Giáo án Công nghệ 9 sách Chân trời sáng tạo Kế hoạch bài dạy lớp 9 môn Công nghệ năm 2024 - 2025

Giáo án Công nghệ 9 sách Chân trời sáng tạo bao gồm các bài soạn Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp, 4 chủ đề đầu của Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Công nghệ 9 CTST của mình.

Giáo án Công nghệ 9 Chân trời sáng tạo được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Giáo án Giáo dục công dân, Văn 9 Chân trời sáng tạo. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Lưu ý: Tài liệu còn thiếu chủ đề 5, 6, 7 Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà, Công nghệ 9 Nông nghiệp 4.0, Cắt may.

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ 1: NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

- Kể tên và phân tích được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức công nghệ:

· Nhận thức được nội dung cơ bản về vai trò của các nghề nghiệp có liên quan đến một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam.

· Nhận thức được một số nội dung cơ bản về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

· Tóm tắt được các tri thức, kĩ năng cơ bản của một số quá trình kĩ thuật, công nghệ có tính nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tài liệu: SGK, SGV Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp, các hình ảnh thể hiện ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- Tài liệu: SGK Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: Quan sát Hình 1.1 trong SGK trang 5 và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của một số ngành nghề và yêu cầu chung của những ngành nghề đó.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1.

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

- GV nêu yêu cầu: Hãy tìm hiểu những đặc điểm của một số ngành nghề ở Hình 1.1. Các ngành nghề đó có những yêu cầu chung nào đối với người lao động?

- GV cho HS quan sát thêm tranh, ảnh về một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

a) Kĩ thuật viên cơ khí:

+ Đặc điểm của ngành: ứng dụng các nguyên lí vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích.

+ Yêu cầu đối với người lao động: có khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.

b) Thợ lắp đặt đường dây điện:

+ Đặc điểm của ngành: lắp đặt, sửa chữa, tạo mối nối đường dây điện, cáp điện trên cao và ngầm; kiểm tra, xác định hư hỏng của các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện.

+ Yêu cầu đối với người lao động: là những người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp đặt và sửa chữa đường dây điện.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như đi tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của nghề nghiệp, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp,... chúng ta cùng vào Chủ đề 1 – Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nghề nghiệp

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 5 – 6 và thực hiện yêu cầu ở mục khám phá trang 5 - 6.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp, một số nghề phổ biến trong xã hội.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm nghề nghiệp

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

- GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và các thông tin trong SGK trang 5, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm nghề nghiệp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nghề nghiệp

1.1. Khái niệm nghề nghiệp

- Nghề nghiệp là tập hợp các công việc cụ thể, giống nhau về các nhiệm vụ hoặc có mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính.

...

Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà

CHỦ ĐỀ 1: THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT VÀ LẤY ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Mô tả được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

- Đọc được các thông số kĩ thuật chính của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

- Năng lực giao tiếp hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề về thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Chủ động, tích cực tìm hiểu các thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.

Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Tóm tắt được các kiến thức, kĩ năng cơ bản để mô tả được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được các thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ và trách nhiệm: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình vào học tập và thực tiễn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên:

- Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.

- Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK: hình ảnh một số thiết bị điện trong gia đình, hình ảnh các bộ phận chính của cầu dao, hình ảnh các bộ phận chính của aptomat, hình ảnh aptomat sử dụng trong mạng điện gia đình,…

- SGK, SGV, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.

2. Đối với học sinh:

- SGK, SBT Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập và kích thích nhu cầu tìm hiểu về thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.

b. Nội dung: GV sử dụng câu hỏi ở phần khởi động (SGK – tr5) để đặt vấn đề, HS nêu tên các thiết bị đóng cắt và lấy điện có trong hình 1.1. Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt nhằm gây chú ý của HS vào nội dung bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các thiết bị đóng cắt và lấy điện trong hình. GV gợi ý HS trả lời.

...

>> Tải file để tham khảo toàn bộ giáo án!

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm