Giáo án lớp 9 sách Chân trời sáng tạo (7 môn) Kế hoạch bài dạy lớp 9 năm 2024 - 2025

Giáo án lớp 9 sách Chân trời sáng tạo bao gồm đầy đủ các bài soạn của cả năm học 2024 - 2025, giúp thầy cô soạn Kế hoạch bài dạy lớp 9 theo chương trình mới dễ dàng hơn.

Giáo án lớp 9 Chân trời sáng tạo cả năm gồm 7 môn: Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân, Hoạt động trải nghiệm, Công nghệ, Mĩ thuật, được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com để chuẩn bị thật tốt cho năm học 2024 - 2025:

Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

BÀI 1 - THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG
Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 13 tiết

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài học này, HS có thể:

1. Năng lực

1.1. Năng lực chung

- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua VB.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà VB muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của VB; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống, cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do VB đã học mang lại.

1.2. Năng lực đặc thù

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận ra được ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

- Năng lực sáng tạo: Có những lí giải mới mẻ về VB.

2. Phẩm chất

- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành động thiết thực.

- Chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao.

II. KIẾN THỨC

- VB văn học; hình thức nghệ thuật của VB văn học.

- Kết cấu của bài thơ; ngôn ngữ thơ.

- Cách đọc bài thơ theo đặc điểm thể loại.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Tuỳ điều kiện, GV nên chuẩn bị một số phương tiện dạy học dưới đây:

- Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng chiếu ngữ liệu, tranh ảnh (nếu có).

- Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.

- Sơ đồ, biểu bảng.

- PHT, bảng kiểm kĩ năng đọc diễn cảm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu: HS nghe bài thơ và đoán địa danh được nhắc đến trong bài thơ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ cảm nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS chia sẻ câu trả lời trước lớp, HS khác lắng nghe

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi những chia sẻ hay và thú vị của HS.

- Từ chia sẻ của HS, GV tổng kết lại ý kiến và gợi dẫn vào chủ đề bài học

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Thương nhớ quê hương và liên hệ được với những suy nghĩ trải nghiệm của bản thân.

b. Nội dung: GV gợi dẫn HS thông qua các câu danh ngôn để đưa HS đến với chủ điểm bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS chia sẻ được suy nghĩ, trải nghiệm bản thân về việc học.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học trong SGK (trang 10) và dẫn HS vào chủ điểm của bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc phần giới thiệu bài học

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS chia sẻ, trả lời các câu hỏi gợi mở của GV trước lớp, yêu cầu HS cả lớp lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tuyên dương tinh thần tham gia thảo luận của cả lớp.

- GV chốt kiến thức về chủ đề bài học . Ghi lên bảng.

I. Giới thiệu bài học.

- Chủ đề 1: Tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng, là sợi dây gắn kết con người với cội nguồn, tổ tiên, ông bà, cha mẹ, họ hàng, làng xóm,… càng trưởng thành ta càng thấu hiểu ý nghĩa của 2 tiếng “quê hương”, và nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với quê hương.

Bài học này sẽ giúp em cảm nhận được điều đó qua các bài thơ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được khái niệm văn bản văn học, hình thức nghệ thuật của văn bản văn học, kết cấu của bài thơ, ngôn ngữ thơ.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến phần Tri thức Ngữ Văn.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung phần Tri thức Ngữ Văn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm thơ sáu chữ, thơ bảy chữ, vần liền và vần cách

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi nhằm trả lời câu hỏi ngắn và câu điền khuyết:

Câu 1: Công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập của văn bản văn học được gọi là gì? (Văn bản văn học)

Câu 2: Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng ________ hoặc dưới dạng _______ với quy mô có thể chỉ là ______ đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang. (truyền miệng - viết - một câu, vài dòng)

Câu 3: Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là gì?

Câu 4: Kết cấu bài thơ là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về _______ và _______ bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng tác phẩm. (nội dung - hình thức)

Câu 5: Kết cấu bài thơ được thể hiện ở những phương diện tổ chức nào trong tác phẩm? (sự lựa chọn thể thơ, sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định, sự triển khai mạch cảm xúc, sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ và các biện pháp tu từ)

Câu 6: Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm nào?

(hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối, …)

Câu 7: Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua _____, _____ của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. (âm thanh - nhịp điệu)

Sau khi HS thực hiện 7 câu hỏi trên, các em sẽ hoàn thành sơ đồ tư duy Tri thức Ngữ Văn vào vở. Với những ô để dấu ba chấm, các em sẽ điền khái niệm/đặc điểm của tri thức đó, sơ đồ này sẽ giúp các em ghi nhớ được các yếu tố thuộc bình diện nội dung và hình thức cũng như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong văn bản văn học.

