Khoa học lớp 5 Bài 7: Năng lượng điện Giải Khoa học 5 Cánh diều trang 32, 33, 34, 35, 36, 37
Giải Khoa học lớp 5 Bài 7: Năng lượng điện giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 5 Cánh diều trang 32, 33, 34, 35, 36, 37.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 7 Chủ đề 2: Năng lượng. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Khoa học 5 Bài 7: Năng lượng điện
Trả lời câu hỏi thảo luận Khoa học 5 Cánh diều - Bài 7
Câu hỏi hoặc thảo luận trang 35
Dựa vào thông tin dưới đây, cho biết em cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật. Vì sao?
Trả lời:
- Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoặc vào các bộ phận kim loại nghi là có điện để tránh bị điện giật, nguy hiểm đến tính mạng.
- Không chọc ngón tay vào ổ điện để tránh bị điện giật, nguy hiểm đến tính mạng.
- Khi nhìn thấy dây điện bị đứt, cần tránh xa và báo cho người lớn để tránh bị điện giật, nguy hiểm đến tính mạng.
- Khi nhìn thấy người bị điện giật cần báo cho người lớn để lập tức cắt nguồn điện hoặc dùng vật không dẫn điện để gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
Câu hỏi hoặc thảo luận 1 trang 36
Nêu ví dụ cho từng biện pháp tiết kiệm điện sau đây:
a) Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.
b) Sử dụng các loại thiết bị tiết kiệm điện.
c) Sử dụng hiệu quả các thiết bị điện.
d) Tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng gió,…thay vì sử dụng năng lượng điện.
Trả lời:
a) Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng: Tắt điện, tắt quạt trước khi ra khỏi nhà; tắt tivi khi không có người xem.
b) Sử dụng các loại thiết bị tiết kiệm điện: Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện, sử dụng các sản phẩm công nghệ in – vơ – tơ (inverter) …
c) Sử dụng hiệu quả các thiết bị điện: Khi ngủ thay vì bật bóng đèn điện lớn thì sử dụng bằng bóng điện ngủ, giảm thiểu việc để thiết bị ở trạng thái chờ…
d) Tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng gió,…thay vì sử dụng năng lượng điện: Sử dụng đèn năng lượng mặt trời thay cho đèn điện, sử dụng giàn năng lượng mặt trời thay cho bình nóng lạnh điện.
Câu hỏi hoặc thảo luận 2 trang 36
Nêu lí do vì sao phải sử dụng điện tiết kiệm.
Trả lời:
Phải sử dụng điện tiết kiệm để bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí, đảm bảo nguồn điện cho sau này,…
Giải Luyện tập, vận dụng Khoa học 5 Cánh diều - Bài 7
Luyện tập, vận dụng 1 trang 33
Mô tả cấu tạo và hoạt động của mạch điện thắp sáng.
Trả lời:
Mạch điện thắp sáng gồm nguồn điện, bóng đèn, dây dẫn và công tắc được nối với nhau. Khi bật công tắc (đóng mạch) thì mạch kín, nguồn điện tạo ra dòng điện chạy trong mạch. Dòng điện qua bóng đèn làm cho đèn phát sáng.
Luyện tập, vận dụng 2 trang 33
Nêu ví dụ về mạch điện thắp sáng mà em biết.
Trả lời:
Mạch điện thắp sáng mà em biết: Mạch điện thắp sáng trong gia đình em.
Luyện tập, vận dụng trang 35
Quan sát hộp đựng pin của chuột máy tính không dây, các điều khiển quạt, ti vi,…hoặc đồ chơi chạy bằng pin và cho biết:
a) Hai đầu nối pin làm bằng vậy dẫn điện hay vật cách điện? Vì sao?
b) Theo em, khi lắp pin vào hộp đựng pin cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
a) Hai đầu nối pin làm bằng vậy dẫn điện. Vì khi đó mới có thể dẫn điện từ pin đến thiết bị.
b) Theo em, khi lắp pin vào hộp đựng pin cần lưu ý: cần lắp đúng chiều của pin.
Ví dụ: Đối với lắp pin cho remote điều hoà, để remote hoạt động được cần phải lắp pin đúng chiều. Nguyên lí sẽ là cực âm của remote sẽ nối với đầu pin có dấu “–” và cực dương của remote sẽ nối với đầu pin có dấu “+”.
Luyện tập, vận dụng trang 36
Sắp xếp các thẻ chữ dưới đây thành hai nhóm các việc cần làm và các việc không được làm để tránh tai nạn do điện gây ra.
Trả lời:
- Việc cần làm:
a) Ngắt nguồn điện trước khi sửa chữa điện.
e) Báo cho thợ điện khi thấy có dây điện đứt.
- Việc không được làm:
b) Chơi thả diều dưới đường dây điện.
c) Dẫm chân lên dây điện.
d) Dùng dao, kéo cắt ngang dây điện trong mạch điện.
g) Chọc ngón tay vào ổ điện.
h) Rút ổ cắm khỏi nguồn bằng cách cầm dây điện kéo.
i) Vừa sạc điện thoại vừa gọi điện.
k) Phơi quần áo trên dây điện.
Luyện tập, vận dụng trang 37
Liệt kê những việc làm thiết thực để tiết kiệm năng lượng điện ở trường và ở nhà dựa vào gợi ý dưới đây. Với mỗi việc làm đánh dấu × vào ô tương ứng với mức độ em đã thực hiện.
Việc làm tiết kiệm điện ở trường và ở nhà | Mức độ thực hiện | ||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa thực hiện | |
? | ? | ? | ? |
Trả lời:
Việc làm tiết kiệm điện ở trường và ở nhà | Mức độ thực hiện | ||
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Chưa thực hiện | |
Tắt ti vi khi không xem | × | ||
Tắt đèn điện khi hết giờ học | × | ||
Tắt quạt khi không sử dụng | × |
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Khoa học lớp 5 Bài 24: Các giai đoạn phát triển của con người
1.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 23: Sự sinh sản ở người
5.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 22: Một số đặc điểm của nam và nữ
5.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 21: Ôn tập chủ đề Vi khuẩn
1.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 20: Một số bệnh ở người do vi khuẩn gây ra
5.000+ 1 -
Khoa học lớp 5 Bài 19: Vi khuẩn có ích trong chế biến thực phẩm
5.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 18: Vi khuẩn quanh ta
5.000+ 1 -
Khoa học lớp 5 Bài 17: Ôn tập chủ đề Thực vật và động vật
5.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 16: Sự lớn lên và phát triển của động vật
1.000+ -
Khoa học lớp 5 Bài 15: Sự sinh sản của động vật
1.000+