Khoa học lớp 5 Bài 8: Sử dụng năng lượng điện Giải Khoa học 5 Kết nối tri thức trang 30, 31, 32, 33
Giải Khoa học lớp 5 Bài 8: Sử dụng năng lượng điện giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 5 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 30, 31, 32, 33.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 8 Chủ đề 2: Năng lượng. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Khoa học 5 Bài 8: Sử dụng năng lượng điện
Giải Khoa học 5 Kết nối tri thức Bài 8 - Khám phá
Khám phá 1 trang 30
Thảo luận và chia sẻ với bạn.
- Ngoài thắp sáng, chạy máy thì điện còn được sử dụng vào những việc gì?
- Quan sát hình 1, cho biết điện được truyền từ nhà máy điện đến ổ điện của mỗi gia đình, cơ quan, trường học,…. như thế nào?
Trả lời:
- Ngoài thắp sáng, chạy máy thì điện còn được sử dụng vào những việc đốt nóng (nồi cơm điện), truyền tin (điện thoại), làm lạnh,….
- Hình 1 cho biết điện được truyền từ nhà máy điện đến trạm biến thế (tăng áp), qua các đường dây cao thế điện được truyền đến trạm biến thế (giảm áp) rồi đến ổ điện của mỗi gia đình, cơ quan, trường học,….
Khám phá 2 trang 31
Quan sát hình 2 và cho biết việc nên làm, không nên làm để đảm bảo an toàn cho con người.
Trả lời:
Trong hình 2, để đảm bảo an toàn cho con người, những việc không nên làm là:
a. Thả diều gần hoặc dưới đường đây điện.
b. Phơi quần áo trên đường đây điện.
d. Leo trèo tại trạm biến áp.
Việc nên làm là c. Thợ điện mặc sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc với đường dây điện trên cao.
Khám phá 3 trang 31
Quan sát hình 3, 4 và cho biết trường hợp nào sử dụng điện an toàn, trường hợp nào không an toàn. Vì sao?
Trả lời:
- Trong hình 3, trường hợp a sử dụng điện an toàn vì bịt ổ điện khi không sử dụng đến tránh trường hợp trẻ em nghịch cho ngón tay vào ổ điện. Trường hợp b, c, d sử dụng điện không an toàn. Vì trường hợp b, dây kết nối thiết bị chưa được tháo ra hoàn toàn, dây điện máy tính, quạt chưa được thu gọn; trường hợp c, dây điện có thể bị đứt, hỏng ổ cắm; trường hợp d, cắm điện vào lúc trời sấm sét có thể bị sét đánh.
- Trong hình 4, trường hợp a sử dụng điện không an toàn vì sử dụng nhiều thiết bị trên 1 ổ cắm điện, dẫn đến quá tải, dễ bị chập điện, cháy ổ cắm, các thiết bị đó. Trường hợp b sử dụng điện an toàn vì khi muốn ngắt cầu dao điện bị nhiễm nước thì bạn học sinh đã giữ an toàn cho mình bằng cách ngồi lên ghế gỗ, cách điện với nguồn nước.
Khám phá 4 trang 32
Kể thêm một số trường hợp sử dụng điện an toàn và không an toàn.
Trả lời:
Một số trường hợp sử dụng điện an toàn là:
- Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ lấy điện.
- Sử dụng dây điện có vỏ bọc đầy đủ.
- Dùng bút thử điện thử ổ cắm khi nghi ngờ bị hở điện.
- Lau khô tay hoặc sử dụng khăn khô để cắm phích điện….
Một số trường hợp sử dụng điện không an toàn là:
- Sử dụng điện thoại khi đang sạc pin.
- Sử dụng loại dây điện bị hở hoặc kém chất lượng.
- Sử dụng nhiều thiết bị cùng một lúc,….
Khám phá 1 trang 33
Quan sát hình 6, nên những việc cần làm để tiết kiệm năng lượng.
Trả lời:
Những việc cần làm để tiết kiệm năng lượng:
- Tắt thiết bị điện khi không sử dụng.
- Sử dụng đèn tiết kiện điện.
- Hạn chế số lần mở tủ lạnh và thời gian mở tủ.
- Cài đặt nhiệt độ hợp lí cho máy điều hoà.
- Tắt ti vi khi không sử dụng.