Văn 9

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS ghi chép tóm lược nội dung ý chính về liên kết văn bản.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, không cần giảng quá chi tiết và chốt lại kiến thức 🡺 Ghi lên bảng.

II. Tri thức Ngữ văn

1. Văn bản văn học

● - Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và là đơn vị độc lập cơ bản của văn học.

● - Văn bản văn học có thể tồn tại dưới dạng truyền miệng hoặc dưới dạng viết (văn tự) với quy mô có thể chỉ là một câu, vài dòng (tự ngữ, ca dao, …) đến hàng vạn câu, hàng ngàn trang (sử thi, tiểu thuyết, …).

● - Về cấu trúc, văn bản văn học là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt yếu tố thuộc các bình diện khác nhau của nội dung và hình thức.

2. Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học

Hình thức nghệ thuật của văn bản văn học là cách tổ chức, kết nối mọi yếu tố (bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ, vần, nhịp, …) nhằm tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm.

3. Kết cấu của bài thơ

- Là toàn bộ tổ chức chặt chẽ và sinh động các yếu tố về nội dung và hình thức của bài thơ, tạo ra tính toàn vẹn và thể hiện một cách tốt nhất chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

- Kết cấu của bài thơ được biểu hiện ở mọi phương diện tổ chức của tác phẩm: sự lựa chọn thể thơ, sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định, sự triển khai mạch cảm xúc, sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ và các biện pháp tu từ,…

4. Ngôn ngữ thơ

- Ngôn ngữ thơ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gợi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối,...

- Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ. Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.

GV có thể trình bày bảng theo dạng sơ đồ sau để HS dễ nắm bắt, với những kiến thức mới nên ghi bằng phần màu.

Văn 9

....

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo

MỞ ĐẦU
BÀI 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT. THUYẾT TRÌNH MỘT VẤN ĐỀ KHOA HỌC

Thời lượng: 3 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nhận biết được một số dụng cụ và hoá chất sử dụng trong học tập Khoa học tự nhiên 9.

- Trình bày được các bước viết và trình bày báo cáo; làm được bài thuyết trình một vấn đề khoa học.

2. Về năng lực

a) Năng lực chung

- Tích cực thảo luận để thực hiện nhiệm vụ của nhóm trong hoạt động tìm hiểu về một số dụng cụ và cách sử dụng.

- Chủ động nêu ý kiến thảo luận để đề xuất dụng cụ, hoá chất sử dụng và quy trình thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid hoặc base.

- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid, base.

- Chủ động tìm hiểu kiến thức về các dụng cụ sử dụng trong môn Khoa học tự nhiên 9 trong SGK.

b) Năng lực KHTN

- Nhận biết được một số dụng cụ và hóa chất trong học tập KHTN 9.

- Phát triển khả năng làm việc nhóm, trình bày báo cáo và làm được một bài thuyết trình về vấn đề khoa học.

3. Về phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập KHTN.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy tính, máy chiếu.

- File trình chiếu ppt hỗ trợ bài dạy.

- Các hình ảnh: (1) một số dụng cụ thí nghiệm như ống thí nghiệm, lọ đựng hoá chất,...(2) không gian phòng thí nghiệm, (3) biển cảnh báo an toàn trong phòng thí nghiệm.

- Các video hỗ trợ bài giảng.

- Phiếu học tập (in trên giấy A1):

XÂY DỰNG KIẾN THỨC

Câu 1. Hãy cho biết những dụng cụ ở Hình 1.1 được sử dụng để hỗ trợ học tập lĩnh vực nào trong Khoa học tự nhiên 9?

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Câu 2. Trong số các hợp chất được chỉ ra ở Hình 1.2, em hãy cho biết những hoá chất nào thường gặp trong tự nhiên, những hoá chất nào thường sử dụng trong sản xuất bánh, kẹo.

Giáo án Khoa học tự nhiên 9 sách Chân trời sáng tạo

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

Câu 3. Vì sao hoá chất đựng trong chai, lọ, bao bì phải được dán nhãn với đầy đủ thông tin?

.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................

....

Kế hoạch bài dạy môn Toán 9 Chân trời sáng tạo

Bài 1. PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Đại số; lớp: 9

Thời gian thực hiện: (04 tiết)

I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức:

- Giải được phương trình tích có dạng (a1x + b1)(a2x + b2) = 0

- Giải được phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất.

2. Về năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học và năng lực giao tiếp, hợp tác: khi mỗi HS tự thực hiện các hoạt động Khám phá 1, 2, 3; hoạt động Thực hành 1, 2, 3, 4; sau đó thực hiện các hoạt động Vận dụng 1, 2 để trình bày kiến thức về cách giải phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu

* Năng lực Toán học:

- Tư duy và lập luận toán học; mô hình hoá toán học; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

3. Về phẩm chất:

- Trách nhiệm và chăm chỉ: HS có trách nhiệm trong hoạt động cá nhân tự giác thực hiện các bài tập thực hành 1, 2, 3, 4. Cá nhân chăm làm thực hiện các hoạt động, khám phá ra các nội dung mới cho bản thân.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên: Sách giáo khoa (SGK), Sách giáo viên (SGV), kế hoạch bài dạy (KHBD).

2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)

a) Mục tiêu: Giúp HS tiếp cận dạng phương trình tích, gợi sự tò mò về cách tính thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất, dẫn đến bài học về phương trình tích.

b) Nội dung: HS trả lời được cách tính thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất.

c) Sản phẩm: HS tính được thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV VÀ HS

Dự kiến sản phẩm

* GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS đọc đề và thực hiện hoạt động

Khởi động.

* HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện trả lời câu hỏi ở hoạt động Khởi động.

* Báo cáo, thảo luận

- Gọi một HS lên bảng trình bày.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

* Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS.

Độ cao h (mét) của một quả bóng gôn sau khi được đánh t giây được cho bởi công thức . Có thể tính được thời gian bay của quả bóng từ khi được đánh đến khi chạm đất không?

Toán 9

2. Hoạt động 1: Hình thành kiến thức (phút)

Hoạt động 1.1: Phương trình tích (phút)

a) Mục tiêu:

- HS giải được phương trình tích có dạng (a1x + b1)(a2x + b2) = 0.

b) Nội dung:

– Cá nhân HS quan sát và trả lời câu hỏi trong hoạt động Khám phá 1.

– GV giới thiệu phương trình tích có dạng (a1x + b1)(a2x + b2) = 0.

– GV nêu cách giải phương trình tích.

....

Kế hoạch bài dạy môn Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo

BÀI 1: SỐNG CÓ LÍ TƯỞNG
(3 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
  • Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động trong giao tiếp; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực nhận thức chuẩn mực hành vi:

  • Nêu được khái niệm sống có lí tưởng.
  • Giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.
  • Nhận biết được lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Xác định được lí tưởng sống của bản thân và nỗ lực học tập, rèn luyện theo lí tưởng.

3. Phẩm chất

Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động thể hiện sống có lí tưởng.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Học liệu

  • SGK, tài liệu tham khảo về chủ đề Sống có lí tưởng.
  • Giấy A4, A3, A0, viết lông, sáp màu,…

2. Học liệu số phần mềm thiết bị công nghệ

  • Máy tính, máy chiếu, phần mềm PowerPoint,...
  • Các tranh vẽ, hình ảnh và video clip thể hiện nội dung về sống có lí tưởng

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế tích cực cho HS trước khi bắt đầu bài học.

- HS trình bày và giải thích được về những ca từ trong lời bài hát thể hiện mục đích sống cao đẹp.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác thuật tia chớp.

- GV chia lớp thành bốn nhóm (mỗi nhóm là một đội chơi) và giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm (GV có thể linh hoạt sử dụng các kĩ thuật chia nhóm).

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc lời bài hát trong SGK trang 5 và cho biết những ca từ nào thể hiện mục đích sống cao đẹp. Giải thích vì sao.

- HS lắng nghe nhiệm vụ và phản hồi về việc hiểu yêu cầu của nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tương tác, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

* Sản phẩm dự kiến: Những ca từ thể hiện mục đích sống cao đẹp trong lời bài hát là: “toả ngát hương thơm cho đời”, “hiến dâng cho cuộc đời”,... Vì những ca từ này có ý nghĩa thể hiện mục đích sống cao đẹp, sống không chỉ cho bản thân mình mà còn phấn đấu để đạt được mục đích, lí tưởng, nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia và nhân loại,…

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bài 1: Sống có lí tưởng

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

* Nhiệm vụ 1: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm sống có lí tưởng và giải thích được ý nghĩa của việc sống có lí tưởng.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác thuật phòng tranh.

*Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn thực hiện:

– GV nêu vấn đề học tập, chia nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn hoạt động nhóm.

– Cách chia nhóm: GV chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin trong SGK trang 6 – 7 và thực hiện yêu cầu: Em hãy nêu mục đích sống của nhân vật trong các thông tin.

+ Nhóm 3, 4: Quan sát hình ảnh trong SGK trang 7 và thực hiện yêu cầu: Em hãy đặt tên cho bức tranh của hoạ sĩ Phạm Cao Thái Bảo và viết lời bình.

