Giáo án Âm nhạc 1 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm) Kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc lớp 1
Giáo án Âm nhạc 1 sách Chân trời sáng tạo trọn bộ cả năm, mang tới các bài soạn của 35 tuần trong cả năm học. Qua đó, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc 1 CTST của mình.
Giáo án Âm nhạc 1 Chân trời sáng tạo cả năm được biên soạn kỹ lưỡng, trình bày khoa học. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Tiếng Việt, Toán, Hoạt động trải nghiệm, để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn giáo án điện tử lớp 1. Vậy mời thầy cô cùng tải miễn phí Giáo án Âm nhạc 1 Chân trời sáng tạo.
Giáo án môn Âm nhạc 1 bộ sách Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ 1: ÂM THANH NGÀY MỚI
(4 tiết)
I: Mục tiêu: Khám phá và nhận biết được các âm thanh khác nhau trong cuộc sống.
1- Phẩm chất chủ yếu:
- Yêu quý bạn bè, thầy cô, trường lớp.
- Yêu thiên nhiên, môi trường sống, bảo vệ các con vật có ích.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng dạy học tập.
2- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác và sáng tạo.
- Biết thu thập thông tin từ tình huống, nhận ra các vấn đề đơn giản và đặc câu hỏi. (NLC2)
3- Năng lực đặc thù:
- Bước đầu biết bắt chước một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. (NLĐT1)
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (NLĐT2)
- Bước đầu biết hát với giọng hát đầu tiên. Hát rõ lời và thuộc lời ca. (NLĐT3)
- Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. (NLĐT4)
- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. (NLĐT5)
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV: tranh minh hoạ, bảng tương tác (nếu có), văn bản nhạc, file nhạc video, audio, đàn phím điện tử, nhạc cụ thanh phách, trống con, song loan.
2. HS: SGK, thanh phách, bộ gõ cơ thể.
III. Các hoạt động dạy học:
Thời gian | Hoạt động của GV |
Tiết 1: Khám phá, Nghe nhạc. | |
10 phút | Phần khởi động - GV cho HS quan sát và tìm hiểu các hoạt động có trong tranh. - GV cho HS vận động để cảm nhận được các hoạt động có trong tranh. - GV cho HS chơi trò chơi vận động tạo ra âm thanh. YCCĐ về NLC: (NLC2) YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) |
5 phút 10 phút 5 phút | Phần nội dung cốt lõi HĐ: Nghe nhạc - GV giới thiệu bài hát: Quốc ca Việt Nam - GV mở video nhạc bài Quốc ca Việt Nam cho HS nghe và xem qua. - HS vừa nghe vừa thực hiện các động tác theo nhạc. YCCĐ về NLĐT: (NLĐT2) HĐ: Trò chơi âm nhạc GV tổ chức các trò chơi để HS trải nghiệm về âm thanh. Ví dụ: GV sử dụng thanh phách, song loan, trống con,… HS nghe và thực hành theo. Phần tổng kết Củng cố - Đánh giá Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc - Em hãy nhìn tranh và bắt chước âm thanh của các con vật. Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc - Em có thể tạo ra một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống cùng với một người bạn. |
Tiết 2: Hát | |
5 phút | Phần khởi động – GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về các loại trống, các hình cơ bản trong cuộc sống hằng ngày… – GV nên cho HS kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản YCCĐ về PC: (PC1) YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) |
20 phút 5 phút | Phần nội dung cốt lõi HĐ: Tập bài hát: Tiếng trống trường em GV cho nghe và vận động theo nhạc trước khi tập từng câu nhạc với đàn cho HS: câu 1, câu 2. (Thực hiện theo phương pháp dạy học hát) YCCĐ về NLC: (NLC1) YCCĐ về NLĐT: (NLĐT3) HĐ: Gõ đệm cho bài hát – GV tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi nhạc cụ thanh phách. – GV tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi bộ gõ cơ thể. – GV mở nhạc, HS thực hiện gõ đệm cho bài hát YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) |
5 phút | Phần tổng kết Củng cố - Đánh giá Thể hiện âm nhạc – Em hãy hát lại bài “Tiếng trống trường em” cùng bạn. Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc – Em hãy gõ đệm cho bài hát “Tiếng trống trường em” cùng với nhóm. – Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “Tiếng trống trường em”. |
Tiết 3: Nhạc cụ | |
5 phút | Phần khởi động - GV tổ chức cho HS nghe và vận động cho bài hát “Tiếng trống trường em”. |
15 phút 5 phút | Phần nội dung cốt lõi HĐ: Nhạc cụ thanh phách và bộ gõ cơ thể - GV giới thiệu thanh phách (mặt phách, song phách ) và vận động: vỗ tay, vỗ đùi. - GV nên sử dụng các âm tiết tấu khi dạy HS thực hiện các mẫu âm (nốt đen: ta) - GV cần làm mẫu cho HS quan sát trước khi hướng dẫn HS thực hiện các mẫu luyện tập. Ví dụ: đen– đen – đen - lặng đen đọc thành: ta – ta – ta – um (um: ngậm môi, không phát ra tiếng) - GV tổ chức HS thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi - Vận động cơ thể: - Giáo viên tổ chức học sinh thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để quan sát và sửa lỗi (Có thể tổ chức trò chơi tuỳ vào từng giáo viên). YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) HĐ: Thực hành gõ đệm bài “Tiếng trống trường em” - GV tập gõ đệm cho HS một câu của bài hát “Tiếng trống trường em” kết hợp với nhạc cụ. - GV phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài hát. YCCĐ về PC: (PC2) |
5 phút | Phần tổng kết Củng cố - Đánh giá: Thể hiện âm nhạc Em hãy gõ đệm bằng thanh phách và bộ gõ cơ thể cho bài hát “Tiếng trống trường em” cùng bạn. Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc Em hãy quan sát và thực hiện mẫu gõ tiết tấu sau . Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc Em hãy sáng tạo mẫu gõ thanh phách, sau đó đệm hát cùng bạn. |
Tiết 4: Góc âm nhạc của em | |
5 phút | Phần khởi động HĐ1: Khởi động - GV cho HS tham gia trò chơi “ Tôi bảo…” - GV cho HS hát và gõ đệm theo bài hát “ Tiếng trống trường em”. |
15 phút 5 phút | Phần nội dung cốt lõi Thực hành các mẫu âm: - Vận động cơ thể: - GV tổ chức HS thực hành gõ đệm cho bài hát theo từng nhóm để dễ quan sát và sửa lỗi YCCĐ về NLĐT: (NLĐT5) HĐ: Thực hành gõ đệm bài “ Tiếng trống trường em”. - GV phân nhóm và thực hiện gõ đệm cho bài hát. - HS sáng tạo múa minh họa cho bài hát. YCCĐ về PC: (PC2) |
5 phút | Phần tổng kết Củng cố - Đánh giá: Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc Em hãy sáng tạo mẫu gõ thanh phách, sau đó đệm hát cùng bạn. · Góc âm nhạc của em (củng cố lại các nội dung đã học trong chủ đề) - GV có thể đọc; hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu theo nhóm hoặc từng cá nhân nhằm đánh giá năng lực của HS sau khi học xong một chủ đề. GV có thể đặt thêm một số câu hỏi về phẩm chất và năng lực được thiết kế trong chủ đề nhằm có thêm thông tin về việc lĩnh hội của HS. Chú ý nên hỏi câu hỏi gợi mở với các động từ chỉ mức độ như: Em thích hoạt động học nào nhất …? Em có thể làm được hay không…? |
TÊN CHỦ ĐỀ: NHỊP ĐIỆU TUỔI THƠ
(4 Tiết)
I. Mục tiêu
1. Phẩm chất chủ yếu
- Yêu quê hương, thiên nhiên, môi trường sống, tôn trọng các biểu trưng của đất nước. (CTTT, trg.37)
2. Năng lực chung (xác định đúng NL được thực hiện ở hoạt động học, không ôm đồm)
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân. (CTTT, trg.44)
- Biết thu thập thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi. (CTTT, trang 49)
- Có ý thức học tập. (CTTT, trg.45)
3. Năng lực đặc thù (xác định căn cứ vào các yêu cầu cần đạt của cấp lớp ở môn/HĐGD)
- Bước đầu biết mô phỏng một số âm thanh quen thuộc trong cuộc sống. (CTAN, trg.7)
- Biết lắng nghe và vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu. (CTAN, trg.11)
- Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên. Hát rõ lời và thuộc lời. (CTAN, trg.11)
- Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. (CTAN, trg.12)
- Bước đầu thể hiện được mẫu tiết tấu theo hướng dẫn của GV, biết sử dụng nhạc cụ để đệm cho bài hát. (CTAN, trg.12)
- Nêu được tên của một số nhạc cụ phổ biến được học. Nhận biết được nhạc cụ khi xem biểu diễn. (CTAN, trg.12).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: …
2. Học sinh: …
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Tiết 1: HÁT | ||
Thời gian cụ thể từng hoạt động | HĐ1: Khởi động Nội dung: - GV giới thiệu thêm một số hình ảnh về người dân vùng Tây Bắc với trang phục, phong cảnh, nhạc cụ, con người… - GV nên cho HS kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản YCCĐ về phẩm chất: Lồng ghép HS biết yêu mến quê hương, đất nước và văn hoá của các dân tộc anh em. YCCĐ về NL ÂN: gõ đệm nhạc cụ tiết tấu HĐ2: Tập bài hát: Múa đàn Nội dung: - GV tập từng câu nhạc với đàn cho HS: câu 1, câu 2. (Thực hiện theo phương pháp dạy học hát) YCCĐ về NLAN: Bước đầu biết hát với giọng hát tự nhiên. Hát rõ lời và thuộc lời. HĐ3: Gõ đệm cho bài hát
- GV tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi nhạc cụ thanh phách. - GV tập mẫu tiết tấu nhạc cụ gõ đơn giản và làm mẫu để HS mô phỏng lại cách chơi bộ gõ cơ thể. - GV mở nhạc, HS thực hiện gõ đệm cho bài hát.
