Tổng hợp mở bài, kết bài của các tác phẩm trọng tâm ôn thi môn Văn vào 10 Tài liệu ôn thi vào 10
Phần mở bài và kết bài đóng một vai trò nhất định, không kém phần quan trọng so với nội dung chính. Vì vậy, Eballsviet.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Mở bài, kết bài của các tác phẩm trọng tâm ôn thi môn Văn vào 10.
Tài liệu bao gồm các mẫu mở bài và kết bài hay nhất của một số tác phẩm văn học trọng tâm của môn Ngữ văn.
Tổng hợp mở bài, kết bài của các tác phẩm trọng tâm ôn thi môn Văn vào 10
- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
- Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)
- Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
- Đồng chí (Chính Hữu)
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
- Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
- Bếp lửa (Bằng Việt)
- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
- Ánh trăng (Nguyễn Duy)
- Làng (Kim Lân)
- Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
- Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
- Con cò (Chế Lan Viên)
- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
- Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
- Sang thu (Hữu Thỉnh)
- Nói với con (Y Phương)
- Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
Mở bài
Người phụ nữ là một trong những tài liệu quen thuộc trong văn học Việt Nam. Bên cạnh “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thì “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ thuộc “Truyền kì mạn lục” cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu. Tác phẩm này có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”. Nhưng điều làm nên sự khác biệt cho tác phẩm chính là tư tưởng mà nhà văn muốn gửi gắm trong câu chuyện.
Kết bài
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, tác phẩm đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đối với số phận của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Chuyện người con gái Nam Xương là một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Dữ.
Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái)
Mở bài
Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Không chỉ dừng lại ở sự thống nhất vương triều nhà Lê mà còn biết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XX.
Kết bài
Như vậy, Hoàng Lê nhất thống chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung qua chiến công đại phá quân Thanh cũng như sự thất bại thảm hại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Mở bài
Nguyễn Du là một trong những tác giả nổi tiếng của nền văn học Việt Nam trung đại. Tác phẩm tiêu biểu của ông - Truyện Kiều được coi là một kiệt tác văn học. Nổi bật trong tác phẩm là đoạn trích (tên đoạn trích được học) đã thể hiện (nội dung đoạn trích).
Kết bài
Truyện Kiều là một kiệt tác văn học, có giá trị to lớn đối với dân tộc Việt Nam. Và đoạn trích (tên đoạn trích được học) đã góp phần làm nên giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu)
Mở bài
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Tác phẩm tiêu biểu của ông là “Lục Vân Tiên”. Trong đó, đoạn trích (tên đoạn trích được học) đã góp phần thể hiện được nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.
Kết bài
Như vậy, đoạn trích (tên đoạn trích được học) đã thể hiện được (nội dung của đoạn trích). Truyện Lục Vân Tiên quả là một tác phẩm giàu giá trị, mang đậm phong cách sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu.
Đồng chí (Chính Hữu)
Mở bài
Văn chương luôn tiếp cận với hiện thực và xuất phát từ những tình cảm chân thật. Đến với Đồng chí của Chính Hữu, tác giả đã khắc họa hình ảnh “anh bộ đội cụ Hồ” hiện lên đầy giản dị với những phẩm chất đẹp đẽ.
Kết bài
Với Đồng chí, Chính Hữu đã đưa hiện thực vào tác phẩm của mình một cách đầy tự nhiên, chân thực. Đồng thời, bài thơ cũng thể hiện được tình cảm đồng đội đồng chí đầy keo sơn của người chiến sĩ. Bài thơ đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)
Mở bài
Có những tác phẩm đọc xong, khi gấp trang sách lại, bạn đọc quên đi ngay sau đó. Nhưng cũng có những tác phẩm đọc xong để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc. Và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là một trong những tác phẩm đó. Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã khắc họa hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kháng chiến chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm nơi chiến trường.
Kết bài
Bài thơ về tiểu đội xe không kính xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu trong nền thơ ca giai đoạn chống Mỹ. Những năm tháng chiến đấu gian khổ tại rừng Trường Sơn cùng với hình ảnh người lính lái xe đã được Phạm Tiến Duật khắc họa thật chân thực, sống động.
Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận)
Mở bài
Thơ ca phải bắt nguồn từ cuộc sống. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã thể hiện được điều đó qua bức tranh thiên nhiên giàu có của đất nước, cũng như không khí lao động sôi nổi của con người vùng biển.
Kết bài
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, Huy Cận đã khắc họa hình ảnh đẹp đẽ tráng lệ cũng như thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Từ đó, tác phẩm cũng bộc lộ niềm vui, tự hào của nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước.
Bếp lửa (Bằng Việt)
Mở bài
Nếu trong thơ Xuân Quỳnh, tiếng gà trưa gợi nhắc cho người cháu về một thời thơ ấu sống trong tình yêu thương của người bà. Thì đến với Bằng Việt, bếp lửa mới là hình ảnh gợi nhắc người cháu về tình cảm thiêng liêng của người bà.
Kết bài
Bài thơ “Bếp lửa” đã gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà cũng như tình bà cháu. Đồng thời tác giả còn thể hiện lòng kính, yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, gia đình, đất nước.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm)
Mở bài
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Một trong những tác phẩm hay của ông là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Tác phẩm đã gửi gắm (nội dung vấn đề cần nghị luận) đến với người đọc.
Kết bài
Bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên. Tác phẩm mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Ánh trăng (Nguyễn Duy)
Mở bài
Nguyễn Duy là thơ tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác. Trong số các tác phẩm của ông, chắc hẳn ai cũng đều biết đến bài thơ “Ánh trăng” được sáng tác năm 1978. Bài thơ đã gửi gắm một thông điệp ý nghĩa dành cho mỗi người, đó là cần phải biết sống thủy chung, tình nghĩa.
Kết bài
Bằng giọng điệu tự nhiên, cùng với việc xây dựng hình ảnh thơ giàu tính biểu cảm, Nguyễn Duy đã gửi gắm một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị và hiền hậu. Ánh trăng của Nguyễn Duy chính là tấm gương để mỗi người tự soi chiếu bản thân trong cuộc sống hôm nay.
Làng (Kim Lân)
Mở bài
Tình yêu quê hương, đất nước là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều đó đã được gửi gắm trong nhiều tác phẩm. Một trong số đó là truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.
Kết bài
Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải rời làng đi tản cư đã được Kim Lân thể hiện chân thực, sâu sắc trong truyện ngắn Làng.
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
Mở bài
Đến với Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người lao động thầm lặng nhưng thật đáng tự hào. Giống như nhà văn từng chia sẻ: “Trong cái không khí lặng im của Sa Pa. Sa Pa mà ta nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm thầm, cống hiến cho đất nước”.
Kết bài
Lặng lẽ Sa Pa là kết tinh cho tài năng của nhà văn Nguyễn Thành Long. Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình sống trên đỉnh núi cao. Từ đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động, cũng như ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Mở bài
Đối với mỗi người, tình cảm gia đình vô cùng thiêng liêng. Và tác phẩm Chiếc lược ngà - một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, là một trong những tác phẩm viết về thứ tình cảm đó. Truyện đã thể hiện tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
Kết bài
Qua truyện ngắn Chiếc lược ngà, người đọc đã cảm nhận được tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu. Truyện là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình cảm gia đình trong những năm chiến tranh.
Con cò (Chế Lan Viên)
Mở bài
Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Các tác phẩm của ông vốn giàu triết lí, suy tư. Một trong những bài thơ hay của ông là “Con cò” viết về một đề tài rất quen thuộc - tình mẫu tử.
Kết bài
Có thể nói rằng, bài thơ Con cò đã ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc sống của mỗi con người. Tác phẩm mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ Chế Lan Viên.
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
Mở bài
Thiên nhiên là một chủ đề quen thuộc trong thơ ca. Mỗi nhà thơ lại có những cách khai thác riêng. Đến với “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải không chỉ khắc họa bức tranh thiên nhiên đầy sức sống mà còn gửi gắm vào đó tình yêu quê hương, đất nước cùng khát vọng chân thành được cống hiến.
Kết bài
Trang sắc đã khép lại nhưng cảm xúc vẫn dạt dào. Mùa xuân nho nhỏ chính là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, cuộc đời cũng như thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước.
Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
Mở bài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều tác phẩm viết về người với lòng kính yêu sâu sắc. Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương cũng là một trong số đó. Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội cũng vừa được khánh thành. Viễn Phương nhân dịp này ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Ông đã sáng tác bài thơ “Viếng lăng Bác” để bộc lộ lòng thành kính, biết ơn với chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Kết bài
Viếng lăng Bác của Viễn Phương đã kết tinh được những tình cảm trong sáng, bình dị mà thiêng liêng nhất. Bài thơ đã chạm đến trái tim của mỗi người đọc bởi sự chân thành qua từng lời thơ, từng hình ảnh.
Sang thu (Hữu Thỉnh)
Mở bài
Mùa thu là một đề tài gợi nhiều cảm xúc đối với các thi nhân. Và đến với Sang thu, Hữu Thỉnh đã khắc họa khoảnh khắc thiên nhiên giao mùa từ hạ sang thu với những biến chuyển đầy tinh tế. Bài thơ đã thể hiện được một bức tranh thu trong sáng, đẹp đẽ của vùng quê Việt Nam.
Kết bài
Như vậy, bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh là một trong những bài thơ miêu tả tinh tế, đặc sắc nhất sự biến đổi của cảnh vật trong không gian cuối hạ đầu thu. Trước khung cảnh giao mùa tuyệt đẹp ấy, tác giả không chỉ thể hiện lòng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước mà còn đồng thời thể hiện những suy ngẫm về triết lý cuộc đời.
Nói với con (Y Phương)
Mở bài
Viết về quê hương, mỗi tác giả đều có một cách thể hiện khác nhau. Đỗ Trung Quân cảm nhận quê hương qua vẻ đẹp làng quê Việt Nam với “chùm khế ngọt”, “cầu tre nhỏ”. Tế Hanh cảm nhận quê hương qua vẻ đẹp của làng chài ven biển với “mùi nồng mặn”, “chiếc buồm vôi”. Còn Y Phương lại cảm nhận quê hương với một cách riêng, qua lời tâm sự với con. Bài thơ Nói với con đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình.
Kết bài
Qua “Nói với con”, Y Phương đã thể hiện được tình cảm gia đình tha thiết. Đồng thời, nhà thơ cũng ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc về tình cảm gia đình chân thành, tha thiết.
Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
Mở bài
Nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh giá “Nguyễn Minh Châu là cây bút mở đường tinh anh và tài năng nhất”. Các sáng tác của ông đều thể hiện được những quan niệm mới mẻ về cuộc sống. Một trong số đó là truyện ngắn Bến quê, được in trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985. Truyện ngắn đã thức tỉnh con người cần phải trân trọng cuộc sống gia đình, những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
Kết bài
Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, hình ảnh giàu tính biểu tượng kết hợp với cách xây dựng tình huống độc đáo, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã thức tỉnh con người cần phải biết trân trọng cuộc sống gia đình, cũng như những nét đẹp bình dị của quê hương qua truyện ngắn Bến quê.
Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
Mở bài
Lê Minh Khuê là là nhà văn nữ chuyên viết truyện ngắn, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo và tinh tế. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của chị là truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi. Truyện được sáng tác năm 1971, trong những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go và ác liệt nhất. Qua câu chuyện của ba cô gái thanh niên xung phong thuộc một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, nhà văn đã gửi gắm nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Kết bài
Đến với truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê đã đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng; tinh thần dũng cảm trước nguy hiểm, tinh thần lạc quan khi đối mặt với cuộc sống gian khổ nơi tuyến đường Trường Sơn. Tác phẩm đã để lại trong lòng bạn đọc những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh về một thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt.
..........Xem chi tiết tại file tải dưới đây..........
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Dũng NgọcThích · Phản hồi · 3 · 02/06/23
- Dũng NgọcThích · Phản hồi · 1 · 02/06/23
- Dũng NgọcThích · Phản hồi · 1 · 02/06/23
-