Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Lịch sử trường THPT Tĩnh Gia 4, Thanh Hóa Đề thi thử tốt nghiệp năm 2025 môn Lịch sử (Có đáp án)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử trường THPT Tĩnh Gia 4 có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Lịch sử trường THPT Tĩnh Gia 4 là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Lịch sử Sở GD&ĐT Thanh Hóa.
Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Lịch sử trường THPT Tĩnh Gia 4
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử
TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 4 | ĐỀ KSCL KHỐI 12 . LẦN 2 MÔN LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút(không kể thời gian phát đề ) |
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án
Câu 1. Một trong những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc là
A. không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
B. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.
C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực bằng biện pháp hoà giải.
D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.
Câu 2. Nhận định nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Là một tổ chức quốc tế phát triển năng động vì sự ổn định hợp tác của toàn thế giới.
B. Là diễn đàn quốc tế lớn nhất, vừa hợp tác vừa đấu tranh vì hòa bình, an ninh thế giới.
C. Là một tổ chức quốc tế tạo dựng quan hệ thân thiện với tất cả các nước trên thế giới
D. Là một liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh vì sự ổn định của toàn nhân loại.
Câu 3. Ngày 30-12-1922, tại Mát-xcơ-va, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua
A. bản Hiệp ước Liên bang
B. bản Hiến pháp đầu tiên.
C. chính sách “Kinh tế mới”
D. sắc lệnh “Hòa bình”.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) kết thúc thắng lợi được đánh dấu bằng sự kiện nào sau đây?
A. Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa).
B. Hội thề Đông Quan (Hà Nội).
C. Chiến thắng Tốt Động-Chúc Động.
D. Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa.
Câu 5. Cho đoạn trích: “…Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỉ nguyên hoàn toàn mới trong quan hệ Mỹ-Liên Xô. Chúng ta hoàn toàn có thế đóng góp theo cách riêng của mình nhằm vượt qua sự chia rẽ ở châu Âu và kết thúc cuộc đối đầu quân sự tại đó”. (Phát biểu của Tổng thống Mỹ G. Bút-sơ trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô M. Goóc-ba-chốp, tháng 12-1989).
Việc Mỹ và Liên Xô “kết thúc cuộc đối đầu quân sự” đã làm cho
A. quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng hơn.
B. các cuộc xung đột đã chấm dứt hoàn toàn.
C. các dân tộc bước vào thời kì của Chiến tranh lạnh.
D. kinh tế trở thành nội dung duy nhất trong quan hệ quốc tế.
Câu 6: Hiến pháp (1924) của Liên Xô phản ánh con đường giải quyết vấn đề dân tộc trong một quốc gia nhiều dân tộc, trên cơ sở nguyên tắc
A. bình đẳng và tình hữu nghị giữa các dân tộc.
B. cạnh tranh và hợp tác về kinh tế giữa các dân tộc.
C. tôn trọng chủ quyền lãnh thổ giữa các dân tộc.
D. không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Câu 7: Cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam cần giữ vững nguyên tắc đối thoại nào?
A. Trung lập trước các vấn đề lớn của quốc tế.
B. Giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc.
C. Có phương pháp đối thoại chung với mọi đối tác.
D. Lấy hội nhập chính trị làm cơ sở hội nhập kinh tế.
Câu 8: Hiệp ước Ba-li (1976) đánh dấu bước phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì
A. đã đề ra được những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
B. có những biện pháp xây dựng khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
C. đề ra biện pháp cụ thể hóa hợp tác kinh tế, chính trị trong khu vực.
D. có biện pháp để nâng cao vị thế quốc tế của các nước trong khu vực.
Câu 9: Trong suốt tiến trình lịch sử, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A. Góp phần định hình bản sắc văn hóa dân tộc Việt.
B. Củng cố vị thế cường quốc của Việt Nam.
C. Khẳng định Việt Nam là cường quốc về quân sự.
D. Góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Câu 10: “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh, quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thủ chúng ta đã ngã gục ..”. (Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, Quân lệnh số 1).
Đoạn thông tin trên phản ánh
A. điều kiện chủ quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
B. Cách mạng tháng Tám đã thành công ở Việt Nam và Đông Dương.
C. điều kiện khách quan thuận lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám.
D. phát xít Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh và rút khỏi Việt Nam.
Câu 11: Lực lượng đóng vai trò nòng cốt, quyết định cho thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 là
A. lực lượng vũ trang.
B. lực lượng chính trị.
C. bộ đội pháo cao xạ.
D. lực lượng pháo binh.
Câu 12: Một trong những ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến tháng 8 -1945) là
A. biểu dương lực lượng, đưa các yêu sách về dân sinh, dân chủ.
B. tập hợp quần chúng nhân dân chống đế quốc, phát xít và tay sai.
C. góp phần chuẩn bị lực lượng, tập dượt cho quần chúng đấu tranh.
D. Đảng tích lũy được kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai.
Câu 13: Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã
A. tác động mạnh đến quân đội và Chính quyền tay sai thân Nhật.
B. đưa đến sự thắng lợi hoàn toàn của Cách mạng tháng Tám năm 1945.
C. tác động đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. tác động lớn đến phong trào cách mạng ở các địa phương trên cả nước.
Câu 14: Từ năm 1949, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có thêm khó khăn mới là
A. sự can thiệp, lính líu của Mĩ.
B. Pháp đưa ra kế hoạch quân sự Na-va.
C. Mĩ đưa quân vào Đông Dương.
D. Mĩ gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
Câu 15: Một trong những điểm giống nhau của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam là
A. lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi.
B. lực lượng vũ trang giữ vai trò quyết định thắng lợi.
C. có sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng.
..............
Nội dung đề thi vẫn còn mời các bạn tải file về xem đầy đủ
Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT Lịch sử 2025
......................
Xem đầy đủ đáp án và nội dung đề thi trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