+ Nhóm 5, 6: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong SGK trang 6 – 7 và thực hiện yêu cầu: Em hãy xác định điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh cho biết thế nào sống tưởng, ý nghĩa của sống tưởng.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

– GV tổ chức cho các nhóm thảo luận trong khoảng 4 phút.

– HS lắng nghe nhiệm vụ, cùng nhau thảo luận về nội dung được phân công và đưa ra câu trả lời phù hợp.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

– Sau khi thảo luận, các nhóm ghi lại nội dung đã thống nhất ra giấy A3 và dán lên bảng trưng bày.

– GV yêu cầu các nhóm đứng lên và đi tham quan sản phẩm của nhau, nhận xét và đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Sau đó, mỗi nhóm cử một HS đại diện lên thuyết trình, các nhóm khác đặt câu hỏi, nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: Mục đích sống của nhà văn Nikolai Ostrovsky trong thông tin 1:

+ Hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất, đó là đấu tranh giải phóng loài người; Mục đích sống của Liệt sĩ Bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm trong thông tin 2:

+ Hiến dâng cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của đất nước.

– Xúc động trước sự hi sinh của ba chiến sĩ Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, hoạ sĩ Phạm Cao Thái Bảo đã vẽ bức tranh về các anh và chia sẻ: “Hồi xưa mình thường hay định nghĩa một cách ước lệ rằng, thiên thần là những con người xinh đẹp, lộng lẫy, có đôi cánh để bay và nhiều phép thuật. Mãi sau này mới hiểu rằng, thiên thần cũng chỉ là những người bình thần như chúng ta nhưng họ dám sống một cuộc đời phi thường, sẵn sàng hi sinh chính mình để bảo vệ người khác,...”.

– Điểm chung về mục đích sống của nhân vật trong các thông tin, hình ảnh là đều xác định được mục đích sống cao đẹp, sống và hi sinh theo lí tưởng cao cả, đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

– Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

– Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV đưa ra nhận xét, đánh giá và kết luận.

1. Khái niệm: Sống có lí tưởng là xác định được mục đích cao đẹp, kế hoạch hành động của bản thân và phấn đấu để đạt được mục đích đó nhằm đóng góp cho lợi ích của cộng đồng, quốc gia, nhân loại.

2. Ý nghĩa: Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại.

* Nhiệm vụ 2: Đọc thông tin thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu: HS xác định được vai trò, nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những nhiệm vụ, việc làm của bản thân trong học tập và cuộc sống.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề và kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK trang 7 – 8, thảo luận theo nhóm đôi và thực hiện yêu cầu:

Dựa vào các thông tin trên, em hãy xác định vai trò, nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Dựa vào nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, em hãy xác định những nhiệm vụ, việc làm của bản thân trong học tập và cuộc sống.

* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS làm việc theo nhóm đôi đọc thông tin, thảo luận để thực hiện yêu cầu.

- HS ghi chép phần thảo luận của nhóm vào giấy A4.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

– Sau khi thảo luận, các nhóm ghi lại nội dung đã thống nhất ra giấy A3 và dán lên bảng trưng bày.

– GV tổ chức thực hiện: Sau khi thảo luận xong, GV chỉ định hoặc mời 1 – 2 nhóm đại diện trình bày, chia sẻ câu trả lời trước lớp, các nhóm khác lắng nghe để nhận xét, góp ý, bổ sung.

– Các nhóm đôi được GV chỉ định hoặc mời lên chia sẻ câu trả lời trước lớp. Sau khi chia sẻ xong, các nhóm có thể mời các nhóm khác cùng trao đổi, góp ý thêm để phần chia sẻ của nhóm mình được hoàn thiện hơn.

Dự kiến sản phẩm:

– Từ các thông tin, chúng ta có thể xác định vai trò, nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là: phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nỗ lực rèn luyện sức khoẻ, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt; tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Từ nhiệm vụ của thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chúng ta có thể xác định những nhiệm vụ, việc làm của bản thân trong học tập và cuộc sống là: luôn tích cực học tập, rèn luyện sức khoẻ, dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để hiện thực hoá lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết: GV đưa ra

GV kết luận và chốt các ý theo nội dung hoạt động.

3. Một số lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam.

Phấn đấu vì lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; nỗ lực rèn luyện sức khoẻ, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt; tích cực tham gia vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

4. Trách nhiệm của HS.

Mỗi HS cần xác định được lí tưởng sống của bản thân và luôn tích cực học tập, rèn luyện sức khoẻ, dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội để hiện thực hoá lí tưởng, đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

* Nhiệm vụ 1: Bày tỏ quan điểm đối với các ý kiến

a. Mục tiêu: HS đưa ra được quan điểm đối với các ý kiến trong SHS trang 9.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác và kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức cho HS làm việc, thảo luận theo nhóm đôi.

– GV yêu cầu mỗi nhóm đôi trình bày quan điểm cho từng ý kiến trong SHS trang 9. Các thành viên tự ghi lại và chia sẻ cho bạn về suy nghĩ của bản thân. Sau đó, nhóm đôi này tiếp tục chia sẻ với các nhóm khác hoặc cả lớp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận nhóm đôi để bày tỏ quan điểm về những ý kiến trong SGK trang 9.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Sản phẩm dự kiến:

– Ý kiến a: Đồng tình. Vì ý kiến đã xác định được mục đích cao đẹp và xây dựng được kế hoạch hành động của bản thân, phấn đấu để đạt được mục đích đó.

– Ý kiến b: Không đồng tình. Vì ở mỗi thời kì và giai đoạn lịch sử khác nhau thì thanh niên sẽ có lí tưởng sống khác nhau.

– Ý kiến c: Đồng tình. Vì ý kiến này đã đề cập đến một trong những ý nghĩa vô cùng cao quý mà việc sống có lí tưởng đem lại.

Ý kiến d: Không đồng tình. Vì người sống có lí tưởng là không chỉ sống cho bản thân mình mà còn sống vì lợi ích chung của cộng đồng, quốc gia và nhân loại.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

– GV có thể hoàn chỉnh ý HS phát biểu.

GV đưa ra đánh giá và kết luận

Luyện tập

* Nhiệm vụ 2: Thuyết trình về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng và rút ra bài học cho bản thân

a. Mục tiêu: HS xây dựng được bài thuyết trình về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng và rút ra bài học cho bản thân.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học hợp tác thuật phòng tranh.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đọc câu nói trong SHS trang 9 xây dựng nội

dung để thực hiện bài thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của việc sống tưởng. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin và thực hiện bài thuyết trình.

- Các nhóm lần lượt thảo luận theo sự hướng dẫn của GV. Khi thảo luận, nếu còn thắc mắc, GV yêu cầu nhóm ghi chú lại để cùng trao đổi với các nhóm khác.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

– Sau khi thảo luận xong, HS ghi nội dung thảo luận ra giấy A3 và dán lên bảng trưng bày. Đại diện các nhóm lên thuyết trình. Khi nhóm bạn thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe, đặt câu hỏi, nhận xét, bổ sung.

Sản phẩm dự kiến: HS xây dựng bài thuyết trình dựa trên nội dung về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng theo nội dung sau: Sống có lí tưởng tạo ra động lực thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân; góp phần thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển; xây dựng đất nước giàu mạnh và đóng góp tích cực cho nhân loại

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV kết luận và đánh giá.

Luyện tập

* Nhiệm vụ 3: Quan sát các hình ảnh để phân tích suy nghĩ, việc làm của các nhân vật và rút ra bài học cho bản thân

a. Mục tiêu: HS phân tích được suy nghĩ, việc làm của các nhân vật và rút ra bài học cho bản thân.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề và kĩ thuật chia sẻ nhóm đôi.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trong SHS trang 9 – 10 để phân tích suy nghĩ, việc làm của các nhân vật và rút ra bài học cho bản thân.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát hình ảnh, trao đổi và thảo luận để thực hiện yêu cầu.

- HS ghi chép phần thảo luận của mình vào giấy A4.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

Nhóm đôi được GV mời hoặc chỉ định chia sẻ câu trả lời trước lớp, mạnh dạn trình bày câu trả lời. Sau khi chia sẻ xong, nhóm này có thể mời các nhóm khác cùng trao đổi, góp ý thêm cho nội dung trình bày của nhóm mình được hoàn thiện hơn.

Dự kiến sản phẩm:

– Hình 1: Suy nghĩ của nhân vật trong hình ảnh thể hiện lòng tự hào dân tộc, dù ở nơi đâu bất cứ nơi nào cũng đều mang tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam. Từ đó, nỗ lực để tiếp nối các thế hệ đi trước, cố gắng học hỏi được những điều hay ở nước bạn và sau khi học xong sẽ quay trở về cống hiến cho đất nước.

– Hình 2: Suy nghĩ của nhân vật thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên Việt Nam hiện nay, đó là nỗ lực rèn luyện sức khoẻ, học tập để trở thành người có năng lực, bản lĩnh và người công dân tốt; tích cực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

– Hình 3: Việc làm của các nhân vật thể hiện lí tưởng sống không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mình mà còn mang ý nghĩa góp ích cho cộng đồng, thông qua việc tham gia thu dọn rác thải để giúp môi trường sống trở nên xanh, sạch, đẹp.