Khám phá 2 trang 33
Nêu các trường hợp sử dụng điện lãng phí ở gia đình và trường của em. Đề xuất cách tiết kiệm năng lượng điện cho gia đình và nhà trường.
Trả lời:
Các trường hợp sử dụng điện lãng phí ở gia đình và trường của em:
- Sử dụng đèn thắp sáng cả ngày.
- Không tắt quạt khi cả lớp ra ngoài thể dục hoặc khi ra về.
- Bật ti vi xem cả buổi.
- Sử dụng điều hoà ở nhiệt độ thấp.
- Bật nhiều thiết bị cùng 1 lúc như tivi, quạt, điều hoà, máy tính,…
Cách tiết kiệm năng lượng điện cho gia đình và nhà trường:
- Nâng cao ý thức của mỗi người về tiết kiệm điện, sau khi sử dụng các thiết bị điện phải tắt.
- Nhắc nhở bạn bè, người thân trong gia đình thực hành tiết kiệm điện, sử dụng hợp lí nguồn điện trong gia đình, nhà trường.
- Dùng các loại đèn tiết kiệm điện.
- Chỉ sử dụng điều hoà khi cần thiết và ở một nhiệt độ phù hợp.
- Kiểm tra hoạt động của các thiết bị điện theo tháng.
Giải Khoa học 5 Kết nối tri thức Bài 8 - Luyện tập, vận dụng
Luyện tập, vận dụng trang 32
- Để an toàn khi sử dụng điện, chúng ta cần tuân thủ những quy tắc gì?
- Đề xuất việc cần làm để sử dụng điện an toàn cho gia đình và những người xung quanh.
Trả lời:
- Để an toàn khi sử dụng điện, chúng ta cần tuân thủ theo các biển báo an toàn điện, không chơi hoặc đến gần đường dây điện, trạm biến áp; tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây điên, lỗ ở ổ cắm điện,….
- Việc cần làm để sử dụng điện an toàn cho gia đình và những người xung quanh:
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện tại gia đình theo định kì hàng tuần, hàng tháng.
- Dán các biển báo an toàn điện tại khu vực cần thiết.
- Khi phát hiện có hiện tượng hở điện cần thông báo tới người lớn, tiến hành dập cầu dao điện để kiểm tra.
- Tổ chức buổi hướng dẫn sử dụng điện an toàn tại các hộ gia đình trong hàng năm.
Luyện tập, vận dụng 1 trang 33
Vì sao nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm khoảng 15 phút và tắt trước khi tắm?
Trả lời:
Nên bật bình nóng lạnh trước khi tắm khoảng 15 phút và tắt trước khi tắm vì tránh vừa tắm vừa để bình nóng lạnh hoạt động có thể gây rò rỉ điện ra dòng nước rất nguy hiểm; giúp bình không phải hoạt động nhiều nên sẽ không lo bị quá tải, làm thiết bị hỏng, tiết kiệm chi phí sửa chữa; việc tắt bình trước khi tắm sẽ giúp tiết kiệm điện, tránh gây lãng phí trong quá trình sử dụng.
Luyện tập, vận dụng 2 trang 33
Vì sao không nên là (ủi) quần áo trong phòng có bật máy điều hoà nhiệt độ?
Luyện tập, vận dụng 3 trang 33
Xây dựng bảng “Quy tắc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm” đơn giản, dễ nhớ và vận động mọi người cùng thực hiện.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- thithoahm buiThích · Phản hồi · 2 · 11/01/23
- Đỗ Ngọc Minh ChâuThích · Phản hồi · 1 · 04/03/22
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh lớp 5
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 7 học kì 1
Mới nhất trong tuần
-
Khoa học lớp 5 Bài 24: Các giai đoạn phát triển của con người
1.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 23: Sự sinh sản ở người
5.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 22: Một số đặc điểm của nam và nữ
5.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 21: Ôn tập chủ đề Vi khuẩn
1.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 20: Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra
5.000+ 1 -
Khoa học lớp 5 Bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm
5.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 18: Vi khuẩn quanh ta
5.000+ 1 -
Khoa học lớp 5 Bài 17: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật
5.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 16: Sự lớn lên và phát triển của động vật
1.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 15: Sự sinh sản của động vật
1.000+