một trong các đề bài dưới đây:
a. Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) tả chiếc máy em muốn chế tạo giúp con người làm việc vui hơn.
b. Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) giới thiệu một người bạn của em.
c. Viết thư cho bạn bè hoặc người thân để hỏi thăm và kể về một hoạt động thú vị của lớp, trường em.
Trả lời:
a. Em muốn chế tạo một chiếc máy bay đa năng. Chiếc máy ấy to khoảng chừng một chiếc xe buýt. Điều đặc biệt là chiếc máy bay ấy vừa có cánh để có thể bay trên bầu trời, vừa có thể có đuôi để lặn dưới đại dương. Như vậy chiếc máy đa năng hoạt động như một chiếc máy bay và một chiếc tàu lặn. Con người có thể sử dụng nó để khám phá thiên nhiên khắp mọi nơi và tìm tòi được nhiều điều mới.
b. Tuấn Anh là người bạn hàng xóm của em. Chúng em quen nhau khi còn rất nhỏ. Bạn ấy có một mái tóc đen và xoăn nhẹ. Bạn Tuấn Anh không chỉ là một cậu bé thông minh, nhanh nhẹn mà còn rất tốt bụng nữa. Điều em thích nhất ở bạn cũng chính là sự tốt bụng và chân thành. Em và Tuấn Anh thường giúp đỡ nhau trong học tập. Cả hai còn có chung ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá nữa. Khi rảnh, em và Tuấn Anh lại đi đá bóng cùng nhau. Chúng em luôn nhường nhịn, yêu mến nhau.
c.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2022
Kim Anh xa nhớ!
Hôm nay là ngày chủ nhật, tranh thủ thời gian rảnh rỗi nên tớ viết thư hỏi thăm cậu. Đầu thư, tớ kính chúc bạn yêu của tớ luôn mạnh khỏe nơi đất nước Mỹ xa xôi và sẽ đạt được thành tích cao kì này ở trường cậu nhé!
Dạo này cậu vẫn khỏe và học tập tốt chứ? Hôm nay là ngày lễ Nô-en nên chắc nơi cậu ở đang vui vẻ và nhộn nhịp lắm đúng không?
Tớ vừa kết thúc học kì 1 của năm học này rồi cậu ạ. Lớp tớ có 15 bạn đạt kết quả xuất sắc, tớ xếp thứ 3 của lớp cậu ạ. Cậu có vui cho thành tích của tớ không? Điểm thi môn toán của tớ được 10 và môn tiếng việt đạt 9 điểm. Cô giáo chủ nhiệm đã dành cho chúng tớ những lời chúc mừng và động viên, tớ cảm thấy rất vui cậu ạ.
Thôi, tớ dừng bút nhé. Tết về, tớ còn kể cho cậu nghe nhiều chuyện hay lắm nữa cơ. Tớ chúc cậu thật nhiều sức khỏe và học giỏi nữa nhé. Còn tớ thì lúc nào cũng lấy tấm gương học tập tốt, rèn luyện tốt của cậu để làm gương cho mình đấy.
Bạn của cậu
Nguyễn Bảo Anh