Giáo án lớp 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (8 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 9 năm 2024 - 2025

Giáo án lớp 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống bao gồm đầy đủ các bài soạn của cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô soạn Kế hoạch bài dạy lớp 9 theo chương trình mới dễ dàng hơn.

Giáo án lớp 9 Kết nối tri thức cả năm gồm 8 môn: Tiếng Anh, Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Giáo dục thể chất, Lịch sử - Địa lí, Hoạt động trải nghiệm, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2024 - 2025:

Giáo án Ngữ văn lớp 9 sách Kết nối tri thức

Chuyện người con gái Nam Xương
(Nam Xương nữ tử truyện)
Nguyễn Dữ

I. Mục tiêu

1. Năng lực đặc thù

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian (thời gian thực và thời gian kì ảo), chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính (hành động, lời nói, tính cách), lời người kể chuyện.

- Nêu được nội dung bao quát của văn bản, bước đầu phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện và nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

- Vận dụng một số hiểu biết về lịch sử Việt Nam để đọc hiểu văn bản.

2. Năng lực chung

- Biết lắng nghe và tích cực phản hồi trong giao tiếp

- Biết tự chủ, chủ động trong tìm hiểu văn bản, tác giả và phần Tri thức ngữ văn.

- Biết xác định vấn đề, tư duy và giải quyết các nhiệm vụ được giao.

- Biết vận dụng vấn đề vào thực tiễn.

3. Phẩm chất

Trân trọng người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp và cảm thương cho người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến.

II. Phương pháp, phương tiện và chuẩn bị của học sinh

- Phương pháp: gợi mở, làm nhóm, đọc sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề

- Phương tiện: SGK, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập.

- Chuẩn bị HS: GV yêu cầu HS đọc phần tri thức ngữ văn về truyện truyền kì, đọc trước văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”

III. Tiến trình tổ chức

Hoạt động khởi động

Mục tiêu

- Huy động tri thức nền liên quan đến bài học

- Khơi gợi hứng thú, nhu cầu hiểu biết của HS về bài học

Sản phẩm

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Sản phẩm cần đạt

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hiểu biết gì về vị thế người phụ nữ Việt Nam thời Phong Kiến?

- GV cho HS trả lời câu hỏi và nhận xét.

- GV dẫn lời vào bài: Qua câu trả lời của bạn, chúng ta thấy được người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến sống khổ cực, áp bức bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ, tư tưởng nam quyền. Để hiểu rõ điều này hơn, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” (nhan đề gốc là Nam Xương nữ tử truyện) của Nguyễn Dữ.

HS trả lời câu hỏi của GV.

HS lắng nghe GV nhận xét và

HS nêu được vị thế của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn tồn tại phổ biến tư tưởng trọng nam khinh nữ

HS xác định được nhiệm vụ học tập qua tri thức nền về người phụ nữ trong xã hội Phong Kiến.

Hoạt động hình thành kiến thức

Mục tiêu

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.

- Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

- Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu VB văn học

Sản phẩm

Hoạt động GV

Hoạt động HS

Sản phẩm cần đạt

I. Đọc và tìm hiểu chung

- GV cho HS làm việc cá nhân thực hiện phiếu học tập số 1: Tìm hiểu tri thức ngữ văn (PHỤ LỤC)

- GV mời HS trình bày về tri thức ngữ văn đã tìm hiểu.

- GV cho HS thực hiện nhiệm vụ: gạch chân thông tin cần thiết về tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.

Thời gian hoạt động:

- GV mời HS trình bày về thông tin tác giả và tác phẩm trong sách giáo khoa.

- GV cho HS đọc văn bản và yêu cầu HS: Qua việc đọc văn bản, hãy nêu bố cục của tác phẩm. Lưu ý về chú thích trong văn bản.

- GV cho HS trả lời câu hỏi và nhận xét.

- GV chốt kiến thức về tri thức ngữ văn và thông tin tác giả và văn bản.

HS trình bày kết quả thảo luận về tri thức ngữ văn và thông tin tác giả, tác phẩm.

HS đọc văn bản và nêu bố cục của tác phẩm.

HS lắng nghe GV chốt kiến thức và ghi vào vở.

I. Đọc và tìm hiểu chung

Đáp án PHT số 1:

1-c

2-a

3-b

4-e

5-d

1. Tri thức ngữ văn

- Truyện truyền kì là thể loại văn xuôi tự sự, thuộc văn học viết, dùng yếu tố kì ảo làm phương thức nghệ thuật để phản ánh đời sống. Ngoài ra, tác giả sử dụng yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo kết hợp, đan xen một cách linh hoạt. Qua đó, người đọc thấy được những vấn đề cốt lõi hiện thực cũng như quan niệm, thái độ của tác giả.

- Các yếu tố trong truyện truyền kì:

+ Cốt truyện: được tổ chức dựa theo chuỗi sự kiện sắp xếp theo trật tự tuyến tính, quan hệ nhân quả.

+ Nhân vật: thế giới nhân vật khá đa dạng, phong phú, nổi bật ba nhóm: thần tiên, người trần và yêu quái.Các nhân vật có nét kì lạ, biêu hiện nguồn gốc ra đời, ngoại hình và năng lực siêu nhiên.

+ Không gian và thời gian: Không gian có sự pha trộn cõi trần, cõi tiên và cõi âm, ba cõi này không tồn tại tách biệt mà liên thông với nhau. Thời gian có sự kết hợp thời gian thực và thời gian ảo. Thời gian thực với các điểm mốc, các niên đại xác định góp phần tạo nên giá trị tác phẩm. Thời gian kì ảo ở cõi tiên, cõi âm-nơi mọi thứ ngưng đọng, không biến đổi, không giới hạn.

2. Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương

a, Tác giả: Nguyễn Dữ

– Nguyễn Dữ quê ở Hải Dương, sống vào thế kỉ XVI.

– Truyền kì mạn lục là tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Dữ, viết bằng chữ Hán.

b, Văn bản”Chuyện người con gái Nam Xương”

- Là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong tập “Truyền kì mạn lục

– Bố cục: Tác phẩm gồm ba phần.

+ Phần thứ nhất (từ đầu đến lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình): Giới thiệu về hai nhân vật Vũ Nương – Trương Sinh; gia cảnh nhà Trương Sinh và cuộc sống của Vũ Nương khi chồng đi lính.

+ Phần thứ hai (từ Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói đến nhưng việc trót đã qua rồi): Nỗi oan bị chồng nghi ngờ và hành động tự trầm của Vũ Nương.

+ Phần cuối (từ Cùng làng với nàng đến hết): Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa Phan Lang và Vũ Nương trong động của Linh Phi và việc Vũ Nương trở về trên sông gặp Trương Sinh để giải toả nỗi oan khuất.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Qua phần tri thức ngữ văn, theo em, khi đọc hiểu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, em dự định sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu được tác phẩm này?

HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV

3. Định hướng cách đọc hiểu truyện truyền kì

- Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt truyện, xác định không gian, thời gian trong truyện, tìm hiểu các nhân vật, chỉ ra và nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo, nêu chủ đề của truyện,...

II. Khám phá văn bản

1. Tìm hiểu cốt truyện, ngôi kể

GV yêu cầu HS: Từ việc đọc VB ở nhà , HS thực hiện nhiệm vụ sau: Sắp xếp các sự việc vào các ô từ 1-7. Xác định ngôi kể trong câu chuyện ở phiếu học tập số 2 (PHỤ LỤC)

Thời gian hoạt động: 3 phút

GV cho HS tóm tắt truyện và xác định ngôi kể

GV cho HS báo cáo kết quả của mình và nhận xét.

GV chốt kiến thức và bổ sung

HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả của mình.

HS lắng nghe GV nhận xét và chốt kiến thức, ghi bài vào vở.

II. Khám phá văn bản

1. Tìm hiểu cốt truyện, ngôi kể

Đáp án sắp xếp

1-c

2-d

3-e

4-f

5-b

6-a

7-g

a, Cốt truyện

- Vũ Thị Thiết (hay còn gọi là Vũ Nương), quê ở Nam Xương, là người con gái thùy mị nết na tư dung tốt đẹp.

- Điều ấy khiến cho Trương Sinh đem lòng yêu mến, xin mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ. Biết chồng mình hay ghen, đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép và không để vợ chồng bất hòa.

- Đất nước có chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con chăm sóc mẹ già. Mẹ Trương Sinh nhớ thương con mà ốm Vũ Nương hết lòng chăm sóc tận tình.

- Khi mẹ chồng chết, Vũ Nương lo ma chay chu đáo như cha mẹ đẻ. Trương Sinh trở về và bế con ra mộ mẹ, Trương Sinh tình cờ biết con còn có một người khác mà đêm đêm vẫn đến, về đến nhà chàng mắng chửi thậm tệ và ruồng bỏ đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà mặc cho hàng xóm và nàng đã hết sức thanh minh. Nàng ra sông Hoàng Giang tự vẫn, may được Linh Phi cứu giúp làm tiên nữ dưới thủy cung

- Cùng làng với làng có người tên là Phan Lang, vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung.

- Nàng đã gặp nhờ Phan gửi cho chồng tín vật. Trương Sinh biết chuyện liền lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang cho vợ, Vũ Nương hiện về trong ngày lập đàn gặp lại hai cha con.

b, Ngôi kể

Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ ba.

2. Nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh và bi kịch của nàng

GV cho HS thực hiện nhóm 4 người thực hiện phiếu học tập số 3: Tìm hiểu nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh

+ Gạch chân các chi tiết trong sách giáo khoa về nhân vật Vũ Nương. Qua nhân vật này, lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong khắc họa nhân vật?

+ Nhận xét về lời thoại của Vũ Nương khi bị chồng nghi oan. Từ đó, nhận xét nhân vật Vũ Nương.

+ Gạch chân các chi tiết trong sách giáo khoa về nhân vật Trương Sinh. Lời người kể chuyện có vai trò như thế nào trong việc khắc họa nhân vật?

- GV gợi ý, hướng dẫn cho HS:

+ Trong quá trình tìm chi tiết về nhân vật Vũ Nương và Trương Sinh, chú ý lời người kể chuyện, thái độ người kể chuyện như thế nào với nhân vật, từ đó mới nhận xét vai trò người kể chuyện trong việc khắc hóa nhân vật.

+ Trước khi nhận xét lời thoại của Vũ Nương, cần tìm lời thoại Vũ Nương nói với chồng lúc bị nghi oan. Qua từng lời thoại, nhận xét thái độ Vũ Nương. Từ đó, nhận xét nhân vật Vũ Nương

Thời gian: 12 phút (8 phút thảo luận, 4 phút báo cáo)

- GV cho HS thảo luận trong thời gian quy định.

- GV cho nhóm HS lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm mình.

- GV cho HS nhận xét kết quả của nhóm.

- GV nhận xét và chốt kiến thức

HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn, chỉ đạo của GV.

HS báo cáo kết quả thảo luận theo nhóm theo chỉ đạo của GV.

HS lắng nghe nhận xét từ GV và các bạn trong lớp.

HS lắng nghe GV nhận xét, chốt kiến thức và ghi bài vào vở.

2. Nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh và bi kịch của nàng

a, Nhân vật Vũ Nương

- Tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp

– Trong cuộc sống vợ chồng: luôn giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà.

- Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, người con dâu hiếu thảo. Lời trăng trối của bà mẹ chồng đã thể hiện sự ghi nhận nhân cách và công lao của nàng đối với gia đình nhà chồng.

- Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương có ba lời thoại:

+ Lời thoại 1: Phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình, khẳng định sự thuỷ chung, trong trắng à Nàng hết lòng tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.

+ Lời thoại 2: Nỗi đau đớn, thất vọng khi bị đối xử bất công.

+ Lời thoại 3: Lời than, cũng là lời nguyền mà Vũ Nương nói với thần sông để giãi bày nỗi niềm trước khi tự vẫn. Nhận xét: Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang, nhưng lại rơi vào bi kịch.

ð Lời người kể chuyện bộc lộ niềm cảm thông, thương xót cho Vũ Nương cũng như thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ.

b, Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương

- Nguyên nhân trực tiếp

+ Câu nói ngây thơ của bé Đản.

+ Chiếc bóng trên tường (Vũ Nương thường chỉ vào bóng của mình trên tường và bảo với con rằng đó là cha nó).

– Nguyên nhân sâu xa

+ Tính đa nghi và ghen tuông thái quá của Trương Sinh.

+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng.

+ Chiến tranh khiến gia đình li tán.

+ Tình trạng nam quyền của xã hội phong kiến.

ð Tính đa nghi, ghen tuông của Trương Sinh là nguyên nhân cơ bản đẩy Vũ Nương vào thế cùng đường, không còn cách nào khác ngoài việc tự vẫn.

c, Nhân vật Trương Sinh

- Đa nghi, phòng ngừa vợ quá sức, hay ghen.

- Khi nghe bé Đản kể với mình về người đàn ông đến hàng đêm, cứ đến rồi đi, chẳng chịu bế mình lúc đi ra mộ thăm mẹ thì nghi ngờ càng sâu, không gỡ ra được.

- Chàng không nghe vợ thanh minh, vợ hỏi thì anh không nói, chỉ biết mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi kể cả bà con làng xóm khuyên cũng không nghe.

- Đến khi bé Đản chỉ bóng người đàn ông, chàng mới tỉnh ngộ, thấu được nỗi oan của vợ.

ð Trương Sinh là người cố chấp, bảo thủ, ghen tuông mù quáng.

ð Qua đó thể hiện được bản chất xã hội Phong kiến đương thời thối nát, bất công, trọng nam quyền đã chà đạp lên số phận con người. Tính cách cố chấp, bảo thủ của Trương Sinh phản ánh chế độ nam quyền, trọng nam khinh nữ

3. Nghệ thuật

GV cho HS thực hiện nhiệm vụ nhóm theo cặp trong phiếu học tập số 4 (PHỤ LỤC):

+ Chỉ ra những yếu tố kì ảo trong tác phẩm (gạch chân trong SGK).

+ Nhận xét cách thức sử dụng yếu tố kì ảo trong tác phẩm của Nguyễn Dữ.

+ Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo đó là gì?

+ Lời bình là yếu tố thường xuất hiện ở truyện truyền kì. Lời bình đã thể hiện nội dung gì trong tác phẩm và quan niệm của tác giả thể hiện như thế nào?

Thời gian hoạt động: 13 phút (9 phút thảo luận, 4 phút báo cáo)

GV cho HS báo cáo kết quả thảo luận và cho HS ở lớp nhận xét góp ý, bổ sung

GV nhận xét và chốt kiến thức

HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV

HS báo cáo kết quả thảo luận theo nhóm theo chỉ đạo của GV.

HS lắng nghe nhận xét từ GV và các bạn trong lớp.

HS lắng nghe GV nhận xét, chốt kiến thức và ghi bài vào vở

3.Nghệ thuật

a, Các chi tiết kì ảo

Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa; Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi tiệc yến và gặp Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ nước đưa về dương thế; hình ảnh Vũ Nương hiện ra sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan; bóng Vũ Nương mờ nhạt dần và biến mất.– Cách thức sử dụng những yếu tố kì ảo trong tác phẩm: Các yếu tố kì ảo được sử dụng đan xen với yếu tố thực về địa danh (bến đò Hoàng Giang, ải Chi Lăng), thời điểm lịch sử (cuối đời Khai Đại nhà Hồ), sự kiện lịch sử (quân Minh xâm lược nước ta, nhiều người chạy trốn ra ngoài bể, rồi bị đắm thuyền),..

– Ý nghĩa của những yếu tố kì ảo:

+ Tô đậm, làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp của nhân vật Vũ Nương: dù ở thế giới khác vẫn nặng tình với cuộc đời, khao khát được phục hồi danh dự. Khát vọng được giải oan là nỗi niềm đau đáu trong lòng nàng.

+ Làm câu chuyện trở nên lung linh, kì ảo, hấp dẫn, lôi cuốn hơn.

+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho tác phẩm, thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: người tốt dù có trải qua bao oan khuất, dập vùi cuối cùng sẽ được minh oan. Tuy nhiên, kết thúc đó vẫn để lại sự xót xa, tiếc nuối vì tất cả chỉ là ảo ảnh mà thôi.

b. Lời bình của tác giả

– Lời bình nhấn mạnh ranh giới mơ hồ, khó rạch ròi, minh bạch giữa sự thật và giả dối ở đời.

– Lời bình phê phán những người đàn ông gia trưởng đã đẩy người phụ nữ vào đường cùng

III.Tổng kết

- GV đặt câu hỏi cho HS: Qua khám phá văn bản, chúng ta rút ra được cách đọc hiểu thể loại truyện truyền kì như thế nào?

- GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi

(1) Nhắc lại cách đọc hiểu qua tìm hiểu ở phần tri thức ngữ văn

(2) Qua khám phá văn bản, chúng ta khám phá thêm điều gì trong quá trình đọc hiểu văn bản?

- GV đặt câu hỏi: Qua tác phẩm ”Chuyện người con gái Nam Xương”, nội dung của tác phẩm là gì?

GV cho HS trả lời câu hỏi theo hướng dẫn, gợi ý của GV.

GV cho HS nhận xét câu trả lời

HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV

theo gợi ý

HS trả lời câu hỏi và lắng nghe nhận xét từ GV, các bạn trong lớp

HS lắng nghe GV chốt kiến thức và ghi bài

vào vở.

III. Tổng kết

1. Cách đọc hiểu thể loại truyện truyền kì

Khi đọc truyện truyền kì, cần tóm tắt các sự việc chính trong truyện và xác định nhân vật. Thứ hai, khi tìm hiểu nhân vật cần tìm những chi tiết về nhân vật(xuất thân, lời nói, hành động), chi tiết kì ảo trong truyện và tác dụng. Ngoài ra, cần hiểu về hoàn cảnh sáng tác để hiểu thời điểm trong văn bản từ đó hiểu thêm cuộc sống con người thời đó.

2. Nội dung

Qua tác phẩm ”Chuyện người con gái Nam Xương”, tác giả giúp người đọc thấy được bi kịch tan vỡ hạnh phúc gia đình, qua đó phê phán xã hội phong kiến, đồng thời bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc đối với sự bất hạnh của người phụ nữ.

....

Giáo án Toán 9 sách Kết nối tri thức

Bài 1. KHÁI NIỆM PHƯƠNG TRÌNH
VÀ HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Đại số; lớp: 9
Thời gian thực hiện: (02 tiết)

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Nhận biết phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

- Nhận biết nghiệm của phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp. Đọc SGK, trả lời các câu hỏi trong phiếu bài tập, trong SGK, câu hỏi trên lớp.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. Học sinh trình bày vấn đề, lắng nghe phân tích, thảo luận nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học.

* Năng lực Toán học:

- Giúp học sinh chuyển đổi ngôn ngữ, từ ngôn ngữ thông thường sang đọc (nói), viết, tính toán.

-Rèn luyện các năng lực toán học, nói riêng là năng lực giao tiếp toán học và năng lực tư duy và lập luận toán học.

3. Về phẩm chất:

Góp phần giúp HS rèn luyện và phát triển các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm):

+ Tích cực phát biểu, xây dựng bài và tham gia các hoạt động nhóm;

+ Có ý thức tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập; phát huy điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu của bản thân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: KHBD, Giáo án, bảng phụ, máy chiếu (nếu có), phiếu học tập, …

2. Học sinh:

+ SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

+ Ôn lại các kiến thức về vẽ đồ thị hàm số .

III. Tiến trình dạy học

Tiết 1. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (5 phút)

a) Mục tiêu: Gợi động cơ, tạo tình huống xuất hiện trong thực tế để HS tiếp cận với khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn.

b) Nội dung: HS nghe tình huống mở đầu, từ đó làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về phương trình và hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện: HS làm việc cá nhân, dưới sự hướng dẫn của GV.

Hoạt động của GV và HS

Tiến trình nội dung

* GV giao nhiệm vụ học tập: GV cho học sinh nghe video bài toán mở đầu và suy nghĩ về câu hỏi: Có thể giải bài toán đó theo cách tương tự như “giải bài toán bằng cách lập phương trình” được hay không?

* HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân.

* Báo cáo, thảo luận

- Gọi một HS lên bảng trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: – Đặt vấn đề:

Sau khi học sinh trả lời, GV có thể gợi vấn đề như sau: Thay vì gọi một ẩn là số quả cam hoặc số quả quýt thì ta có thể gọi hai ẩn số, một ẩn là số quả cam, một ẩn là số quả quýt thì sẽ thu được phương trình có dạng như thế nào?

Xét bài toán cổ sau:

Quýt, cam mười bảy quả tươi

Đem chia cho một trăm người cùng vui

Chia ba mỗi quả quýt rồi

Còn cam, mỗi quả chia mười vừa xinh

Trăm người trăm miếng ngọt lành

Quýt cam mỗi loại tính rành là bao?

Trong bài toán này có hai đại lượng chưa biết (số cam và số quýt). Vậy ta có thể giải bài toán đó tương tự “giải bài toán bằng cách lập phương trình’’ được hay không? Để trả lời câu hỏi này trước hết chúng ta cần tìm hiểu về phương trình và hệ hai phương trình bâc nhất hai ẩn.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Phương trình bậc nhất hai ẩn

a) Mục tiêu: HS nhận biết được phương trình bậc nhất hai ẩn và nghiệm của phương trình bậc nhất hai ẩn.

b) Nội dung: HS thực hiện các HĐ1, HĐ2, từ đó nhận biết được khái niệm phương trình bậc nhất hai ẩn.

c) Sản phẩm: Lời giải cho các câu hỏi trong HĐ.

d) Tổ chức thực hiện: HS hoạt động cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV.

....

Giáo án Lịch sử - Địa lí 9 sách Kết nối tri thức

CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
BÀI 1. NƯỚC NGA VÀ LIÊN XÔ TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945
(Thời gian thực hiện: 01 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- Nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập.

- Trình bày được những thành tựu và chỉ ra được những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

2. Năng lực.

2.1. Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học thông qua việc tự lực thực hiện các nhiệm vụ được giao trên lớp và ở nhà.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động thảo luận nhóm hoặc cặp đôi trong các nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực đặc thù.

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: quan sát tranh, ảnh, lược đồ; khai thác và sử dụng được thông tin tư liệu để tìm hiểu về nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1945.

- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: biết khai thác tranh, ảnh, tư liệu, bảng số liệu, kết hợp đọc thông tin trong SGK để nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô được thành lập; trình bày những thành tựu và chỉ ra được những hạn chế của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để viết đoạn văn ngắn giới thiệu về thành tựu ấn tượng nhất trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

3. Phẩm chất.

Bài học góp phần bồi dưỡng ý thức khâm phục và tự hào về những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; từ đó nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt; đồng thời tránh ngộ nhận, phủ nhận quá khứ lịch sử và những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để đạt được trong giai đoạn này.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

- Lược đồ nước Nga Xô viết chống thù trong, giặc ngoài (1918 - 1920).

- Computer, projector hoặc smart tivi, internet...

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Hoạt động mở đầu.

a) Mục tiêu

Kết nối những điều HS đã biết với những điều HS chưa biết, tạo tâm thế hứng khởi, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Phương án 1: GV sử dụng phần Mở đầu trong SGK để định hướng vào bài học mới.

- Phương án 2: GV nêu vấn đề: Trong lịch sử thế giới, Liên Xô là nước đầu tiên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội song hiện nay không còn tên gọi Liên Xô nữa. Vì sao Liên Xô được thành lập? Liên Xô được thành lập khi nào và đạt được thành tựu gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở thời kì đầu? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về những vấn đề đó.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS suy nghĩ để trả lời.

* Bước 3: Báo cáo thảo luận.

- GV gọi 2 - 3 HS lần lượt đưa ra câu trả lời, các HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung (nếu có).

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

- GV nhận xét phần trình bày của HS. GV không chốt đúng sai mà chỉ định hướng vào bài học mới.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới..

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922

a) Mục tiêu

HS nêu được những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết trước khi Liên Xô được thành lập.

b) Tổ chức thực hiện

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ.

GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong SGK, thảo luận nhóm (4 - 6 HS mỗi nhóm) để thực hiện yêu cầu: Nêu những nét chính về tình hình nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1922. HS có thể trình bày sản phẩm bằng sơ đồ tư duy hoặc bảng tóm tắt.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

Các nhóm HS thảo luận thực hiện yêu cầu.

* Bước 3: Báo cáo, thảo luận.

- Các nhóm báo cáo sản phẩm.

- Gợi ý bảng tóm tắt:

TÌNH HÌNH NƯỚC NGA XÔ VIẾT TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1922

Nội dung

Nét chính

Khó khăn

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười (1917), quân đội 14 nước đế quốc (Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,...) đã câu kết với các thế lực phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang vào nước Nga Xô viết.

Biện pháp

Từ năm 1919, Nhà nước Xô viết đã thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến (quốc hữu hoá toàn bộ các xí nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động bắt buộc,.) và kiểm soát được các ngành kinh tế then chốt.

Thang 3 - 1921, Đảng Bôn-sê-vích đã quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP). Nội dung cơ bản là bãi bỏ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chính sách thu thuế lương thực, thực hiện tự do buôn bán, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga,..

Kết quả

Nước Nga Xô viết đã từng bước vượt qua khủng hoảng, phục hồi kinh tế và đời sống nhân dân được cải thiện.

* Bước 4: Kết luận, chốt kiến thức.

GV nhận xét và chốt kiến thức, những phần HS đã làm tốt GV chốt để HS ghi bài, những phần HS chưa trình bày được thì GV bổ sung và nhấn mạnh thêm.

* Bước 5: Mở rộng.

- GV cho HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi: Vì sao nhân dân Xô viết bảo vệ được thành quả của Cách mạng tháng Mười?

- GV hướng dẫn để HS nêu được: nhờ sự ủng hộ của nhân dân, lòng yêu nước được phát huy mạnh mẽ để bảo vệ chế độ mới, Hồng quân chiến đấu dũng cảm để bảo vệ Tổ quốc, các chính sách của Đảng Bôn-sê-vích phù hợp đã đem lại nhiều kết quả tích cực

....

Giáo án Giáo dục công dân 9 sách Kết nối tri thức

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 1. SỐNG CÓ LÝ TƯỞNG (TIẾT 1)
(Bộ Kết nối tri thức)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.

- Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

2. Năng lực

- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản giúp mỗi cá nhân biết sống có lý tưởng.

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các lý tưởng cao đẹp của bản thân.

- Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

3. Phẩm chất

Yêu nước: Tích cực học tập, lao động, rèn luyện sức khoẻ, tham gia các hoạt động tập thể, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9;

- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;

- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;

- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động: Mở đầu

a) Mục tiêu. Tạo hứng thú học tập cho HS và giúp HS có hiểu biết ban đầu về việc sống có lí tưởng.

b) Nội dung. GV cho HS xem clip bài hát “Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh và trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra những ca từ thể hiện ước muốn của nhân vật trong lời bài hát và cho biết ý nghĩa của những ước muốn đó.

c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện về lý tưởng sống cao đẹp của mỗi người:

- Những ca từ thể hiện ước muốn của nhân vật trong lời bài hát: “bồ câu trắng”; “đóa hướng dương”; “vầng mây ấm”; “chết cho quê hương”.

- Ý nghĩa của những ước muốn đó: nhắn nhủ mọi người hãy sống, cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước.

d) Tổ chức thực hiện

Giao nhiệm vụ học tập:

GV cho HS xem clip bài hát “Tự nguyện” của nhạc sĩ Trương Quốc Khánh và trả lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra những ca từ thể hiện ước muốn của nhân vật trong lời bài hát và cho biết ý nghĩa của những ước muốn đó.

Thực hiện nhiệm vụ

HS xem clip và trả lời câu hỏi.

Báo cáo, thảo luận

- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình

- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh

Gv nhấn mạnh:

Lí tưởng là mục đích cao đẹp nhất mà con người mong muốn đạt tới. Khi sống có lí tưởng, con người sẽ có kế hoạch cho tương lai, có động lực để vượt qua khó khăn, thử thách, phấn đấu để đạt được những thành công trong cuộc sống và giúp ích cho cộng đồng

2. Hoạt động: Khám phá

Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung: Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

a) Mục tiêu. HS nêu được thế nào là sống có lí tưởng, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

b) Nội dung. GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1 và thông tin 2 trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1:

1/ Em hãy nêu mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thông tin.

2/ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện mong muốn đó như thế nào?

3/ Ý nghĩa của mong muốn đó với dân tộc Việt Nam là gì?

Thông tin 2:

1/ Em hãy chỉ ra mục đích sống của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và đồng đội.

2/ Chi tiết nào trong những dòng nhật kí thể hiện suy nghĩ và hành động để đạt được mục đích đó?

c) Sản phẩm.

Thông tin 1:

1/ Mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là “nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.

2/ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình gian nan để thực hiện mong muốn đó: Năm 21 tuổi ra đi tìm đường cứu nước; làm nhiều nghề, trải qua hành trình 30 năm, qua gần 30 quốc gia, hàng trăm thành phố, gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hoá, tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. (HS chia sẻ thêm những hiểu biết về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh để trả lời câu hỏi này).

3/ Ý nghĩa: Từ mong muốn đó, Người đã tìm ra con đường cứu nước, tạo ra bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng Việt Nam, đưa dân tộc ta tới độc lập, tự do và phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Thông tin 2:

1/ Mục đích sống của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và đồng đội: Chiến đấu để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, nhân dân.

2/ Chi tiết trong nhật kí thể hiện suy nghĩ và hành động để đạt được mục đích đó: “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “bằng nghị lực, bằng niềm tin ở chính nghĩa, bằng lí tưởng cuộc đời mình mà đi tiếp những bước đường gai góc gian lao”, dũng cảm đối diện với thử thách khốc liệt của chiến tranh, “sống, chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc”...

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS đọc thông tin 1 và thông tin 2 trong SGK, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

Thông tin 1:

1/ Em hãy nêu mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thông tin.

2/ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện mong muốn đó như thế nào?

3/ Ý nghĩa của mong muốn đó với dân tộc Việt Nam là gì?

Thông tin 2:

1/ Em hãy chỉ ra mục đích sống của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và đồng đội.

2/ Chi tiết nào trong những dòng nhật kí thể hiện suy nghĩ và hành động để đạt được mục đích đó?

Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh đọc thông tin.

- Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.

Báo cáo, thảo luận

HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, lần lượt viết câu trả lời ra nháp/phiếu học tập.

Kết luận, nhận định

- Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét

- GV cho HS xem clip nghệ sĩ ngâm thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên) và chia sẻ thêm về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

GV/HS chia sẻ thêm thông tin về cuốn Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm và cuộc đời bác sĩ, liệt sĩ Đặng Thuỳ Trâm.

1 . Khái niệm, ý nghĩa của việc sống có lí tưởng

- Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp và có kế hoạch, quyết tâm phấn đấu để đạt được mục đích nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

- Sống có lí tưởng giúp mỗi người có động lực phấn đấu hoàn thành mục tiêu của bản thân, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh. Người sống có lí tưởng được xã hội công nhận, tôn trọng và tin tưởng.

3. Hoạt động: Luyện tập

Câu 1. Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

a) Mục tiêu. Rèn luyện kĩ năng xử lí tình huống, liên hệ thực tế nhằm điều chỉnh ý thức, hành vi của bản thân trước những vấn đề liên quan đến nội dung bài học “Sống có lí tưởng”.

b) Nội dung. Học sinh làm việc cá nhân, cùng suy nghĩ, đưa ra các ý kiến để lý giải cho từng trường hợp cụ thể

c) Sản phẩm.

- Quan điểm a) Không đồng tình, vì: Không phải người sống có mục đích nào cũng đều là những người sống có lí tưởng vì chỉ có mục đích sống cao đẹp mới được gọi là lí tưởng.

- Quan điểm b) Đồng tình, vì: Mục đích sống cao đẹp mới được gọi là lí tưởng, suy nghĩ và hành động để thực hiện mục tiêu chung của dân tộc chính là sống có lí tưởng.

- Quan điểm c) Không đồng tình, vì: Không phải ai tích cực làm giàu đều là người sống có lí tưởng vì có những người làm giàu bất chính. Làm giàu chân chính, đóng góp cho gia đình, cộng đồng và đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh” mới là sống có lí tưởng.

- Quan điểm d) Đồng tình, vì: Lí tưởng sống được hình thành từ yêu cầu của đời sống xã hội hiện thực. Ở mỗi thời đại khác nhau, yêu cầu của đời sống xã hội hiện thực khác nhau nên con người có lí tưởng sống khác nhau.

- Quan điểm e) Không đồng tình, vì: Người có nhiều ước mơ, hoài bão nhưng ước mơ, hoài bão đó không cao đẹp và không kiên gan bên chí, nỗ lực phấn đấu để đạt ước mơ, hoài bão ấy thì không được gọi là người sống có lí tưởng.

- Quan điểm g) Đồng tình, vì: Đối với học sinh, tích cực học tập để mai sau lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước chính là sống có lí tưởng, bởi vì khi mục đích cá nhân hòa chung với mục đích của quốc gia, dân tộc thì đó chính là lí tưởng.

....

Giáo án Giáo dục thể chất 9 sách Kết nối tri thức

TÊN CHỦ ĐỀ: CHẠY NGẮN
Bài 1: Củng cố kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát.

Tiết 1: (theo PPCT)

- Củng cố kĩ thuật xuất phát

- Củng cố kĩ thuật chạy lao sau xuất

- Trò chơi phát triển sức nhanh: Đổi bóng.

Môn học: Giáo dục thể chất; lớp 9
Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức:

- Học sinh biết và thực hiện đúng kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát,biết cách chơi trò chơi phát triển sức nhanh.

2. Về năng lực:

2.1 Năng lực đặc thù.

- Năng lực vận động cơ bản: Học sinh biết và thực hiện đúng kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát; biết cách chơi trò chơi phát triển sức nhanh.

- Năng lực hoạt động TDTT: Học sinh lựa chọn và thường xuyên tập luyện nội dung bài học phù hợp để nâng cao sức khoẻ. Học sinh tham gia tốt trò chơi.

2.2 Năng lực chung.

- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh có ý thức chủ động trong tập luyện, học tập, biết xem tranh ảnh trong sách giáo khoa phục vụ nội dung bài học, tự điều chỉnh tình cảm thái độ, hành vi của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có ý thức lắng nghe, phản hồi tích cực trong quá trình học tập, xác định được mục đích nội dung, phương tiện, và thái độ giao tiếp, xác định được mục đích và phương thức hợp tác, tương tác với bạn học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ học tập, bài tập và trò chơi vận động theo yêu cầu của giáo viên.Học sinh trình bày được sản phẩm học tập.

3. Về phẩm chất.

- Nhân ái: Học sinh giúp đỡ lẫn nhau trong khi tập luyện. Yêu quý và tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.

- Trách nhiệm: Học sinh có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm hoàn thành nội dung tập luyện.

- Chăm chỉ: Học sinh chủ động hoàn thành lượng vận động của bài tập, tích cực tham gia trò chơi vận động, luôn có ý thức vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

- Trung thực: Học sinh tự giác tham gia đầy đủ các hoạt động học tập và hoàn thiện nhiệm vụ vận động, có ý thức đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống.

II. Thiết bị dạy học và học liệu.

+ Chuẩn bị của giáo viên: Trang phục gọn gàng, Kế hoạch bài dạy, Còi, dây đánh đích, đồng hồ bấm giây, tranh ảnh.

+ Chuẩn bị của học sinh: Trang phục (giày TT), sách giáo khoa phù hợp với tiết học.

III. Tiến trình dạy và học.

1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)

* Mục tiêu: Tiếp nhận ban đầu về nội dung học tập; Hoàn thành LVĐ khởi động và biết cách chơi trò chơi hỗ trợ khởi động.

* Sản phẩm:

- SP1: Học sinh tiếp nhận được về nội dung học tập;

- SP2: Học sinh chuyển được trạng thái cơ thể hoạt động bình thường sang trạng thái vào hoạt động cao hơn và biết cách chơi trò chơi hỗ trợ khởi động

Nội dung

LVĐ

Tổ chức thực hiện

Hoạt động của Gv

Hoạt động của HS

* Nhận lớp.

- Phổ biến nội dung và mục tiêu bài học.

* Khởi động chung.

- Chạy nhẹ nhàng 1 vòng quanh sân; Xoay các khớp; ép dọc, ép ngang.

* Khởi động chuyên môn.

- Chạy bước nhỏ.

- Chạy nâng cao đùi.

- Chạy đạp sau.

- Chạy tốc độ

* Trò chơi:

- Ai nhanh hơn

Giáo án Giáo dục thể chất 9

1 Vòng

2l x 8n

2l x 8n

1- 2 lần

1- 2 lần

1- 2 lần

2 – 3 lượt

Bước 1: GV giao nhiệm vụ.

- GV nhận lớp, hỏi han tình hình sức khỏe học sinh, phổ biến nội dung và mục tiêu bài học.

- Gv di chuyển, quan sát và chỉ dẫn đôn đốc học sinh.

- Gv phổ biến cách chơi, luật chơi trò chơi.

Bước 4: GV kết luận, nhận định.

- GV GV sử dụng PP trực quan và PP lời nói nhận xét đánh giá.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.

- Cán sự lớp tập hợp lớp theo đội hình 4 hàng ngang, báo cáo sĩ số.

- HS quan sát, lắng nghe nội dung và mục tiêu giờ học.

- Cs lớp tổ chức khởi động.

- Đội hình nhận lớp.

Giáo án Giáo dục thể chất 9

- Đội hình khởi động chung.

Giáo án Giáo dục thể chất 9

- Đội hình khởi động CM.

Giáo án Giáo dục thể chất 9

Bước 3; Tổ chức báo cáo.

- Cán sự lớp báo cáo kết quả hoàn thành lượng vận động khởi động

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (8 phút)

* Mục tiêu:

- Bước đầu học sinh nhận biết và mô tả đúng kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát

* Sản phẩm:

- SP1: Hs hiểu được tầm quan trọng kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát.

- Nghiên cứu tranh và mô tả cách thức thực hiện

- Củng cố kĩ thuật xuất phát

- Củng cố kĩ thuật chạy lao sau xuất phát

Giáo án Giáo dục thể chất 9

- Quan sát mẫu, nghe GV phân tích và thực hiện.

.

4 phút

4Phút

2 -3 lần

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV Chia lớp thành 04 nhóm, phát tranh ảnh cho các nhóm tự nghiên cứu và thực hiện.

- GV làm mẫu, phân tích kỹ thuật và hướng dẫn cả lớp thực hiện, kết hợp với quan sát và sửa sai.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận.

- GV đánh giá bằng PP quan sát, cho theo 2 mức:

+ Đạt: Thực hiện đúng kĩ thuật động tác.

+ Chưa đạt: Thực hiện chưa đúng kĩ thuật động tác..

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Nhóm trưởng điều hành HS trong nhóm xem tranh, thảo luận và thực hiện.

- Học sinh chủ động hợp tác trao đổi ý kiến.

- HS lắng nghe, quan sát GV làm mẫu và phân tích.

Bước 3: Tổ chức báo cáo.

- GV mời đại diện một số nhóm mô tả cách thức thực hiện, sau đó mời các nhóm còn lại nhận xét.

.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (12 phút)

* Mục tiêu:

- Hs biết kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát.

* Sản phẩm:

- SP1: Hs thực hiện được kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát.

* Thực hiện tập luyện kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát.

Giáo án Giáo dục thể chất 9

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV hướng dẫn và tổ chức học sinh tập luyện lần lượt các bài tập theo hình thức nhóm đồng loạt; lưu ý những sai sót thường gặp và cách sửa sai.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận

- GV đánh giá bằng PP quan sát, cho theo 2 mức.

+ Đạt: Thực hiện đúng kĩ thuật động tác.

+ Chưa đạt: Thực hiện chưa đúng kĩ thuật động tác.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Tập luyện cá nhân:

+ Hs tại chỗ tự thực hiện

Giáo án Giáo dục thể chất 9

- Tập luyện cặp đôi

+ Học sinh luân phiên hô khẩu lệnh cho bạn thực hiện.

Giáo án Giáo dục thể chất 9

- Tập luyện nhóm:

+ Nhóm 4 học sinh lần lượt lên thực hiện.

Giáo án Giáo dục thể chất 9

Bước 3: Tổ chức báo cáo

- GV gọi 2 – 3 hs lên thực hiện. GV gợi ý để HS nhận xét và GV đưa ra kết luận.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)

* Mục tiêu:

- Học sinh biết vận dụng chơi trò chơi.

- Biết tác dụng của kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát.

* Sản phẩm:

- SP1: Hs thực hiện được trò chơi.

- SP2: Hiểu và vận dụng được tác dụng kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy cư ly ngắn.

- Thực hiện

trò chơi phát triển sức nhanh: Đổi bóng

- Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi vận dụng.

+ Tác dụng kĩ thuật xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát trong chạy cư ly ngắn?

3 hiệp

(5-7 phút)

3 – 5 phút

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 02 đội bằng nhau. Giáo viên phổ biến nội dung trò chơi, cách chơi luật chơi và tổ chức trò chơi.

- Gv đặt câu hỏi vận dụng.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện, kết luận

- GV nhận xét, đánh giá về mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của HS.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát, lắng nghe và thực hiện trò chơi.

- Học sinh chơi trò chơi nhiệt tình đoàn kết.

- Đội hình trò chơi.

Giáo án Giáo dục thể chất 9

- Hs suy nghĩ lên trả lời câu hỏi vận dụng.

Bước 3: Tổ chức báo cáo

- HS báo các kết quả thực hiện trò chơi, câu hỏi vận dụng

5. Hoạt động: Kết thúc (5phút)

* Mục tiêu:

- Học sinh biết cách đưa cơ thể về trạng thái ban đầu.

- Học sinh biết cách định hướng tự học và luyện tập ở nhà

* Sản phẩm:

- SP1: Cơ thể được hồi phục sau luyện tập.

- SP2: Phẩm chất, năng lực hình thành ở HS.

* Hồi tĩnh:

- Thả lỏng cơ toàn thân

(nên sử dụng âm nhạc làm nền khi học sinh thả lỏng)

* Nhận xét và hướng dẫn tự tập luyện ở nhà:

- Ưu điểm; Hạn chế cần khắc phục

- Hướng dẫn tập luyện ở nhà

* Xuống lớp:

3 phút

2 phút

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Hướng dẫn HS thực hiện thả lỏng; nhận xét giờ học

- Hướng dẫn HS sử dụng SGK để tự tập luyện (buổi học sau mời 1 - 2 HS thực hiện kĩ thuật động tác).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện các động tác thả lỏng, hồi tĩnh

- HS chú ý lắng nghe.

- HS tiếp nhận bài tập của GV: Tự tập luyện ngoài giờ, các tình huống vận dụng.

....

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 sách Kết nối tri thức

Bài 1: NHẬN BIẾT MỘT SỐ DỤNG CỤ HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Tên một số dụng cụ thí nghiệm và chức năng sử dụng; các lưu ý khi sử dụng các dụng cụ và cách bảo quản chúng.

- Các hoá chất cơ bản trong phòng thí nghiệm; cách bảo quản và sử dụng chúng.

- Cấu trúc của bài báo cáo một vấn đề khoa học: 1.Tiêu đề; 2.Tóm tắt; 3.Giới thiệu; 4.Phương pháp; 5.Kết quả; 6.Thảo luận; 7.Kết luận; 8.Tài liệu tham khảo.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động tìm hiểu kiến thức về các dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9 trong SGK.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động tìm hiểu về một số dụng cụ và cách sử dụng. Chủ động nêu ý kiến thảo luận để đề xuất dụng cụ, hoá chất sử dụng và quy trình thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid hoặc base.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid, base.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 9.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

3. Phẩm chất:

Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc tìm hiểu về cách sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và chia sẻ các nội dung tìm hiểu được với các thành viên trong nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1.Giáo viên:

- Thiết bị dạy học

+ Thiết bị công nghệ, phần mềm: Máy vi tính, máy chiếu, MS PowerPoint

+ Thiết bị dạy học khác: Dụng cụ thí nghiệm cho mỗi nhóm HS: 2 ống nghiệm hoặc cốc thuỷ tinh, giấy pH hoặc bộ que thử pH, 1 bình xịt nước, 1 ống pipet, 1 ống chia, dụng cụ trộn và đựng dung dịch, acid axetic hoặc acid clohidric loãng, dung dịch nước xút (NaOH) hoặc dung dịch ammoniac.

- Học liệu: Các hình ảnh: (1) một số dụng cụ thí nghiệm như ống thí nghiệm, lọ đựng hoá chất,...(2) không gian phòng thí nghiệm, (3) biển cảnh báo an toàn trong phòng thí nghiệm.

2. Học sinh: Đọc trước bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)

a) Mục tiêu: Khơi gợi được sự tò mò của HS, giúp HS xác định được các hoạt động tiếp theo. Nêu được cách lựa chọn hoá chất và dụng cụ phù hợp khi tiến hành các thí nghiệm.

b) Nội dung:

GV đưa ra tình huống: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hoá chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Dự đoán: Để lựa chọn được dụng cụ, hóa chất phù hợp giúp thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn ta cần:

- Tìm hiểu về cấu tạo, chức năng (công dụng) của dụng cụ, hóa chất.

- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, những lưu ý khi thực hiện thí nghiệm với dụng cụ và hóa chất.

HS xác định được nhiệm vụ của hoạt động tiếp theo: Tìm hiểu một số đồ dùng thí nghiệm và cách sử dụng

d)Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi: Để kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, cần tiến hành thí nghiệm. Làm thế nào lựa chọn được dụng cụ, hoá chất phù hợp để thực hiện thí nghiệm thành công và an toàn? và yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trong 2 phút.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ nếu cần.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV gọi HS trình bày kết quả trả lời câu hỏi.

- Một số HS trình bày câu trả lời theo quan điểm cá nhân.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV phân tích, nhận xét câu trả lời của học sinh.

- GV nhận xét: Số HS trả lời đúng các câu hỏi và về thái độ làm việc của HS.

- GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài mới. GV có thể dẫn dắt: tiến hành các thí nghiệm là một hoạt động quan trọng kiểm chứng các dự đoán trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Các dụng cụ thí nghiệm, hoá chất được lựa chọn như thế nào? Kết quả thí nghiệm được trình bày ra sao để đảm bảo tính khoa học? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được những câu hỏi đó.

...

Giáo án Tiếng Anh 9 Global Success

UNIT 1: LOCAL COMMUNITY
Lesson 1: Getting started – I really love where I live now.

I. OBJECTIVES

By the end of this lesson, Ss will be able to:

1. Knowledge

- Gain an overview about the topic Local community;

- Gain vocabulary to talk about community;

2. Competences

- Develop communication skills;

- Be collaborative and supportive in pair work and team work.

3. Personal qualities

- Be friendlier and willing to help the local community;

- Actively participate in community services;

- Develop self-study skills.

II. MATERIALS

- Grade 9 textbook, Unit 1, Getting started

- Computer connected to the Internet

- Projector / TV

- hoclieu.vn

Language analysis

Form

Pronunciation

Meaning

Vietnamese equivalent

1. suburb (n)

/ˈsʌbɜːb/

vùng ngoại ô

2. facilities (n)

/fəˈsɪlətiz/

cơ sở vật chất

Assumption

Anticipated difficulties

Solutions

Students may lack experience of group/ teamwork.

- Encourage students to work in groups so that they can help each other.

- Give short, clear instructions and help if necessary.

III. PROCEDURES

1. WARM-UP (5 mins)

a. Objectives:

- To activate students’ knowledge on the topic of the unit;

- To enhance students’ skills of cooperating with teammates.

b. Content:

- Brainstorming

c. Expected outcomes:

- Students can answer some questions of the teacher about community services.

d. Organisation:

TEACHER’S ACTIVITIES

STUDENTS’ ACTIVITIES

CONTENTS

Brainstorming

- Teacher divides the class into 2 teams.

- Teacher asks students to close the books, shows a picture of a neighbourhood and asks them to write down as many things they can see in the picture in 1 minute. The team who has more correct answers is the winner.

- Teacher sets the context for the listening and reading text: Write the title on the board I really love where I live now.

- Students work in 2 teams and follow the teacher's instruction to play the game.

Questions:

What can you see in this neighbourhood?

Suggested answers:

- cinema

- buildings

- …

e. Assessment:

- T checks ss’ answers and gives feedback.

...

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 sách Kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: EM VỚI NHÀ TRƯỜNG

Sau khi tham gia các hoạt động trong chủ đề này, HS

  • Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô.
  • Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường, tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.
  • Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường.
  • Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường
  • ham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh

Phát triển phẩm chất:

  • Nhân ái, khoan dung, tôn trọng mọi người qua các hoạt động tìm hiểu và thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè, thầy cô, tìm hiểu và thực hành phòng chống bắt nạt học đường
  • Trách nhiệm thông qua các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường, tham gia lao động công ích.

Phát triển các năng lực:

- Thích ứng với cuộc sống qua các hoạt động thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà với bạn bè. thầy cô.

- Thiết kế và tổ chức hoạt động qua xây dựng, thực hiện kế hoạch: phòng chống bắt nạt học đường lao động công ích: làm sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.

  • Tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè thầy cô
  • Giao tiếp và hợp tác qua việc cùng các bạn trong lớp trong nhóm thực hiện các hoạt động trong chủ đề

TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
THAM GIA CUỘC PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA
“XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG”
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH.

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau khi tham gia trải nghiệm các hoạt động trong nội dung này, HS sẽ:

  • HS làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường, tự hào vể những truyền thống của nhà trường.
  • Định hướng các hoạt động trải nghiệm trong nội dung 1 của chủ để.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác khi tham gia các hoạt động trong chủ để.

- Năng lực riêng:

  • Tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô.
  • Giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp.

3. Phẩm chất: Phát triển các phẩm chất nhân ái, khoan dung, tôn trọng bạn bè và mọi người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV:

  • Xây dựng kế hoạch cuộc phát động “Xây dựng truyền thống nhà trường.
  • Chuẩn bị không gian, địa điểm để trưng bày và giới thiệu sản phẩm: phòng truyền thống, hành lang, trang mạng xã hội của trường.
  • Hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị phục vụ hoạt động định hướng.
  • Phân công lớp/ số trực tuần xây dựng chương trình, cả người dẫn chương trình (MC) và chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ
  • Chuẩn bị một bức ảnh có tên "Bà lão hay cô gái và một bức tranh (kích thước bất kì).

2. Đối với HS:

  • Sách giáo khoa (SGK) và sách bài tập (SBT) hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.
  • Xây dựng chương trình, cử MC, chuẩn bị 2 – 3 tiết mục văn nghệ theo sự phân công
  • Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ để làm các sản phẩm truyền thống nhà trường như giấy, bút màu, bìa cứng, cây xanh,...
  • Giấy A0, bút dạ màu xanh, đỏ, bút màu cho hoạt động thảo luận.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi diễn ra buổi lễ khai giảng chào mừng năm học mới.

b. Nội dung: HS ổn định vị trí chỗ ngồi, đội văn nghệ thể hiện tiết mục mở màn.

c. Sản phẩm: HS trình bày.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, hưởng ứng tiết mục văn nghệ chào mừng lễ khai giảng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tổ chức lễ khai giảng

a. Mục tiêu:

  • Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng và cảm thấy tự hào, hạnh phúc khi được thầy cô, các anh chị chào đón.
  • Tự tin tham gia lễ khai giảng và có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng.

b. Nội dung: GV cùng BGH tổ chức lễ khai giảng, HS trật tự, chú ý lắng nghe, quan sát.

c. Sản phẩm: Trình tự diễn ra buổi lễ khai giảng.

d. Tổ chức thực hiện:

Thực hiện các nghi thức theo chương trình của ngày khai giảng chào mừng năm học mới:

  • Đón tiếp đại biểu.
  • Tổ chức lễ diễu hành: rước cờ, ảnh Bác Hồ.
  • Lễ chào cờ.
  • Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu đến dự lễ khai giảng.
  • Đại diện địa phương hoặc nhà trường đọc thư của chủ tịch nước gửi GV và HS nhân ngày khai giảng.
  • Hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng năm học mới.
  • Đại diện GV và HS phát biểu ý kiến, cam kết thi đua dạy tốt, học tốt.
  • Đại biểu phát biểu ý kiến, chào mừng ngày khai giảng.

Hoạt động 2: Tham gia cuộc phát động phong trào thi đua “Xây dựng truyền thống nhà trường” của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

a. Mục tiêu:

  • HS làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường, tự hào về những truyền thống của nhà trường
  • Định hướng cho IIS tham gia các hoạt động trải nghiệm trong nội dung 1 của chủ đề.

b. Nội dung: HS làm các sản phẩm / công trình đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường

c. Sản phẩm: HS trưng bày sản phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoặc tổng phụ trách (TPT) lên phát động cuộc thi đua xây dựng truyền thống nhà trường.

+ Nội dung: Mỗi lớp sẽ làm ít nhất 1 sản phẩm/ công trình để đóng góp vào truyền thống của nhà trường. Sản phẩm/ công trình đó có thể là khuôn viên cây xanh, xây dựng thư viện lớp học tạo góc checkin ở sân trường...

+ Hình thức trình bày: Sau khi các lớp đã hoàn thành sản phẩm/ công trình của lớp mình thì có thể qua hình ảnh lên fanpage của Trường để giới thiệu sản phẩm của lớp. Hình ảnh sản phẩm của lớp nhận được nhiều bình luận, yêu thích và chia sẻ cũng được coi như một tiêu chí giành giải của cuộc thi.

+ Thời gian làm sản phẩm: 2 tuần kể từ ngày phát động phong trào thi đua

- Kết thúc buổi phát động thi đua. GV hoặc là bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Làm sản phẩm đóng góp vào truyền thống nhà trường chính là việc làm có ý nghĩa, tạo dựng những giá trị tốt đẹp và xây dựng văn hoá nhà trường là việc làm, trách nhiệm của tất cả thành viên trong nhà trường bao gồm GV, cán bộ nhân viên nhà trường và HS

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.

HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng

- MC giới thiệu truyền thông nhà trường, chiếu một số hình ảnh về truyền thống nhà trường một số hình ảnh về công trình của HS ở các trường khác (nếu sân trường có màn hình Led).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-Lắng nghe yêu cầu và ý nghĩa hoạt động và hỏi lại nếu chưa rõ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá hoạt động.

-HS nắm được yêu cầu và ý nghĩa của hoạt động để về lớp triển khai thực hiện.

C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI

a. Mục tiêu: HS tiếp tục tìm hiểu về truyền thống nhà trường

b. Nội dung: Về kết quả học tập và rèn luyện.

c. Sản phẩm: Hs trình bày với các bạn trong lớp

d. Tổ chức thực hiện:

- HS chia sẻ, giao lưu với các bạn trong lớp về kết quả học tập và rèn luyện

....

>> Tải file tài liệu để xem giáo án lớp 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm