Soạn bài Rộn ràng hội xuân trang 17 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo Tập 2 - Tuần 20
Soạn bài Rộn ràng hội xuân sách Chân trời sáng tạo, giúp các em dễ dàng chuẩn bị trước các câu hỏi phần khởi động, khám phá và luyện tập, vận dụng trang 17, 18, 19 Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo.
Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của Bài 3 chủ đề Bốn mùa mở hội sách Tiếng Việt lớp 3 tập 2 Chân trời sáng tạo. Đồng thời, nghe viết Lễ hội hoa nước Ý, phân biệt s/x, ch/tr, dấu hỏi/dấu ngã, câu khiến, dấu chấm than. Còn giúp thầy cô tham khảo để nhanh chóng soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Soạn bài Rộn ràng hội xuân Chân trời sáng tạo
Soạn bài phần Khởi động - Bài 3: Rộn ràng hội xuân
Kể tên một số lễ hội được tổ chức ở trường em.
Trả lời:
- Lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
- Lễ kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26-3
- Ngày hội đọc sách
- Ngày hội trung thu
- Ngày hội an toàn giao thông.
Soạn bài phần Khám phá và luyện tập - Bài 3: Rộn ràng hội xuân
Đọc và trả lời câu hỏi
Câu 1: Trường bạn nhỏ tổ chức ngày hội nhân dịp gì?
Trả lời:
Trường bạn nhỏ tổ chức ngày hội nhân dịp: mùa xuân đến.
Câu 2: Mỗi gian hàng có gì thú vị?
Trả lời:
Mỗi gian hàng có thú vị:
- Gian chợ Tết: Có bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ, tranh.
- Gian hoa xuân: rực rỡ, đào khoe nụ thắm hồng, mai vàng tươi như nắng, hoa cúc vừa trổ bông.
- Gian hội sách: giấy mới thơm giọng cười.
- Góc trò chơi ngày tết: kéo co, ném vòng, tiếng hò reo cổ vũ, gieo niềm vui rộn ràng.
Câu 3: Em thích nhất gian hàng nào? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất gian hàng chợ tết vì ở đây các bạn có đủ các loại bánh truyền thống của nước ta mang đậm màu sắc Việt.
Em thích nhất gian hàng trò chơi ngày tết. Vì ở đây có rất nhiều trò chơi thú vị như kéo co, ném vòng, tiếng hò reo cổ vũ giống như gian hàng đang gieo một niềm vui rộn ràng.
Câu 4: Vì sao bạn nhỏ cảm thấy không khí hội xuân ngập tràn yêu thương?
Trả lời:
Bạn nhỏ cảm thấy không khí hội xuân ngập tràn yêu thương vì: ở đây có tất cả những gian hàng, trò chơi,... mang truyền thống tết cổ truyền Việt Nam bên cạnh đó là sự tham gia náo nhiệt, rộn ràng ngập tràn tiếng cười của các bạn học sinh.
Đọc một bài đọc về lễ hội
a. Viết vào Phiếu đọc sách những thông tin chính.
b. Chia sẻ với bạn những thông tin em biết về lễ hội được nhắc đến trong bài.
Trả lời:
a. Em tham khảo bài sau:
CẢNH SẮC YÊN TỬ
Đường lên cáp lượn mây trắng bay
Thăm thẳm non xanh, sương giăng đầy
Giải oan tên suối như nuối tiếc
Nghìn đời sau ai biết giải bày!
Hội chùa Yên Tử gọi mùa xuân
Bảy trăm năm trước nhớ vua Trần
Xa nơi trần tục về cửa Phật
Đến chốn mây trời dựng Trúc Lâm.
Mặt đá rêu phong xen cỏ hoa
Rừng thông gió hát, trắng mây ngàn
Non cao trời đất như gần lại
Mờ ảo thực hư cõi niết bàn.
Cây đại người trồng mấy trăm năm
Dáng đứng còng queo trải tháng năm
Khói, sương phảng phất u tĩnh mịch
Chuông ngân nhớ mãi Thiền Trúc Lâm
Hoàng Quang Thuận
- Tên bài đọc: Cảnh sắc Yên tử
- Tác giả: Hoàng Quang Thuận
- Tên lễ hội: Lễ hội Yên Tử
- Thời gian tổ chức: mùa xuân
b. Em có thể tham khảo bài sau:
Được biết đến là một trong những lễ hội lớn nhất tại miền Bắc, lễ hội xuân Yên Tử diễn ra tạo thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Cứ mỗi dịp Tết đến xuân sang, lễ hội này thu hút hàng trăm ngàn du khách ở khắp mọi nơi ghé tới tham quan, chiêm bái và vãn cảnh. Lễ hội xuân Yên Tử được bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 10 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí. Cứ mỗi độ xuân về là hành trình du xuân trở về miền đất Phật Yên Tử lại bắt đầu. Hàng ngàn, hàng vạn du khách đổ về đây để đến với ngôi chùa Đồng nằm cao chót vót trên đỉnh núi. Cảm giác như bạn tách biệt mình khỏi thế giới trần tục bên dưới để tịnh tâm và tìm về với Phật tổ!
Viết: Lễ hội hoa nước Ý
Câu 1: Nghe – viết:
Câu 2: Chọn tiếng trong ngoặc phù hợp với mỗi :
a. (sắc, xắc): Các cô gái đeo chiếc vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ .
b. (sinh, xinh): Cô mèo tam thể vừa bốn chú mèo con rất .
c. (say, xay): Ru bé ngủ , rồi bà đi bột làm bánh.
Trả lời:
a. (sắc, xắc): Các cô gói đeo chiếc xắc vải nho nhỏ, có tua bằng chỉ ngũ sắc
b. (sinh, xinh): Cô mèo tam thể vừa sinh bốn chú mèo con rất xinh
c. (say, xay): Ru bé ngủ say, rồi bà đi xay bột làm bánh.
Câu 3: Tìm 3 - 4 từ ngữ:
a. Có hai tiếng cùng bắt đầu bằng:
- Chữ ch
M: chăm chỉ
- Chữ tr
M: trồng trọt
b. Chứa tiếng có:
- Thanh hỏi
M: khoẻ khoắn
- Thanh ngã
M: mạnh mẽ
Trả lời:
a. Có 2 tiếng cùng bắt đầu bằng:
Chữ ch: chong chóng, chang chang, châu chấu, chông chênh,...
Chữ tr: trồng trọt, tre trẻ, trong trắng, tròn trịa, trắng trẻo,...
b. Chứa tiếng có:
Thanh hỏi: lẻ tẻ, rảnh rang, thanh thản...
Thanh ngã: đục đẽo, vội vã, nghiệt ngã,...
Luyện từ và câu: Câu khiến, dấu chấm than
Câu 1: Tìm trong đoạn văn sau các câu nêu yêu cầu, đề nghị và cho biết cuối mỗi câu có dấu gì?
Chúng tôi đi xem múa rối nước. Má nhắc:
- Con hãy nắm chặt tay em! Đừng để em lạc đó!
- Dạ, con nhớ rồi.
Thế mà vừa thấy màn đá banh dưới nước, anh em tôi đã vỗ tay reo hò.
Trần Quốc Toàn
Trả lời:
Các câu nêu yêu cầu, đề nghị:
- Con hãy nắm chặt tay em!
- Đừng để em lạc đó!
Cuối mỗi câu có dấu chấm than.
Câu 2: Chọn dấu câu phù hợp với mỗi ☐
Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi ☐Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài☐ Cô thì thầm:
- Hót đi☐ Hót nữa đi, hoạ mi nhé☐ Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân☐ Tiếng em là tiếng của mùa xuân.
Theo Trần Hoài Dương
Trả lời:
Cô Mùa Xuân xúc động nhìn theo bóng hoạ mi. Nước mắt cô lặng lẽ lăn dài. Cô thì thầm:
- Hót đi! Hót nữa đi, hoa mi nhé! Từ nay, em sẽ là sứ giả của mùa xuân. Tiếng em là tiếng của mùa xuân.
Theo Trần Hoài Dương
Câu 3: Tìm các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2.
Trả lời:
Các câu khiến có trong đoạn văn ở bài tập 2 là:
- Hót đi!
- Hót nữa đi, hoa mi nhé!
Câu 4: Đặt 1-2 câu cầu khiến để đề nghị bạn tham gia một tiết mục văn nghệ trong ngày hội mùa xuân của trường.
Trả lời:
Mai hãy tham gia tiết mục hát đi!
Nhóm của Minh phải chuẩn bị tiết mục múa thôi!
Soạn bài phần Vận dụng - Bài 3: Rộn ràng hội xuân
Chia sẻ cảm xúc của em khi được tham gia một lễ hội ở trường.