Hình 4: Suy nghĩ của nhân vật thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp, mang tính cộng đồng và xác định được kế hoạch cụ thể nhằm đạt được lí tưởng sống, đó là không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để áp dụng trong cuộc sống.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV kết luận, nhận định.

Luyện tập

* Nhiệm vụ 4: Lập kế hoạch xác định tưởng sống của bản thân

a. Mục tiêu: HS thực hiện được bản kế hoạch để thực hiện những nhiệm vụ đã xác định ở hoạt động khám phá.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

Gợi ý: Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề thuật chia sẻ nhóm đôi.

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS tự tìm hiểu, chọn lọc những nội dung phù hợp để xây dựng được kế hoạch xác định lí tưởng sống của bản thân.

- GV có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động này ở nhà, sau đó, tổ chức cho HS báo cáo, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

- HS nộp sản phẩm.

Dự kiến sản phẩm:

HS thực hiện lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân một cách cụ thể, hiệu quả theo các gợi ý sau:

– Cấu trúc của kế hoạch gồm các mục:

+ Mục đích, yêu cầu;

+ Nội dung thực hiện;

+ Phương pháp thực hiện;

+ Thời gian thực hiện;

+ Tiêu chí đánh giá kết quả;

– Phương pháp thực hiện cần mang tính cụ thể, khả thi.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

4. Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng

* Nhiệm vụ 1: Sưu tầm câu chuyện về tấm gương, nhân vật sống tưởng

a. Mục tiêu: HS viết được đoạn văn nói về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng thông qua tấm gương sưu tầm được và rút ra bài học cho bản thân.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS sưu tầm một câu chuyện về tấm gương, nhân vật sống có lí tưởng. Từ câu chuyện đó, viết một đoạn văn nói về ý nghĩa của việc sống có lí tưởng và rút ra bài học cho bản thân.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dành thời gian để thực hiện yêu cầu.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

GV mời 2 – 3 HS xung phong đọc đoạn văn của mình trước lớp.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV nhận xét, đánh giá về đoạn văn của của HS.

* Nhiệm vụ 2: Thực hiện kế hoạch về tưởng sống của bản thân

a. Mục tiêu: HS thực hiện được kế hoạch về lí tưởng sống của bản thân.

b. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Yêu cầu cần đạt

* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm cho HS tự tìm hiểu, chọn lọc những nội dung phù hợp để xây dựng được một kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

- GV có thể giao nhiệm vụ cho HS thực hiện hoạt động này ở nhà, sau đó, tổ chức cho HS báo cáo, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau.

* Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thực hiện nhiệm vụ được giao.

* Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận:

HS nộp sản phẩm.

* Bước 4: Đánh giá và tổng kết:

GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

....

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp CTST

CHỦ ĐỀ 1: NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

- Kể tên và phân tích được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

2. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp.

Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức công nghệ:

· Nhận thức được nội dung cơ bản về vai trò của các nghề nghiệp có liên quan đến một số lĩnh vực sản xuất chủ yếu trong nền kinh tế của Việt Nam.

· Nhận thức được một số nội dung cơ bản về nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

· Tóm tắt được các tri thức, kĩ năng cơ bản của một số quá trình kĩ thuật, công nghệ có tính nghề phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Tài liệu: SGK, SGV Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp, các hình ảnh thể hiện ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

- Tài liệu: SGK Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới.

b. Nội dung: Quan sát Hình 1.1 trong SGK trang 5 và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm của một số ngành nghề và yêu cầu chung của những ngành nghề đó.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1.

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

- GV nêu yêu cầu: Hãy tìm hiểu những đặc điểm của một số ngành nghề ở Hình 1.1. Các ngành nghề đó có những yêu cầu chung nào đối với người lao động?

- GV cho HS quan sát thêm tranh, ảnh về một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi:

a) Kĩ thuật viên cơ khí:

+ Đặc điểm của ngành: ứng dụng các nguyên lí vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích.

+ Yêu cầu đối với người lao động: có khả năng vận hành, lắp ráp, bảo trì các thiết bị cơ khí, hệ thống cơ khí và giải quyết những vấn đề liên quan đến máy móc, thiết bị trong quy trình sản xuất. Biết đọc và vẽ bản vẽ kỹ thuật; thành thạo công nghệ CAD/CAM/CNC/CAE, giao diện người máy.

b) Thợ lắp đặt đường dây điện:

+ Đặc điểm của ngành: lắp đặt, sửa chữa, tạo mối nối đường dây điện, cáp điện trên cao và ngầm; kiểm tra, xác định hư hỏng của các thiết bị điện trong hệ thống cung cấp điện.

+ Yêu cầu đối với người lao động: là những người có tay nghề, có khả năng sử dụng các máy chuyên dụng cho lắp đặt và sửa chữa đường dây điện.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Để biết được câu trả lời của các bạn là đúng hay sai, cũng như đi tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của nghề nghiệp, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp,... chúng ta cùng vào Chủ đề 1 – Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nghề nghiệp

a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội, ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 5 – 6 và thực hiện yêu cầu ở mục khám phá trang 5 - 6.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm nghề nghiệp, tầm quan trọng của nghề nghiệp, một số nghề phổ biến trong xã hội.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Khái niệm nghề nghiệp

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

Giáo án Công nghệ 9 Định hướng nghề nghiệp

- GV yêu cầu HS dựa vào hình trên và các thông tin trong SGK trang 5, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Em hãy nêu khái niệm nghề nghiệp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nghề nghiệp

1.1. Khái niệm nghề nghiệp

- Nghề nghiệp là tập hợp các công việc cụ thể, giống nhau về các nhiệm vụ hoặc có mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính.

...

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 sách Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.

- Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.

- Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và trước các áp lực của cuộc sống.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ, công việc khác một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.

- Giao tiếp và hợp tác: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.

* Năng lực riêng:

- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Có khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong từng tình huống cụ thể.

- Năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động: Biết phân chia nhiệm vụ rõ ràng trong nhóm. Tổ chức, thiết kế các hoạt động điều chỉnh cảm xúc cá nhân.

3. Phẩm chất

- Tự giác: HS biết tự giải quyết công việc mà trách nhiệm mình cần phải làm, không cần ai phải nhắc nhở.

- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học, rèn luyện thói quen tốt, biết vượt qua khó khăn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 9.

- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.

- Máy tính, máy chiếu (Tivi)

- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ, bút dạ...

2. Đối với học sinh

- Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà mà giáo viên giao.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

KT sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới.

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo lời bài hát: Thời học sinh_Suni Hạ Linh.

c) Sản phẩm học tập: HS tham gia khởi động.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo lời bài hát: Thời học sinh_Suni Hạ Linh.

- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Lớp 9, giai đoạn sắp kết thúc cấp học trung học cơ sở. Sắp bước sang cấp học cao hơn. Các em sẽ cần trang bị cho bản thân mình những năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của sống, như năng lực thích nghi, tự tạo động lực và ứng phó với áp lực,…

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó.

a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- Giúp học sinh xác định được những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân để sẵn sàng đón nhận và thích ứng với những thay đổi đó.

b) Nội dung:

- Chia sẻ về những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống.

- Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sư thay đổi của các nhân vật trong tình huống cụ thể.

- Chỉ ra khả năng thích nghi của học sinh với sự thay đổi trong tình huống của cuộc sống.

c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân chia sẻ những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn học sinh thảo luận cặp đổi, xử lí tình huống:

A phải chuyển trường vì gia đình đến sống ở một địa phương khác. A chủ động hỏi bố mẹ về nơi ở mới và tìm hiểu về ngôi trường mà mình sắp chuyển đến qua trang thông tin điện tử của trường. Những ngày đầu đi học, A khá bỡ ngỡ, nhưng chỉ sau một tuần A đã có những người bạn mới. A cũng quen với cách dạy của các thầy cô.

? Chỉ ra sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật, những biểu hiện thể hiện sự thích nghi với sự thay đổi đó.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số cá nhân HS trình bày

- GV mời đại diện HS trả lời.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV mời học sinh chia sẻ khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi qua một số tình huống trong cuộc sống.

Sự thay đổi

Chưa thích nghi

Đã thích nghi

Chuyển trường

- Ngại tiếp với bạn mới

- Hiểu bài thầy cô dạy

Chuyển nhà

Chuyển phương tiện đi học

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS

Khảo sát học sinh thông qua hình thức giơ tay

? Ai là người đánh giá mình là người dễ thích nghi với sự thay đổi.

? Ai khó thích nghi với sự thay đổi.

=> Chia sẻ tình huống mà em khó thích nghi với sự thay đổi và kết quả.

- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- Những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống.

+ Thay đổi môi trường sống, học tập: Chuyển nhà, chuyển trường, đổi giáo viên giảng dạy.

+ Thay đổi hoàn cảnh, điều kiện gia đình: Bố mẹ đi làm ăn xa,…

+ Thay đổi khác: Thay đổi phương tiện đi học,…

- Kết luận: Sự thay đổi là quy luật của cuộc sống, có những thay đổi có thể dễ dàng đón nhận nhưng cũng có những thay đổi làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần rèn luyện để thích nghi với sự thay đổi, để học tập và làm việc hiệu quả.

....

