Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Chân trời sáng tạo KHBD Hoạt động trải nghiệm 9 - Bản 1 (Cả năm)
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo trọn bộ cảm năm là tài liệu rất hữu ích, được biên soạn bám sát chương trình SGK, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án cho riêng mình.
Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo được thiết kế chi tiết, sinh động giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo mời các bạn tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm Bài giảng điện tử môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Chân trời sáng tạo.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 sách Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG
Thời gian thực hiện: 03 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
- Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống.
- Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.
- Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và trước các áp lực của cuộc sống.
2. Năng lực
* Năng lực chung:
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tự giải quyết nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ, công việc khác một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Giao tiếp và hợp tác: Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
* Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Có khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong từng tình huống cụ thể.
- Năng lực thiết kế, tổ chức các hoạt động: Biết phân chia nhiệm vụ rõ ràng trong nhóm. Tổ chức, thiết kế các hoạt động điều chỉnh cảm xúc cá nhân.
3. Phẩm chất
- Tự giác: HS biết tự giải quyết công việc mà trách nhiệm mình cần phải làm, không cần ai phải nhắc nhở.
- Chăm chỉ: HS chăm chỉ trong việc học, rèn luyện thói quen tốt, biết vượt qua khó khăn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 9.
- Hình ảnh, video clip liên quan đến hoạt động.
- Máy tính, máy chiếu (Tivi)
- Phiếu học tập, giấy A0, thẻ màu, giấy nhớ, bút dạ...
2. Đối với học sinh
- Hoàn thành nhiệm vụ ở nhà mà giáo viên giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
KT sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới.
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (5 phút)
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo lời bài hát: Thời học sinh_Suni Hạ Linh.
c) Sản phẩm học tập: HS tham gia khởi động.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo lời bài hát: Thời học sinh_Suni Hạ Linh.
- GV dẫn dắt HS vào hoạt động: Lớp 9, giai đoạn sắp kết thúc cấp học trung học cơ sở. Sắp bước sang cấp học cao hơn. Các em sẽ cần trang bị cho bản thân mình những năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu của sống, như năng lực thích nghi, tự tạo động lực và ứng phó với áp lực,…
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu những thay đổi trong cuộc sống và khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi đó.
a) Mục tiêu: Thông qua hoạt động:
- Giúp học sinh xác định được những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân để sẵn sàng đón nhận và thích ứng với những thay đổi đó.
b) Nội dung:
- Chia sẻ về những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống.
- Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sư thay đổi của các nhân vật trong tình huống cụ thể.
- Chỉ ra khả năng thích nghi của học sinh với sự thay đổi trong tình huống của cuộc sống.
c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | NỘI DUNG | ||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân chia sẻ những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống của em. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn học sinh thảo luận cặp đổi, xử lí tình huống: A phải chuyển trường vì gia đình đến sống ở một địa phương khác. A chủ động hỏi bố mẹ về nơi ở mới và tìm hiểu về ngôi trường mà mình sắp chuyển đến qua trang thông tin điện tử của trường. Những ngày đầu đi học, A khá bỡ ngỡ, nhưng chỉ sau một tuần A đã có những người bạn mới. A cũng quen với cách dạy của các thầy cô. ? Chỉ ra sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật, những biểu hiện thể hiện sự thích nghi với sự thay đổi đó. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số cá nhân HS trình bày - GV mời đại diện HS trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mời học sinh chia sẻ khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi qua một số tình huống trong cuộc sống.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS Khảo sát học sinh thông qua hình thức giơ tay ? Ai là người đánh giá mình là người dễ thích nghi với sự thay đổi. ? Ai khó thích nghi với sự thay đổi. => Chia sẻ tình huống mà em khó thích nghi với sự thay đổi và kết quả. - GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | - Những thay đổi có thể xảy ra trong cuộc sống. + Thay đổi môi trường sống, học tập: Chuyển nhà, chuyển trường, đổi giáo viên giảng dạy. + Thay đổi hoàn cảnh, điều kiện gia đình: Bố mẹ đi làm ăn xa,… + Thay đổi khác: Thay đổi phương tiện đi học,… - Kết luận: Sự thay đổi là quy luật của cuộc sống, có những thay đổi có thể dễ dàng đón nhận nhưng cũng có những thay đổi làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần rèn luyện để thích nghi với sự thay đổi, để học tập và làm việc hiệu quả.
|
....
Nhiệm vụ 2: Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật ở tình huống sau:
- GV khuyến khích HS sắm vai, thể hiện biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm, quan sát hai bức tranh thành thị - nông thôn và trả lời câu hỏi: Nếu cuộc sống thay đổi giữa hai môi trường này, điều gì sẽ xảy ra với em và em sẽ làm gì để thích nghi với sự thay đổi này? - GV cho HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi: Kể về một tình huống em đã biết hoặc của bản thân em về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, sắm vai, trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi của nhân vật trong tình huống. - HS thảo luận nhóm, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi mở rộng. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm trao đổi trước lớp biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật ở tình huống. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Nếu cuộc sống thay đổi giữa môi trường thành thị và nông thôn: + Tình huống có thể xảy ra: chưa/không thích nghi được với môi trường sống; trường học không như mong đợi (không quen với cách giảng dạy của thầy cô,…); chưa có bạn bè thân thiết; kết quả học tập giảm sút;… + Cách để thích nghi với sự thay đổi này: chấp nhận việc thay đổi chỗ ở mới của gia đình; xác định trước những khó khăn phải đối mặt khi sống ở nơi ở mới; chủ động hỏi bố mẹ, người thân về nơi ở mới; chủ động tìm hiểu nơi ở mới (địa chỉ, khoảng cách từ nhà đến trường, đường xá, phong tục tập quán, hàng xóm, các điểm sinh hoạt văn hóa…); chủ động tìm hiểu ngôi trường mới; chủ động làm quen những người bạn mới;… - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp về một tình huống đã biết hoặc của bản thân về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống: Gần đây, bố của An phải chuyển công tác xa nhà. Việc bố vắng nhà khiến cuộc sống của gia đình Hiền bị xáo trộn. An đã chủ động sắp xếp thời gian để giúp mẹ chăm sóc em, làm việc nhà mà vẫn đảm bảo việc học của bản thân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Sự thay đổi là quy luật của cuộc sống. Có những thay đổi có thể dễ dàng đến đón nhận những cũng có những thay đổi làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta. + Chúng ta cần rèn luyện, thích nghi với sự thay đổi để học tập, làm việc hiệu quả. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Trao đổi về biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật tình huống Biểu hiện thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống của nhân vật A trong tình huống: - Thay đổi: chuyển trường, chuyển nhà sang ở địa phương khác. - Biểu hiện thích nghi với sự thay đổi: + Chủ động hỏi bố mẹ về nơi ở mới. + Tìm hiểu về ngôi trường mới. + Có những người bạn mới sau một tuần. + Quen với cách dạy của thầy cô.
| ||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: Chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số trong một số tình huống của cuộc sống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm). - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau: Chỉ ra khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống. - GV hướng dẫn HS các nhóm đưa ra những từ ngữ chỉ khả năng thích nghi của bản với sự thay đổi theo gợi ý:
- GV tiếp tục yêu cầu HS cả lớp trả lời câu hỏi: Ai tự đánh giá mình là người dễ thích nghi với sự thay đổi? Ai khó thích nghi với sự thay đổi? - GV yêu cầu HS giơ tay và đếm số lượng. - GV yêu cầu HS các nhóm: + Nhóm thích nghi tốt: Chia sẻ những tình huống mà mình dễ dàng thích nghi với sự thay đổi. + Nhóm thích nghi khó khăn: Chia sẻ những tình huống mà mình khó thích nghi với sự thay đổi và kết quả. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số trong một số tình huống của cuộc sống. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm phát biểu, tổng hợp khả năng thích nghi của HS với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống theo bảng mẫu. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Sự rèn luyện sẽ giúp chúng ta hình thành và phát triển năng lực. Vậy nên, các em cần rèn luyện thường xuyên để có thể thích ứng tốt hơn. Những hoạt động tiếp theo cũng sẽ hỗ trợ cho các em có được khả năng thích ứng với sự thay đổi. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Chỉ ra khả năng thích nghi của em với sự thay đổi trong một số trong một số tình huống của cuộc sống Bảng khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 3). | ||||||||||||||||||
BẢNG VÍ DỤ KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA BẢN THÂN VỚI SỰ THAY ĐỔI
|
..............
>> Tải file để tham khảo trọn bộ giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 sách CTST!
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
- Nguyễn Văn NhãuThích · Phản hồi · 0 · 09:56 10/12
- Trịnh Thị ThanhThích · Phản hồi · 1 · 09:32 17/12
-