Khoa học lớp 5 Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 16, 17, 18
Giải Khoa học lớp 5 Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 5 Chân trời sáng tạo trang 16, 17, 18.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 3 Chủ đề 1: Chất. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Khoa học 5 Bài 3: Hỗn hợp và dung dịch
Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo Bài 3 - Luyện tập, thực hành
Luyện tập, thực hành trang 17
Đất có phải là hỗn hợp không? Vì sao?
Trả lời:
Đất là một hỗn hợp. Vì đất có chứa nhiều chất khác nhau như chất khoáng, chất mùn, không khí, nước ….
Luyện tập, thực hành trang 17
Trong ba cốc dưới đây, cốc nào đựng dung dịch? Cốc nào đựng hỗn hợp? Giải thích.
Trả lời:
- Cốc nước có dầu ăn là hỗn hợp vì dầu và nước trộn với nhau nhưng mỗi chất giữ nguyên tính chất của nó.
- Cốc nước đường và cốc nước cam là dung dịch vì dung dịch được tạo thành khi có hai chất lỏng hoặc chất lỏng và chất rắn hòa tan vào nhau thành một hỗn hợp đồng nhất.
Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo Bài 3 - Vận dụng
Vận dụng trang 17
- Kể tên một số hỗn hợp, dung dịch mà em và gia đình thường sử dụng hàng ngày
- Hoàn thành bảng theo gợi ý và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
STT | Tên | Hỗn hợp | Dung dịch | Thành phần |
1 | Nước chanh | v | Nước, chanh, đường | |
2 | Nước đường | v | Nước, đường | |
3 | Sữa | v | Nước, sữa bột | |
4 | Gia vị chấm | v | Muối, tiêu, đường |
Vận dụng trang 18
- Tìm hiểu qua sách, báo, in-tơ-nét về nghề làm muối của người dân miền biển.
- Mô tả về cách người dân làm muối và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
* Sưu tầm trên Internet về nghề làm muối của người dân miền biển và chia sẻ với bạn: Muối biển khai thác từ nước biển bằng cách đưa nước biển vào ruộng. Để nước bốc hơi nhờ ánh nắng mặt trời, còn lại trên ruộng là muối. Cũng có nơi, xả nước biển vào cát, nước bốc hơi, hạt muối đọng lại trên cát. Đem rửa cát để có dung dịch muối đậm đặc, rồi lại cho nước muối bay hơi trên sân, còn lại muối.
Để lấy được nước biển người dân sẽ lợi dụng lúc thủy triều lên cao và trước đó họ đã làm sẵn những hệ thống dẫn nước vào đồi cát, cống dẫn nước phải được đặt ở nơi nước biển có nồng độ muối cao. Sau đó dưới ánh nắng mặt trời nước sẽ bị bốc hơi làm muối kết tụ lại trên bề mặt hạt cát.
Người dân sẽ thu được một hợp chất gọi là nước chạt từ hệ thống đã lắng đọng và tiếp tục phơi nắng đến khi đã khô nước, tốc độ bay hơi phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và nền sân phơi. Bề mặt bốc hơi rộng thì nước bốc hơi nhanh, nền sân phơi hấp thụ nhiệt càng lớn thì bốc hơi càng mạnh. Sau giai đoạn bay hơi, hạt muối lúc này đã được kết tinh. Người dân tiến hành nạo muối thu hoạch.