Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2025 môn Lịch sử trường Liên Kết Quốc Tế INschool Đề thi thử tốt nghiệp năm 2025 môn Lịch sử (Có đáp án)
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử trường Liên Kết Quốc Tế INschool, Đồng Nai có đáp án kèm theo giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tài liệu luyện đề nắm được cấu trúc đề thi.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Lịch sử trường Liên Kết Quốc Tế INschool là tài liệu vô cùng hữu ích được biên soạn bám sát nội dung đề minh họa do Bộ GD&ĐT ban hành có đáp án giải chi tiết kèm theo. Qua đó giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn GDKT&PL, bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2025 môn Lịch sử.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Lịch sử
SỞ GD-ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG TH, THCS&THPT LIÊN KẾT QUỐC TẾ | ĐỀ THI THỬ THPT NĂM 2025 Môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, (không kể thời gian phát đề) |
Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1: Năm 1922, Đại hội Xô viết toàn Liên bang đã thông qua
A. kế hoạch tổ chức Đại hội Xô viết toàn Nga.
B. sắc lệnh hòa bình rút nước Nga ra khỏi chiến tranh
C. danh sách Chính phủ dân chủ cộng hòa trên toàn nước Nga.
D. Tuyên ngôn thành lập Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 2. Quốc gia nào sau đây ở châu Á chọn con đường phát triển lên Chủ nghĩa xã hội?
A. Trung Quốc
B. Nhật Bản.
C. Thái Lan.
D. Hàn Quốc.
Câu 3. Việc xác định con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, trước hết vì cuộc cách mạng này
A. giải phóng các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.
B. là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
C. lật đổ được sự thống trị của phong kiến và tư sản.
D. giải phóng hoàn toàn giai cấp công nhân và nông dân.
Câu 4. Trận quyết chiến trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán năm 938 là trận
A. Bạch Đằng.
B. Như Nguyệt.
C. Bình Lệ Nguyên, Đông Bộ Đầu.
D. Rạch Gầm - Xoài Mút.
Câu 5. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam thắng lợi là do
A. kẻ thù chủ quan, không có tổ chức chặt chẽ.
B. tương quan lực lượng chênh lệch, địch có quân số ít hơn ta.
C. địch thiếu những tướng chỉ huy tài năng, nhiều kinh nghiệm.
D. Nhân dân Việt Nam yêu nước, đoàn kết kháng chiến.
Câu 6. Một trong những bài học lịch sử sâu sắc được rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam và còn giữ nguyên giá trị đến ngày nay là
A. củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
B. đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.
C. kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị
D. triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước.
Câu 7. Nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới sau chiến tranh, Hội nghị I-an-ta (2-1945) có quyết định quan trọng nào sau đây?
A. Thành lập Ban Thư kí Liên hợp quốc.
B. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. Thành lập tổ chức Hội Quốc liên.
D. Duy trì và mở rộng Hội Quốc liên.
Câu 8. Ý nào sau đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của tổ chức Liên Hợp quốc?
A. Cân bằng quyền lực các nước.
B. Xoá bỏ chế độ thực dân kiểu cũ.
C. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
D. Thực hiện quyền tự do hàng hải.
Câu 9. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với mục đích nào sau đây?
A. Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các thành viên để tạo ra một đối trọng với Trung Quốc.
B. Đẩy mạnh hợp tác toàn diện, trọng tâm là công nghệ để thích ứng xu thế toàn cầu hoá.
C. Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội để phát triển và hội nhập khu vực, thế giới.
D. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác song phương về quốc phòng để tiến tới nhất thể hoá khu vực.
Câu 10. Nội dung nào sau đây là thách thức chung mà Cộng đồng ASEAN đang phải tìm ra giải pháp ứng phó,
A. Âm mưu xâm lược của Trung Quốc.
B. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản.
C. Âm mưu bá chủ thế giới của nước Mỹ.
D. Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
Câu 11. Hoạt động của ASEAN và Cộng đồng ASEAN về cơ bản đều dựa trên văn bản nào sau đây?
A. Tuyên ngôn hoà bình ASEAN.
B. Hiệp ước phòng thủ Ba-li.
C. Hiến chương ASEAN.
D. Hiệp định ASEAN.
Câu 12: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A. Sự giúp đỡ, ủng hộ về vật chất và tinh thần của Liên Xô và Đông Âu.
B. Sự trưởng thành trong chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân.
C. Quá trình chuẩn bị chu đáo, đầy đủ của Đảng Cộng sản Đông Dương.
D. Có sự kết hợp sáng tạo giữa cuộc tổng khởi nghĩa và tổng công kích.
Câu 13: Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đối phó với khó khăn nào sau đây?
A. Nhiều quân đội nước ngoài chiếm đóng.
B. Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam.
C. Chưa có lực lượng vũ trang cách mạng.
D. Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp.
Câu 14. Từ năm 1965 -1968, ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã thực hiện chiến lược
A. “Chiến tranh một phía”.
B. “Chiến tranh đặc biệt”.
C. “Chiến tranh cục bộ”.
D. “Việt Nam hoá chiến tranh”.
............
Nội dung đề thi vẫn còn các bạn xem đầy đủ trong file tải về
Đáp án đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch sử 2025
Xem đầy đủ đáp án đề thi trong file tải về
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