YCCĐ về NLÂN: bước đầu biết gõ đệm cho bài hát
Củng cố tiết học: - Một số hình ảnh về người dân vùng Tây Bắc với trang phục, phong cảnh, nhạc cụ, con người… - GV nên cho HS kết hợp hát với vận động cơ thể hoặc nhạc cụ gõ đơn giản | HĐ1: - Tương tác và khám phá theo nội dung
HĐ2: - Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của GV HĐ3: - Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của GV Tái hiện lại nội dung bài học |
Tiết 2: ĐỌC NHẠC | ||
Thời gian cụ thể từng hoạt động | HĐ1: Khởi động - GV tổ chức trò chơi hỏi đáp theo cao độ hai nốt Son – Mi. Ví dụ: Có 2 quả bóng màu xanh và màu vàng. GV hỏi: “Đây màu gì?” (Son – Mi – Mi). Học sinh trả lời: “Đây màu xanh” (Son – Mi – Son) hoặc “Đây màu vàng” (Son – Mi – Mi). Trò chơi giúp HS bước đầu nhận biết được cao độ. - GV có thế chia nhóm để các HS tự đọc và rèn luyện sau khi GV hướng dẫn - GV sáng tạo trò chơi đọc nhạc theo mẫu Ví dụ: Đây cây gì? Cây dù. Em tên gì? Tên An… HĐ 2: Học mẫu ký hiệu nốt nhạc bằng bàn tay, kết hợp nốt nhạc bằng hình tượng - GV dùng công cụ dạy học mẫu SON MI để hướng dẫn HS nhận biết cao độ 2 nốt nhạc - GV làm mẫu đọc nốt nhạc theo ký hiệu bàn tay, HS thực hiện lại ký hiệu bàn tay và đọc theo cao độ nốt nhạc. - GV thực hiện một số mẫu âm gồm 2 nốt hoặc 3 nốt - GV yêu cầu HS thực hiện mẫu âm dựa trên 2 nốt đã học của riêng mình Yêu cầu NLAN: Đọc đúng tên nốt; bước đầu đọc đúng cao độ và trường độ các nốt nhạc. HĐ3: Trò chơi vận động - Trò chơi gợi ý 1: gọi tên con vật, đồ vật theo cao độ - Trò chơi gợi ý 2: vận động đứng lên ngồi xuống theo cao độ của 2 nốt - Trò chơi gợi ý 3: … Củng cố tiết học: Thể hiện âm nhạc - Tạo ra mẫu âm bằng nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay Hiểu biết và cảm thụ âm nhạc - Quan sát và thực hiện đúng mẫu đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay - Nghe, vận động và cảm thụ đúng với âm thanh các nốt nhạc Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc - Biết sáng tạo mẫu đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay | HĐ1: - Tương tác và khám phá theo nội dung
HĐ2: - Nhận biết và trải nghiệm theo nội dung bài học, trả lời câu hỏi của GV
HĐ3: - Tương tác và khám phá theo nội dung Tái hiện lại nội dung bài học |
.....
>>> Tải file để tham khảo trọn bộ Giáo án Âm nhạc 1
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Bảng mô tả công việc nhân viên Thủ kho
-
Đoạn văn tả người thân bằng tiếng Anh (11 mẫu)
-
Sổ tay lập trình - Tài liệu nhập môn lập trình cơ bản
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên quê hương em
-
Ngân hàng câu hỏi Mô đun 4 môn Tin học THCS
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 10 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
-
Đoạn văn tiếng Anh viết về một trận bóng đá (13 mẫu)
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
-
Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
-
Văn mẫu lớp 6: Phân tích nhân vật Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa (8 mẫu)
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án trọn bộ lớp 1 môn Tiếng Anh
10.000+ -
Giáo án Giáo dục kĩ năng công dân số lớp 1
100+ -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục (Cả năm)
10.000+ -
Giáo án Toán lớp 1 (Sách mới)
10.000+ -
Giáo án Toán 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
10.000+ -
Giáo án Tiếng Việt lớp 1 (Sách mới)
10.000+ -
Giáo án lớp 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực (Đầy đủ các môn)
50.000+ 3 -
Giáo án Sinh hoạt dưới cờ 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
10.000+ -
Giáo án buổi 2 Toán 1 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (HK1)
10.000+ -
Giáo án buổi 2 Toán 1 sách Cánh diều (Cả năm)
5.000+