Kế hoạch bài dạy môn Mĩ thuật 9 Chân trời sáng tạo

CHỦ ĐỀ. TƯ LIỆU THỰC TẾ VÀ SÁNG TÁC
BÀI 1: VẼ KÍ HOẠ DÁNG NGƯỜI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mỹ thuật; lớp: 9
Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

– Nêu được vai trò của hình dáng và tỉ lệ người trong vẽ kí hoạ.

2. Năng lực

– Vẽ được nhóm dáng người đang hoạt động có tỉ lệ phù hợp với hình mẫu.

– Vận dụng được các kí hoạ dáng người đang hoạt động làm tư liệu cho bài học khác.

3. Phẩm chất

– Có ý thức rèn luyện vẽ dáng người để nâng cao kĩ năng trong học tập.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC

– Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, quan sát, luyện tập.

– Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm nhỏ.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Học sinh:

+ SGK Mĩ thuật 9.

+ Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.

– Giáo viên:

+ Kế hoạch bài dạy, SGK Mĩ thuật 9, SGV Mĩ thuật 9.

+ Hình kí hoạ dáng người.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

TIẾT 1

1. Ổn định lớp, kiểm tra đồ dùng học tập

Ổn định lớp, kiểm tra đồ dùng học tập của HS.

2. Khởi động vào bài học

GV linh hoạt tổ chức hoạt động khởi động phù hợp với nội dung bài học. GV nhắc lại nội dung kiến thức đã học ở bài trước và dẫn vào bài mới.

3. Các hoạt động dạy – học

HOẠT ĐỘNG 1. QUAN SÁT – NHẬN THỨC

Quan sát – nhận thức về tỉ lệ chiều cao của người.

a. Mục tiêu

HS xác định được vai trò của hình dáng và tỉ lệ người trong vẽ kí hoạ.

b. Nội dung

GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình minh hoạ, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập

Câu trả lời và kết quả thảo luận của HS về tỉ lệ chiều cao của người.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

– Tổ chức cho HS quan sát hình ở trang 6 trong SGK Mĩ thuật 9.

Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận, nhận biết về tỉ lệ chiều cao của người và vai trò của tỉ lệ trong vẽ dáng người.

Câu hỏi gợi mở:

+ Hình minh hoạ thể hiện tỉ lệ chiều cao của những độ tuổi nào?

+ Tỉ lệ chiều cao của người được tính dựa vào đơn vị nào?

+ Ở lứa tuổi lớp 9, tỉ lệ chiều cao thường tương đương với bao nhiêu đơn vị đầu?

+ Bạn nào trong lớp các em đã đạt tỉ lệ chiều cao của người trưởng thành?

+ Người trưởng thành thường có tỉ lệ chiều cao lí tưởng tương đương với bao nhiêu đơn vị đầu?

+ Tỉ lệ có vai trò như thế nào trong vẽ kí hoạ dáng người?

+ ...?

– Nhận xét, tóm tắt nội dung kiến thức.

– Quan sát hình minh hoạ.

– Thảo luận, chỉ ra tỉ lệ chiều cao của người, phân tích vai trò của tỉ lệ trong vẽ dáng người.

– Lắng nghe, tiếp thu kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 2. KIẾN TẠO KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

Cách vẽ kí hoạ dáng người.

a. Mục tiêu

HS biết được cách vẽ kí hoạ dáng người.

b. Nội dung

GV trình bày vấn đề, HS quan sát hình minh hoạ, thảo luận và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập

Câu trả lời của HS về các bước vẽ kí hoạ dáng người.

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

– Hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ ở trang 7 trong SGK Mĩ thuật 9 hoặc trên màn hình chiếu.

– Nêu câu hỏi gợi ý để HS thảo luận, phân tích và trả lời để nhận biết cách vẽ kí hoạ dáng người.

Câu hỏi gợi mở:

+ Theo gợi ý, để vẽ kí hoạ dáng người đang hoạt động cần thực hiện các bước như thế nào?

+ Các hình phác ban đầu có tác dụng như thế nào?

+ Vẽ kí hoạ dáng người có ý nghĩa như thế nào?

+ …?

– Yêu cầu HS đọc và ghi nhớ nội dung tóm tắt ở trang 7 trong SGK Mĩ thuật 9.

– Quan sát hình minh hoạ.

– Thảo luận và chỉ ra các bước vẽ kí hoạ dáng người.

– Ghi nhớ: Từ hình vẽ khái quát dáng người bằng các nét thẳng, mờ, đối chiếu và quan sát về hình dáng, tỉ lệ nguyên mẫu hoàn thiện bản vẽ kí hoạ dáng người.

....

>> Tải file tài liệu để xem giáo án lớp 9 sách CTST

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm